Chứng đầu Bẹt ở Trẻ Em Và Cách Xử Trí - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Khi bé thức thỉnh thoảng điều chỉnh lại tư thế cho đầu bé, lúc nghiêng bên trái, lúc nghiêng bên phải. Ảnh: topsimages.com
Bẹp đầu, méo đầu rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu cha mẹ không biết cách đặt bé nằm ngủ đúng cách. Bẹp đầu làm cho hình dáng đầu bé bị méo mó, mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến một số biến chứng khác nữa.
Chứng đầu bẹt (còn gọi là đầu lép, đầu dẹt hay đầu méo) là hiện tượng mà đầu người có hình dáng thon và dẹt hay méo mó so với hình dạng đầu bình thường, được đặc trưng bởi một chỗ bằng phẳng ở phía sau hoặc bên cạnh đầu. Hội chứng này thường xảy ra nhiều ở giai đoạn sơ sinh.
Chứng đầu bẹt không ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nó sẽ làm ảnh hưởng nhất định đến thẩm mỹ.
Nguyên nhân
Xương hộp sọ của trẻ sơ sinh khá mềm, mỏng và dễ uốn. Điều này khiến cho hình dáng hộp sọ có thể thay đổi dễ dàng khi bị tác động nào đó.
Trẻ khi mới sinh ra cũng thường có hình dáng hộp sọ không bình thường. Điều này thường là do vị trí nằm của đầu trẻ khi còn trong bào thai hay thường là do lực tác động vào hộp sọ trong quá trình trẻ sinh ra qua đường âm đạo. Tuy nhiên, tình trạng này có thể trở về bình thường trong vòng 6 tuần.
Nếu đầu của trẻ không trở lại hình dạng bình thường sau khoảng 2 tháng, hãy đưa trẻ tới bác sĩ khám.
Một số trẻ có một phần khá bằng phẳng ở phía sau hoặc bên cạnh đầu. Nguyên nhân có thể là do trẻ đã được cho nằm ngủ với cùng một tư thế trong một khoảng thời gian dài. Hiện tượng này gọi là chứng bẹt đầu do tư thế.
Đối với một số trẻ, tình trạng bẹt đầu nghiêm trọng có thể là do trương lực cơ quá yếu và có thể liên quan đến sự chậm phát triển kỹ năng vận động thô về sau ở trẻ sơ sinh.
Triệu chứng
Đầu trẻ có hình dạng không đồng đều hay có một phần phẳng ở phía sau hoặc bên cạnh đầu.
Điều trị
Có nhiều cấp độ điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bẹt đầu của trẻ và đáp ứng của từng trẻ với điều trị. Thường thì trẻ sẽ không phải điều trị do tình trạng này sẽ tự cải thiện khi trẻ lớn lên và bắt đầu có thể ngồi được.
Nếu trẻ cần phải điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp thích hợp cho bé. Việc điều trị có thể bắt đầu bắt việc lựa chọn tư thế nằm khác cho trẻ để tránh làm nặng thêm chỗ đầu bị phẳng. Nếu cách này không hiệu quả, bác sĩ có thể cho trẻ đội một chiếc mũ đặc biệt phù hợp với đầu trẻ để giúp chỉnh lại hình dạng bình thường cho đầu.
Phòng ngừa chứng bẹt đầu ở trẻ
Hãy thỉnh thoảng điều chỉnh lại tư thế cho đầu trẻ, lúc nghiêng bên trái, lúc nghiêng bên phải khi trẻ nằm ngửa (bác sĩ khuyên nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ do việc cho trẻ nằm sấp sẽ làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh).
Ngoài ra, lúc trẻ thức bạn vẫn có thể cho trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng một bên nhưng có giám sát của người lớn.
Từ khóa » đầu Lép Phía Sau
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Cách Xử Lý Khi Bé Bị đầu Lép Sau Khi Sinh - Hello Bacsi
-
Chứng đầu Bẹp ở Trẻ Sơ Sinh - Lời Khuyên Cho Cha Mẹ
-
Đầu Lép – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Thật Tác Hại Về Bẹt đầu Do Bé Nằm Nhiều | Bé Yêu
-
Hội Chứng đầu Phẳng (Bệnh đầu Dẹp) ở Trẻ Sơ Sinh - POH Thai Giáo
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em - Vinmec
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
-
[Trả Lời Từ Bác Sỹ] Trẻ Bị Méo đầu Lớn Lên Có Hết Không - FaGoMom
-
Mẹo Hay Cứu Vãn Tình Trạng Bẹp đầu ở Trẻ Sơ Sinh - MarryBaby
-
Câu Chuyện Về Cái đầu Lép Của Con - MarryBaby
-
Trẻ Bị Bẹp đầu: Hội Chứng đầu Phẳng Và Cách Phòng Ngừa Dễ Dàng
-
6 Cách Khắc Phục đầu Lép ở Trẻ Mà Bạn Có Thể Muốn Biết - Medplus
-
Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố - TRẺ SƠ SINH BỊ BẸP ĐẦU
-
Trẻ Bị Méo đầu Lớn Lên Có Hết Không? - ODPHUB
-
Đầu Trẻ Sơ Sinh Bị Bẹp Phía Sau - Hàng Hiệu Giá Tốt