Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Quản ...

Quản đốc xưởnglà vị trí công việc có vai trò quan trọng trong hệ thống quản trị sản xuất của xưởng. Vậy bạn có biết chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quản đốc xưởng là gì? Hãy tìm hiểu điều này cùng Tuyencongnhan.vn!

chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quản đốc xưởng
Bạn có biết chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quản đốc xưởng là gì?

Là vị trí công việc không thể thiếu trong xưởng sản xuất, quản đốc nói chung hay quản đốc xưởng, quản đốc sản xuất đều có vai trò quan trọng trong quản lý sản xuất và quản lý con người - có chức năng, trách nhiệm và quyền hạn nhất định đảm bảo mọi hoạt động trong xưởng đều được vận hành trơn tru và hiệu quả nhất. Việc nắm rõ từng nhiệm vụ công việc, chức năng, trách nhiệm và quyền hạn giúp quá trình tìm việc quản đốc được chính xác và nhanh chóng hơn. Cụ thể:

Chức năng của Quản đốc xưởng

  • Là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao.
  • Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng được giao; đồng thời đảm bảo công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ,…
  • Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh về máy móc, con người trong ca làm việc.
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quản đốc xưởng
Quản đốc xưởng là vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của xưởng

Nhiệm vụ của Quản đốc xưởng

  • Chịu trách nhiệm trước Giám đốc sản xuất/Giám đốc công ty và các phòng, ban chuyên môn khác trong việc điều hành, quản lý mọi hoạt động trong xưởng, bao gồm cả lao động và máy móc thiết bị.
  • Chịu trách nhiệm nhận và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo kế hoạch sản xuất được thực hiện hiệu quả, chất lượng, đạt yêu cầu năng suất đề ra.
  • Chịu trách nhiệm thực hiện và triển khai thực hiện đúng nội quy, quy trình, quy định của xưởng, nhà máy/công ty về quản lý lao động, quản lý tài sản, quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp,…
  • Hàng ngày điều hành hoạt động của xưởng thực hiện đúng theo mục tiêu, kế hoạch sản xuất chung của công ty.
  • Lên kế hoạch sản xuất và triển khai tổ chức sản xuất sau khi tiếp nhận kế hoạch tổng thể từ cấp trên. Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa
  • Thực hiện hướng dẫn, giám sát cho cán bộ công nhân viên trực thuộc về quy trình, quy định sản xuất của xưởng, của công ty.
  • Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa thuộc xưởng quản lý.
  • Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát tiến độ công việc đảm bảo đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất, đúng quy trình công nghệ, đúng chất lượng theo quy định.
  • Tổ chức phân công, giao việc hàng ngày, tuần cho các tổ và nhân viên trong xưởng quản lý, đảm bảo sử dụng cân đối, tối ưu máy móc và nhân lực.
  • Phát hiện và kịp thời giải quyết những phát sinh về máy móc và nhân lực trong quá trình sản xuất đảm bảo hoàn thành tiến độ, kế hoạch được giao.
  • Chủ động nghiên cứu và đề xuất các phương án, giải pháp nâng cao hiệu xuất sản xuất, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch.
  • Tổng kết đánh giá kết quả hoạt động theo từng hạng mục chuyên môn của xưởng. Lập báo cáo và báo cáo hàng ngày, tuần, tháng theo quy định
  • Định kỳ tổ chức các buổi tập trung để phổ biến, hướng dẫn các chính sách và quy định của công ty liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ tới các công nhân trong xưởng.
  • Đảm bảo tạo môi trường làm việc an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ tại xưởng
  • Xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp của công nhân trong xưởng, công nhân với cấp trên và với các bộ phận khác trong nhà máy/công ty
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân; đồng thời định kỳ kiểm tra tay nghề của công nhân thuộc xưởng quản lý.
  • Lựa chọn và đào tạo các nhân viên giám sát, nhân viên hành chính trong xưởng
  • Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan khác theo sự phân công của cấp trên, Giám đốc sản xuất, Giám đốc công ty.
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quản đốc xưởng
Quản đốc xưởng chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tại xưởng

Quyền hạn của Quản đốc xưởng

  • Có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm cán bộ quản lý từ Tổ trưởng, Nhóm trưởng bộ phận trở xuống do mình quản lý
  • Có quyền phê duyệt các đề xuất tăng, giảm bậc tay nghề công nhân
  • Có quyền phân công, giám sát và điều chuyển công việc của tất cả các công nhân trong xưởng
  • Có quyền đánh giá, xét duyệt và đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với công nhân trong xưởng
  • Có quyền phê chuẩn cho Tổ trưởng, Tổ phó được nghỉ từ 1 ngày trở xuống, công nhân được nghỉ từ 3 ngày trở xuống
  • Có quyền sắp xếp, điều phối, bảo trì hoặc đề nghị thay mới các loại máy móc, thiết bị sản xuất của xưởng đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và chất lượng sản xuất.
  • ...

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Tuyencongnhan.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí quản đốc xưởng, từ chức năng, nhiệm vụ cho đến quyền hạn nhất định, đảm bảo thể hiện tốt ở vai trò một quản đốc xưởng giỏi, có tầm và có tâm.

Ms. Công nhân

Từ khóa » Chức Quản đốc Là Gì