Trẻ Bị Bẹp đầu: Hội Chứng đầu Phẳng Và Cách Phòng Ngừa Dễ Dàng
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng đầu phẳng hay còn gọi đầu lép, méo đầu, đầu bẹp ở trẻ sơ sinh là hiện tượng đầu của bé bị dẹt một phần hoặc toàn bộ phần sau của đầu. Hội chứng này thường xảy ra trong 4 tháng đầu đời của bé, và sẽ cải thiện dần khi bé được 6 tháng, bởi lúc này bé đã có thể điều khiển đầu của mình một cách linh hoạt.
Thông thường, hội chứng đầu phẳng sẽ tự biến mất mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên nhận thức về hội chứng đầu phẳng là gì và những cách đơn giản để ngăn chặn con mình bị chứng đầu phẳng.
Nguyên nhân gây ra hội chứng đầu phẳng?
Nguyên nhân chính gây ra hội chứng này do cơ cổ của bé bị bó chặt khiến bé khó quay đầu. Và vì khó quay đầu, nên bé có xu hướng giữ đầu ở một vị trí khi nằm dẫn đến đầu bị lép. Ngoài ra, có một số bé thích ngủ hoặc nằm quay đầu về một hướng. Khi đầu liên tục bị nghiêng sang một bên hoặc nằm ngửa, áp lực này sẽ tạo ra mặt phẳng ở trên hộp sọ.
Em bé sinh non có nhiều khả năng bị hội chứng đầu phẳng, do hộp sọ của bé mềm hơn so với những bé sinh đủ tháng. Bé sinh non còn phải nằm yên một chỗ nhiều hơn vì sức khỏe bé không cho phép bé được di chuyển hay được bế bồng nhất là khi bé phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho em bé sơ sinh.
Hội chứng đầu phẳng còn có thể xảy ra trước khi em bé chào đời nếu hộp sọ của bé phải chịu áp lực từ xương chậu của mẹ hoặc từ một ca sinh đôi. Trên thực tế, có nhiều em bé từ khi sinh ra đã có đầu phẳng.
Các dạng của hội chứng đầu phẳng
1. Tật đầu ngắn và rộng
Ở tình trạng này, trông đầu của bé dường như có xuất hiện mặt phẳng bao phủ đồng đều toàn bộ mặt sau đầu. Do đó, trông đầu của bé có vẻ rộng hơn bình thường. Đôi lúc, trán của bé dường như cũng phình ra.
Cứ thấy con ngoan được vài hôm lại quấy khóc, bám mẹ không rời, các mẹ đã biết đến tuần "khó ở" chưa?Đọc ngay
2. Tật đầu ngắn và rộng biến dạng bất đối xứng
Tật này giống như sự giao thoa của tật Plagiocephaly và Brachycephaly. Phần phía sau đầu của trẻ bị bẹt ra và dẫn đến trán cũng rộng theo, cũng như diện mạo của đứa trẻ không được đối xứng.
3. Tật đầu hình thuyền
Đầu trẻ sẽ dài và hẹp nhưng phần trán lại rộng, phần ngoài của hai bên đầu thì phẳng nhìn trông giống hình dáng của con thuyền. Tật này thường là do bẩm sinh và hay gặp ở các bé sinh non.
Cách phòng ngừa hội chứng đầu phẳng
Hội chứng đầu phẳng rất dễ xảy ra và tỉ lệ các em bé mắc hội chứng này khá cao. Theo Học viện Nhi khoa Hoa kỳ thì cứ 3 em bé sẽ có 1 em bé bị hội chứng đầu phẳng. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có cách phòng ngừa hội chứng này. Các cha mẹ hãy tham khảo những cách đơn giản dưới đây để giữ cho con mình không bị méo đầu:
- Tập cho bé nằm sấp nhiều lần trong ngày khi bé thức: Nằm sấp rất tốt cho các em bé sơ sinh. Ngoài việc tránh cho bé không bị chứng đầu phẳng thì nằm sấp còn khuyến khích bé học hỏi và khám phá thế giới. Nó cũng giúp bé tăng cường cơ cổ và học cách đẩy tay – tiền thân của vận động bò và ngồi lên.
- Bế em bé thường xuyên: Bên cạnh thời gian nằm sấp, thường xuyên bế bé trên tay cũng có thể là một cách tuyệt vời để ngăn chặn chứng đầu phẳng. Đây cũng là một cơ hội để cha mẹ gắn kết và chơi với con của mình.
- Thay đổi vị trí đầu trong khi bé ngủ: Cha mẹ nên chịu khó thường xuyên xoay đầu cho bé. Tức là lúc thì cha mẹ cho bé nghiêng đầu qua trái, lúc thì nghiêng đầu qua phải trong khi bé ngủ. Tuyệt đối không được dùng khăn hoặc gối để giữ đầu của bé ở mãi một vị trí.
10 tuần khủng hoảng các bé sẽ trải qua trong 2 năm đầu đờiĐọc ngay
- Thay đổi hướng nằm của bé: Khi đặt bé nằm chơi trong cũi, các cha mẹ nên luân phiên cho bé nằm: khi thì đầu ở hướng đầu cũi, khi thì đầu ở hướng cuối cũi, để đầu bé không ở mãi một tư thế khi bé nhìn ra ngoài phòng. Điều này không những giúp đầu bé tròn hơn mà còn khuyến khích các bé quay đều nhìn mọi hướng và đầu của bé sẽ trở nên linh hoạt hơn.
Ngoài ra, nếu bé có lỡ bị méo đầu, các bác sĩ có thể kê cho bé một chiếc mũ bảo hiểm dành riêng cho hội chứng đầu phẳng. Mũ bảo hiểm này được thiết kế lỏng lẻo nơi đầu phẳng và chặt chẽ chỗ đầu tròn, giúp cho đầu bé tròn nhanh hơn và phát triển bình thường. Các cha mẹ yên tâm là chiếc mũ này rất nhẹ, nó hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn là mũ dành cho em bé sơ sinh.
Tuy nhiên, cho dù đội hay không đội mũ bảo hiểm dành riêng cho chứng đầu phẳng thì cũng chỉ sau 1 năm, đầu của bé cũng sẽ tròn và phát triển như bình thường.
Lần đầu làm mẹ sẽ không tránh khỏi bối rối, lo lắng và có nhiều hoang mang. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu thêm về trẻ sơ sinh và các kĩ năng chăm sóc bé TẠI ĐÂY nhé!
Nguồn: Healthychild, Parents
Từ khóa » đầu Lép Phía Sau
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Cách Xử Lý Khi Bé Bị đầu Lép Sau Khi Sinh - Hello Bacsi
-
Chứng đầu Bẹp ở Trẻ Sơ Sinh - Lời Khuyên Cho Cha Mẹ
-
Chứng đầu Bẹt ở Trẻ Em Và Cách Xử Trí - Báo Tuổi Trẻ
-
Đầu Lép – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Thật Tác Hại Về Bẹt đầu Do Bé Nằm Nhiều | Bé Yêu
-
Hội Chứng đầu Phẳng (Bệnh đầu Dẹp) ở Trẻ Sơ Sinh - POH Thai Giáo
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em - Vinmec
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
-
[Trả Lời Từ Bác Sỹ] Trẻ Bị Méo đầu Lớn Lên Có Hết Không - FaGoMom
-
Mẹo Hay Cứu Vãn Tình Trạng Bẹp đầu ở Trẻ Sơ Sinh - MarryBaby
-
Câu Chuyện Về Cái đầu Lép Của Con - MarryBaby
-
6 Cách Khắc Phục đầu Lép ở Trẻ Mà Bạn Có Thể Muốn Biết - Medplus
-
Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố - TRẺ SƠ SINH BỊ BẸP ĐẦU
-
Trẻ Bị Méo đầu Lớn Lên Có Hết Không? - ODPHUB
-
Đầu Trẻ Sơ Sinh Bị Bẹp Phía Sau - Hàng Hiệu Giá Tốt