Quản đốc Là Gì? Thông Tin Về Ngành Nghề “hot” Bạn Không Nên Bỏ Qua

1. Quản đốc là gì?

Quản đốc hay còn được gọi là “Manager” – những người đứng đầu quản lý toàn bộ đội ngũ nhân sự, công việc trong một bộ phận sản xuất nào đó, điều hành quá trình thực hiện của các bộ phận theo yêu cầu của doanh nghiệp. Quản đốc là vị trí công việc thường thấy ở các nhà máy sản xuất, các xưởng của doanh nghiệp.

Cụ thể, một quản đốc sẽ quản lý về con người, hệ thống máy móc, môi trường làm việc, chất lượng của các sản phẩm được tạo ra, quản lý về hệ thống các đơn hàng cũng như xử lý khi có vấn đề xảy ra, các tình huống phát trình trong bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Qua đó, đảm bảo cho toàn bộ những công việc, kế hoạch sản xuất được thực hiện suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt nhất. Ví dụ các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu ra bên ngoài, các quản đốc sẽ quản lý nhân công trong xưởng để đảm bảo các tiêu chí được thực hiện tốt. Khi sản xuất sản phẩm sang liên minh EU, thị trường EFTA thì sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn CE mới có thể được phân phối sản phẩm vào thị trường. Vậy quản đốc sẽ là người quản lý hệ thống và chất lượng taọ ra thật trơn tru. 

Quản đốc là gì
Quản đốc là gì?

Quản đốc là vị trí có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy cụ thể một người quản đốc sẽ làm những công việc gì? Phần dưới đây sẽ lý giải toàn bộ những thắc mắc đó, cùng theo dõi nhé!

Xem thêm: Tại đây tuyển quản đốc xưởng, click ngay nào!

2. Công việc của một người quản đốc

2.1. Chức năng của quản đốc

Quản đốc của một xưởng, nhà máy sản xuất sẽ có các chức năng cụ thể sau đây:

- Đây là người sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm điều hành công việc, các hoạt động sản xuất, tạo ra các sản phẩm cho doanh nghiệp tại xưởng, nhà máy làm sao để đảm bảo theo đúng kế hoạch sản xuất tổng thể đã đề ra, hoàn thành mục tiêu theo đúng các quy trình cụ thể được giao.

Chức năng của quản đốc
Chức năng của quản đốc

- Quản đốc sẽ là người nhận nhiệm vụ từ ban lãnh đạo cấp trên và thực hiện phân chia các công việc cụ thể cho từng bộ phận hay nhân viên. Bên cạnh đó, họ cũng cần hướng dẫn, đôn đốc các công nhân của nhà máy, phân xưởng thực hiện các công việc thật đảm bảo, nhanh và đạt chất lượng theo yêu cầu, đúng quy trình sản xuất cũng như các quy định về vệ sinh, an toàn lao động.

- Ngoài ra, quản đốc cũng là người sẽ thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời những sự cố, tình huống phát sinh đối với hoạt động sản xuất như là máy móc, nhân lực,... trong tất cả các ca làm việc thuộc quản lý của mình. Là người đảm bảo thời gian cần thiết sản xuất sản phẩm.

2.2. Nhiệm vụ của quản đốc

Một người quản đốc sẽ thực hiện rất nhiều công việc, nhiệm vụ khác nhau theo chỉ thị từ cấp trên như là:

- Quản đốc là người sẽ chịu toàn bộ các trách nhiệm về công việc của xưởng trước ban giám đốc của doanh nghiệp cùng các phòng ban liên quan khác về vấn đề quản lý, điều hành hoạt động diễn ra tại xưởng sản xuất, trong đó bao gồm cả những vấn đề liên quan đến thiết bị máy móc và người lao động.

- Quản đốc có nhiệm vụ là nhận và triển khai việc thực hiện toàn bộ những kế hoạch về sản xuất trong xưởng, nhà máy, làm sao để đảm bảo được kết quả đạt được tốt nhất, các hoạt động hiệu quả, chất lượng và đúng với những yêu cầu đã đặt ra trong mục tiêu của doanh nghiệp.

- Là người chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai công việc theo đúng nội quy mà doanh nghiệp đã đưa ra về quy trình thực hiện của nhà máy, các quy định về quản lý nhân sự, quản lý hệ thống các tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo về an toàn lao động và vệ sinh môi trường tốt nhất.

- Luôn theo sát công việc hàng ngày và đôn đốc thực hiện công việc theo đúng mục tiêu và kế hoạch sản xuất từ ban lãnh đạo đưa xuống.

- Quản đốc cũng là người sẽ phải lập ra các kế hoạch về tổ chức sản xuất, triển khai cho từng bộ phận một cách phù hợp sau khi tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên. Theo đó, quản đốc sẽ phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến số lượng cũng như chất lượng của các sản phẩm được tạo ra. Ngày nay, các doanh nghiệp sử dụng hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) để có để điều chỉnh thích ứng với các sản phẩm sản xuất.

Nhiệm vụ của quản đốc
Nhiệm vụ của quản đốc

- Là người sẽ đứng ra hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát quá trình làm việc của công nhân thuộc phạm vi, bộ phận mình quản lý.

- Nhiệm vụ của quản đốc còn là quản lý hệ thống thiết bị máy móc sử dụng trong nhà máy, các vật tư, thành phẩm, hàng hóa,... thuộc sự sở hữu của nhà máy trong phạm vi quản lý.

- Thực hiện giao việc và kiểm soát các đầu công việc cho công nhân các bộ phận, lập các báo cáo cần thiết về tiến độ thực hiện hay số lượng, chất lượng sản phẩm,... hàng ngày, tuần, tháng,... gửi lên ban lãnh đạo cấp trên theo đúng quy định.

- Thường xuyên tổ chức các buổi họp theo định kỳ để tổng kết các hoạt động sản xuất cũng như phổ biến về các quy định, các kế hoạch công việc dự kiến tiếp theo cũng như giải quyết về vấn đề quyền lợi của công nhân (nếu có).

- Thực hiện phối hợp với một số bộ phận cần thiết, có liên quan để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

- Bên cạnh đó, quản đốc còn là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ đoàn kết trong tập thể công nhân, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp.

Xem thêm: Trọn bộ những giải đáp chuẩn xác về poka yoke là gì

2.3. Quyền hạn đối với quản đốc

Quyền hạn đối với quản đốc
Quyền hạn đối với quản đốc

Bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ trên thì người quản đốc các xưởng, nhà máy sản xuất còn có những quyền hạn nhất định. Cụ thể những quyền hạn đó là:

- Quản đốc là người có quyền được đề xuất, bổ nhiệm hay bãi nhiệm các vị trí nhân sự dưới quyền như là các tổ trưởng, nhóm trưởng, các nhân viên trong bộ phận mình quản lý.

- Quản đốc có quyền được phê duyệt hay bác bỏ các đề xuất về vấn đề tăng hay giảm chức vụ, bậc tay nghề của nhân viên cấp dưới.

- Quản đốc cũng có quyền thực hiện phân công, đồng thời giám sát hay điều chuyển về các kế hoạch công việc của nhân viên dưới quyền trong xưởng, nhà máy sản xuất.

- Các vấn đề liên quan đến nghỉ phép dưới 3 ngày của tổ trưởng, tổ phó hay nghỉ phép của công nhân trong xưởng đều do quản đốc phê duyệt.

- Ngoài ra, quản đốc cũng có quyền thực hiện việc điều phối, sắp xếp hay thay đổi, mua mới các thiết bị máy móc cần thiết cho hoạt động sản xuất của xưởng.

Tuyển quản đốc

3. Quản đốc – ngành nghề “hot” nhưng luôn thiếu nguồn nhân lực

Quản đốc là một trong số những công việc khá “hot” và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các đối tượng người lao động. Thêm vào đó, hàng loạt các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển quy mô hoạt động và sự xuất hiện của rất nhiều các nhà máy đã và đang đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực lớn. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đó là tại sao ngành nghề này vô cùng “hot”, nhận được nhiều sự quan tâm và nhu cầu tuyển dụng cao mà lại luôn thiếu nhân lực trầm trọng đến như vậy?

3.1. Chất lượng nguồn lao động chưa cao

Chất lượng nguồn lao động luôn là vấn đề được các nhà tuyển dụng rất quan tâm trong quá trình tìm kiếm ứng viên cho doanh nghiệp của mình. Thực tế thì không phải không có ứng viên nộp hồ sơ cho các vị trí việc làm mà năng lực, trình độ của họ không đủ để có thể đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đưa ra.

Chất lượng nguồn lao động chưa cao
Chất lượng nguồn lao động chưa cao

Các doanh nghiệp hiện nay không ngần ngại đầu tư và đào tạo về nguồn nhân lực để đảm bảo hoàn thành tốt công việc mà họ giao, nhất là đối với các bộ phận về sản xuất sẽ cần phải có những kỹ năng về kỹ thuật, kiến thức chuyên môn cùng kinh nghiệm quản lý tốt. Tuy nhiên thì hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều đề cử từ những công nhân giỏi và có thời gian làm việc lâu năm trở thành người quản lý. Do đó, những người quản đốc thực chất lại thiếu rất nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, lãnh đạo một tập thể. Điều đó khiến cho hiệu quả của công việc thường bị sụt giảm rất nhiều.

Ngoài ra thì với việc các nhà tuyển dụng khó tuyển dụng nhân sự cho vị trí quản đốc bởi đây là vị trí phù hợp với những người vừa có chuyên môn, kỹ năng, vừa phải có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, thực tế thì số lượng hồ sơ nộp về ứng tuyển dù nhiều nhưng chủ yếu là những bạn sinh viên trẻ tuổi mới ra trường và chưa đủ khả năng để làm việc ở vị trí chức vụ quản lý, điều hành tập thể. Do đó mà các doanh nghiệp hiện nay vẫn luôn trong tình trạng thiếu nhân lực cho vị trí quản đốc xưởng sản xuất.

Xem thêm: Lean Manufacturing là gì và một số thông tin liên quan bạn cần biết

3.2. Người lao động còn thiếu tinh thần cầu tiến trong công việc

Người lao động còn thiếu tinh thần cầu tiến trong công việc
Người lao động còn thiếu tinh thần cầu tiến trong công việc

Như đã phân tích ở trên, hầu hết ở các nhà máy, xưởng sản xuất, các công nhân có kỹ năng chuyên môn tốt đều được đề xuất thăng tiến lên các vị trí cao hơn, trong đó bao gồm cả quản đốc. Song hiện nay, một tình trạng xảy ra khá nhiều đó là các công nhân chấp nhận, hài lòng với mức lương và cuộc sống hiện tại, không có tinh thần học hỏi, ý chí cầu tiến nên vẫn mãi dậm chân tại chỗ và là một công nhân bình thường. Do đó, mặc dù tay nghề của họ tốt và có thể đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng sẽ không thể phát triển hơn nữa.

Chính điều này cũng là nguyên nhân khiến cho vị trí quản đốc mặc dù rất hấp dẫn và “hot” trên thị trường việc làm hiện nay nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng.

Việc làm sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hồ Chí Minh

4. Yêu cầu cần có đối với nghề quản đốc

Với những hạn chế về mặt chất lượng trên thì để có thể trở thành một người quản đốc giỏi, có khả năng lãnh đạo và hoàn thành tốt các công việc được giao thì bạn cần phải nắm được các yêu cầu cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản mà doanh nghiệp đưa ra.

4.1. Có khả năng lãnh đạo, quản lý

Một người quản đốc như đã nói là người đứng đầu quản lý cả một bộ phận hay tập thể trong nhà máy, phân xưởng. Chính bởi vậy yêu cầu đầu tiên không thể thiếu chính là phải có khả năng lãnh đạo và quản lý mọi việc.

Quản đốc phải quản lý được toàn bộ các công việc diễn ra tại nhà máy làm sao để thực hiện theo đúng quy định, quy trình và đạt chất lượng tốt nhất. Hơn nữa người quản đốc cũng cần quản lý về hệ thống các đơn hàng, thời gian giao – nhận hàng,... Thông qua quá trình theo dõi, kiểm định chất lượng cần phải đánh giá và phát hiện ra được những điểm yếu, điểm mạnh của dây chuyền sản xuất như thế nào, từ đó khắc phục những hạn chế và nâng cao năng suất công việc.

Có khả năng lãnh đạo, quản lý
Có khả năng lãnh đạo, quản lý

Bên cạnh đó, người quản đốc cũng cần quản lý về đội ngũ nhân sự làm việc tại nhà máy, phân xưởng từ các cấp tổ trưởng, nhóm trưởng đến công nhân toàn nhà máy. Thông qua quá trình làm việc thì có thể nhận thấy được năng lực của mỗi người như thế nào và tiến hành đào tạo, giúp đỡ những người còn yếu kém.

Khả năng lãnh đạo tốt còn thể hiện ở cái uy quyền của người quản đốc. Quản lý làm sao để nhân viên thấy phục và nghe theo sự phân công, sắp xếp nhiệm vụ và các nhận xét, đánh giá mà người quản đốc đưa ra sau các kỳ họp.

4.2. Có khả năng tận dụng các nguồn lực hiệu quả

Các nguồn lực là yếu tố quan trọng nhất giúp duy trì hoạt động của một doanh nghiệp. Theo đó, một người quản đốc giỏi là người khi quản lý về các đơn hàng sẽ có thể xác định được rõ ràng nhất về các nhiệm vụ của từng cá nhân trong tập thể ở từng thời điểm như thế nào. Người quản đốc phải biết tính toán làm sao để tận dụng được tối đa về các nguồn lực cho hoạt động sản xuất như là công nhân, hệ thống máy móc, các nguyên vật liệu,...

Có khả năng tận dụng các nguồn lực hiệu quả
Có khả năng tận dụng các nguồn lực hiệu quả

Theo đó, để làm được điều này, người quản đốc sẽ cần phải bỏ ra khá nhiều thời gian tìm hiểu, quan sát cũng như đánh giá chính xác về khả năng của mỗi người về điểm mạnh, điểm hạn chế và điều phối, phân chia các công việc một cách hợp lý nhất.

4.3. Luôn linh hoạt trong xử lý các vấn đề

Luôn linh hoạt trong xử lý các vấn đề
Luôn linh hoạt trong xử lý các vấn đề

Đối với bất kỳ hoạt động sản xuất nào trong doanh nghiệp cũng khó tránh khỏi các vấn đề, tình huống bất ngờ xảy ra. Do đó, người đứng đầu là quản đốc sẽ cần phải có bản lĩnh xử lý toàn bộ các vấn đề đó một cách nhanh chóng, hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy

Theo đó, người quản đốc trước các sự cố sẽ phải luôn bình tĩnh, tìm hiểu về nguyên nhân của các vấn đề, định hướng về phương án giải quyết hay thậm chí là trước khi bắt đầu một công việc, dự án cụ thể nào đó đã phải vạch ra các phương án dự phòng thay thế. Đây chính là năng lực, trình độ trong việc quản lý của một người quản đốc giỏi cần có.

Việc làm sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hà Nội

4.4. Không ngừng trau dồi, phát triển bản thân

Không ngừng trau dồi, phát triển bản thân
Không ngừng trau dồi, phát triển bản thân

Một người quản đốc cũng cần phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân hơn. Đặc biệt trong thời đại kinh tế, công nghệ ngày càng phát triển thì người quản lý càng cần phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, tiếp thu những điều mới mẻ, tân tiến, phù hợp áp dụng vào công việc và quá trình quản lý của mình. Qua đó, có thể nâng cao về uy quyền cũng như phát huy năng lực quản lý và mang đến hiệu quả cao trong công việc.

4.5. Kỹ năng giao tiếp tốt

Một trong những kỹ năng cũng không thể thiếu đối với một người quản đốc đó là giao tiếp tốt. Bởi người đứng đầu tập thể là người sẽ tiếp nhận các công việc từ ban lãnh đạo cấp trên và truyền đạt, phân chia lại cho cấp dưới của mình. Do đó, nếu không có khả năng giao tiếp tốt thì khó có thể giúp nhân viên hiểu được công việc cũng như hướng dẫn họ thực hiện theo đúng quy trình hoạt động của nhà máy.

Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp tốt

Người quản đốc cũng cần thường xuyên báo cáo công việc cũng như đề xuất các kế hoạch hoạt động lên ban lãnh đạo. Và kỹ năng giao tiếp tốt chính là yếu tố giúp cho các quản đốc có thể thực hiện được công việc đó.

Kiếm việc làm

Như vậy, để có thể trở thành một người quản đốc giỏi không phải là điều dễ dàng mà các bạn cần phải luôn học tập, rèn luyện các kiến thức, kỹ năng cần thiết. Hy vọng những chia sẻ mà timviec365.vn mang đến trên đây sẽ giúp các bạn hiểu và nắm rõ về nghề quản đốc là gì? Từ đó sẽ định hướng, đặt mục tiêu cho nghề nghiệp của mình trong tương lai của mình một cách phù hợp, đúng đắn nhé. 

Từ khóa » Chức Quản đốc Là Gì