Trẻ Bị Méo đầu Lớn Lên Có Hết Không? - ODPHUB

Hội chứng méo đầu là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không? Liệu méo đầu có phải là hội chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ? 

Hội chứng méo đầu là gì?

Hội chứng đầu méo (hay còn có tên gọi khác là đầu phẳng, đầu lép hay đầu bẹt) là hiện tượng xảy ra khi đầu của người có dáng thon, dẹt hoặc méo so với dạng cầu bình thường (có thể dễ dàng nhìn thấy khi phía sau hoặc bên cạnh đầu có một khoảng bằng phẳng). Hội chứng đầu bẹt thường xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh, khiến cho đầu của trẻ trở nên méo mó và không cân xứng. Đôi khi bố mẹ có thể sẽ thấy đầu trẻ khi nhìn từ phía trên có dáng gần giống với hình bình hành. 

Xương của trẻ sơ sinh rất mềm yếu, vậy nên đầu của trẻ cũng có thể dễ dàng bị thay đổi hình dạng, nhất là khi con thường xuyên ngủ hoặc nằm với cùng một tư thế. Thông thường, hộp sọ của trẻ phải mất vài tháng đầu tiên sau sinh thì mới có thể trở nên cứng cáp. 

bé bị bẹp đầu lớn lên có hết không
Hội chứng đầu bẹt thường xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh, khiến cho đầu của trẻ trở nên méo mó và không cân xứng.

Cách nhận biết trẻ bị bẹp đầu

Những biểu hiện của hội chứng bẹp đầu phải mất vài tháng mới bắt đầu thể hiện rõ ra bên ngoài. Bố mẹ có thể kiểm tra những triệu chứng này trong lúc tắm cho trẻ vì lúc này, tóc của con ướt giúp bố mẹ dễ dàng nhìn rõ hình dạng đầu của trẻ hơn. 

Khi trẻ bị bẹp đầu, bố mẹ có thể sẽ thấy những biểu hiện như: 

  • Ở phía sau hoặc cạnh đầu trẻ có một vùng phẳng, dẹt thay vì tròn như bình thường. 
  • Trên đầu có vùng bị hói. 
  • Đỉnh đầu nhọn, lộ rõ xương.

Nguyên nhân gây ra hội chứng bẹp đầu

Có hai loại bẹp đầu là bẹp đầu bẩm sinh và bẹp đầu do tư thế. Bẹp đầu bẩm sinh được cho là xuất hiện từ thời kỳ bào thai và cũng có thể là do di truyền. Còn đối với bẹp đầu do tư thế, có một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: 

Tư thế ngủ của trẻ

Ví dụ, ngày nào bố mẹ cũng cho trẻ ngủ cùng một tư thế (chỉ nằm ngửa, chỉ nằm nghiêng sang bên trái hoặc chỉ nằm nghiêng bên phải). Việc này có thể tạo áp lực lên một vị trí nhất định của hộp sọ, khiến vùng này dẹt xuống. 

Trẻ sẽ có nguy cơ bị bẹp đầu do tư thế cao nhất trong 4 tháng đầu đời, vì đây là giai đoạn trẻ chưa có khả năng tự nghiêng mình và đổi tư thế. Tốt nhất là bố mẹ nên cho trẻ ngủ nằm ngửa để hạn chế tối đa nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). 

Trẻ sinh đôi

Cổ tử cung của mẹ sẽ chật chội hơn khi mang thai đôi. Khi hai trẻ càng lớn, bụng mẹ sẽ trở nên càng chật hẹp. Lúc này, nếu hai trẻ vô tình chạm vào nhau thì sẽ khiến nguy cơ con bị méo đầu cao hơn. 

Trẻ sinh non

Hầu hết những trẻ sinh non, thiếu tháng sẽ có nguy cơ bị bẹp đầu cao hơn. Trẻ sinh non không chỉ có xương yếu và mềm hơn so với các bạn sinh đủ tháng, mà còn phải dành nhiều thời gian nằm viện hơn. Điều đó khiến cho con dễ mắc hội chứng bẹp đầu hơn. 

Trẻ bẹp đầu do lực đẩy khi mẹ sinh thường

Trong trường hợp khi sinh mẹ rặn quá nhiều và lâu thì đầu của trẻ sẽ dễ bị méo hoặc bị dài ra. 

Trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không?

Đa số các trường hợp trẻ bẹp đầu đều không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ bị bẹp đầu nhưng lý do không liên quan tới các căn bệnh nguy hiểm kể trên thì bố mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng của trẻ. Đầu của trẻ có thể trở về hình dáng ban đầu nếu được điều chỉnh tư thế nằm hợp lý. Đặc biệt, vào giai đoạn trẻ được 6-8 tháng tuổi trở lên, con đã có thể ngồi vững hơn và khoảng thời gian nằm cũng rút ngắn lại. Lúc này, hộp sọ của trẻ có thể dần thay đổi để trở nên tròn hơn. 

Tuy nhiên, nếu trẻ bị bẹp đầu và bố mẹ nhận thấy các triệu chứng lạ như đầu trẻ to bất thường, thì có khả năng con đang mắc phải căn bệnh nguy hiểm, ví dụ như chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh, dị tật dính khớp sọ ở trẻ, não úng thủy… Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra các phương pháp khắc phục an toàn, giúp con phát triển khỏe mạnh như các bạn đồng trang lứa khác. 

>>> Tham khảo thêm:

  • Thóp của trẻ sơ sinh: Bộ phận nhạy cảm mà bố mẹ cần tìm hiểu kỹ
  • Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh: Bố mẹ có nên lo lắng?

bẹp đầu ở trẻ dưới 3 tháng
Nếu trẻ bị bẹp đầu nhưng lý do không liên quan tới các căn bệnh nguy hiểm kể trên thì bố mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng của trẻ.

Trẻ bị bẹp đầu phải làm sao?

Bố mẹ có thể tham khảo một vài cách dưới đây để giúp đầu của trẻ sớm tròn trở lại: 

Hạn chế cho trẻ nằm một bên quá lâu

Nếu bố mẹ cho trẻ sơ sinh nằm một tư thế trong khoảng thời gian dài, con sẽ rất dễ bị bẹp đầu vì đây là giai đoạn xương sọ của con vẫn yếu và mềm. Do vậy, bố mẹ nên điều chỉnh tư thế cho trẻ trong 6 tuần đầu đời sao cho phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng con mắc hội chứng bẹp đầu. 

Hơn nữa, bố mẹ cũng nên lưu ý hai điểm sau khi cho con nằm: 

  • Chỉ cần dùng một tấm khăn mềm lót dưới đầu cho trẻ, không nhất thiết phải sử dụng gối cho trẻ sơ sinh. 
  • Thỉnh thoảng, hãy chỉnh tư thế nằm của trẻ để con không nằm ở một tư thế quá lâu. Bố mẹ có thể sử dụng một chiếc gối chặn phía sau lưng trẻ để con giữ được tư thế khi nằm nghiêng. 

Cho trẻ nằm sấp

Để tránh tình trạng trẻ bị bẹp đầu, vào những lúc trẻ thức, bố mẹ nên cho con nằm sấp và dành nhiều thời gian bế con trên tay hoặc sử dụng đai địu trẻ, thay vì cho con nằm trên giường cả ngày. 

Khi nằm sấp, trẻ có thể sẽ khóc, nhưng bố mẹ vẫn nên kiên nhẫn dành ra một vài khoảng thời gian trong ngày cho con nằm sấp. Hãy bắt đầu bằng một vài lần nằm sấp mỗi ngày, mỗi lần kéo dài 2-3 phút. Dần dần về sau, khi các cơ của trẻ phát triển và con trở nên cứng cáp hơn, bố mẹ có thể tăng thời gian nằm sấp của con lên. Việc cho trẻ nằm sấp cũng có thể giúp trẻ phát triển xương và các cơ cần thiết cho việc tập lẫy, bò, ngồi và tập đi sau này. 

Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý không cho trẻ nằm sấp khi không có người lớn ở bên hỗ trợ vì việc này dễ khiến con bị ngạt thở.

trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không
Bố mẹ có thể cho trẻ nằm sấp để tránh bẹp đầu trẻ sơ sinh.

Thường xuyên thay đổi bên khi cho trẻ bú

Trong lúc cho trẻ bú, mẹ nên thường xuyên thay đổi qua lại giữa hai bên ngực. Việc này không chỉ giúp kích thích cả hai tuyến sữa hoạt động, mà còn có thể giúp đầu trẻ không bị nghiêng về một phía quá lâu. 

Nhẹ nhàng xoa nắn đầu trẻ

Trong 6 tháng đầu đời, do hộp sọ của trẻ còn mềm nên bố mẹ có thể áp dụng cách thay đổi tư thế để giúp đầu con tròn hơn. Tuy nhiên, đối với những trẻ trên 6 tháng, cách này không còn hiệu quả nữa. Do vậy, bố mẹ nên xoa nắn nhẹ nhàng để khắc phục tình trạng đầu bẹp ở trẻ. Tốt nhất là bố mẹ nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ trị liệu để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Làm thế nào để đầu trẻ sơ sinh bị méo có thể tròn đẹp trở lại?

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ câu trả lời hữu ích cho thắc mắc: “Trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không?

Từ khóa » đầu Lép Phía Sau