Chứng đầu Bẹp ở Trẻ Sơ Sinh - Lời Khuyên Cho Cha Mẹ
Có thể bạn quan tâm
Năm 1992, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) lần đầu tiên khuyến nghị cha mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Lời khuyên đơn giản đó đã giúp giảm hơn một nửa tỷ lệ tử vong do SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).
Tuy nhiên, một kết quả bất ngờ đã xảy ra: những cái đầu bẹp!
Đầu bẹp dạng Bradycephaly: Bẹp toàn bộ phía sau, gây biến dạng vùng trán, mắt, hàm.
1. Chứng bệnh đầu bẹp
Chứng bệnh đầu bẹp thường gặp ở trẻ sơ sinh đến dưới 6 tháng tuổi - khi xương sọ còn mềm.
Dưới tác động kéo dài của ngoại lực từ bên ngoài (thường do nằm ngửa), khiến xương sọ vùng đó bị dẹt, phẳng, bị ép phải phát triển về vùng không chịu ngoại lực. Lâu ngày, xương sọ sẽ phát triển dị dạng bất thường, dẫn đến dị dạng mặt và các vùng khác của xương đầu.
Bệnh đầu bẹp không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ, còn gây các bệnh lý về khớp thái dương hàm, lệch khớp cắn, phát triển trí tuệ.
Nghiên cứu cho thấy trẻ bị bệnh đầu bẹp lúc nhỏ có điểm về nhận thức, tư duy và trí nhớ kém hơn trẻ không bị bệnh. Điều này cũng làm trẻ có kết quả học tập kém hơn.
Đầu bẹp dạng Plagiocephaly: Bẹp một bên.
2. Các mẹo ngăn ngừa chứng đầu bẹp
Để ngăn ngừa chứng đầu bẹp, có một số mẹo sau:
- Cha mẹ vẫn nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ (trên mặt phẳng cứng, không có gối và miếng lót xung quanh - để tránh tăng nguy cơ đột tử).
- Khi trẻ thức, dưới sự giám sát của cha mẹ, hãy cho trẻ nằm sấp . Điều này giúp giảm áp lực lên phía sau đầu, tăng cường sức khỏe cơ vai và cổ. Tương tác với bé khi nằm sấp, cho bé các đồ vật để bé có thể nhìn và sờ.
Bé nằm sấp khi ngủ có đáng lo?
- Thay đổi hướng đặt bé vào giường/cũi mỗi đêm.
- Đừng treo đồ vật chính giữa, hãy đặt chúng ở hai bên cũi, để bé có thể quay đầu và nhìn chúng.
- Tránh mặc quần áo bó chặt, hãy để trẻ có thể vận động thoải mái.
- Bế trẻ thường xuyên hơn. Thời gian trẻ được bế càng nhiều thì thời gian áp lực tác động lên đầu bé càng ít.
- Nếu trẻ xuất hiện đầu bẹp, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Thời gian tốt nhất để bắt đầu điều trị là 4-6 tháng.
Cho trẻ nằm sấp và dưới sự kiểm soát của người lớn để tránh chứng đầu bẹp.
3. Phương pháp "nằm sấp có kiểm soát"
- Khi nào bắt đầu?
Ngay sau sinh. Mới đầu hãy cho bé nằm sấp trên ngực mẹ (hoặc bố) - vừa ngăn ngừa bẹp đầu, vừa giúp bé cảm thấy an toàn.
- Nằm bao lâu?
Không có khoảng thời gian cố định cho từng bé. Tùy vào cảm nhận của trẻ, khởi đầu có thể 30 giây đến 1 phút, sau tăng dần lên 5-15 phút mỗi lần. Tổng thời gian nằm sấp một ngày có thể từ 1-2 tiếng hoặc hơn.
- Không nên cho bé nằm sấp khi nào?
+ Khi trẻ vừa ăn no
+ Khi trẻ quấy khóc
+ Khi không có sự giám sát của cha mẹ9 sơ suất thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Xem thêm video được quan tâm:
Tư liệu đặc biệt- Theo chân bác sĩ cấp cứu ca F0 nguy kịch tại nhà, cấp tốc chuyển về bệnh viện dã chiến
Từ khóa » đầu Lép Phía Sau
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Cách Xử Lý Khi Bé Bị đầu Lép Sau Khi Sinh - Hello Bacsi
-
Chứng đầu Bẹt ở Trẻ Em Và Cách Xử Trí - Báo Tuổi Trẻ
-
Đầu Lép – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Thật Tác Hại Về Bẹt đầu Do Bé Nằm Nhiều | Bé Yêu
-
Hội Chứng đầu Phẳng (Bệnh đầu Dẹp) ở Trẻ Sơ Sinh - POH Thai Giáo
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em - Vinmec
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
-
[Trả Lời Từ Bác Sỹ] Trẻ Bị Méo đầu Lớn Lên Có Hết Không - FaGoMom
-
Mẹo Hay Cứu Vãn Tình Trạng Bẹp đầu ở Trẻ Sơ Sinh - MarryBaby
-
Câu Chuyện Về Cái đầu Lép Của Con - MarryBaby
-
Trẻ Bị Bẹp đầu: Hội Chứng đầu Phẳng Và Cách Phòng Ngừa Dễ Dàng
-
6 Cách Khắc Phục đầu Lép ở Trẻ Mà Bạn Có Thể Muốn Biết - Medplus
-
Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố - TRẺ SƠ SINH BỊ BẸP ĐẦU
-
Trẻ Bị Méo đầu Lớn Lên Có Hết Không? - ODPHUB
-
Đầu Trẻ Sơ Sinh Bị Bẹp Phía Sau - Hàng Hiệu Giá Tốt