Chuỗi Cung ứng Khép Kín Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Nội Dung Chính
Một trong những mô hình được rất nhiều doanh nghiệp, công ty áp dụng phổ biến hiện nay, chuỗi cung ứng khép kín được cho là giải pháp tối ưu trong việc phát triển bền vững và kinh tế xanh. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết về vai trò cũng như cách thức tiến hành loại mô hình này. Vậy chuỗi cung ứng khép kín là gì? Bài viết dưới đây của indochinapost sẽ làm sáng tỏ cho bạn ngay lập tức!!!
Chuỗi cung ứng khép kín là gì: Khái niệm cơ bản cần nắm rõ
Về lý thuyết cơ bản, quản lý các chuỗi cung ứng bền vững quan tâm đến việc tạo ra, sử dụng, tái chế hoặc xử lý một loại sản phẩm nào đó theo cách tuần hoàn, hay các chu kỳ khép kín lặp đi lặp lại nên được gọi là chuỗi cung ứng khép kín – (CLSCM). Mô hình này đề cập đến tất cả các hoạt động logistics xuôi như mua sắm vật tư, sản xuất phân phối và logistics ngược để thu thập và xử lý trả lại (đã sử dụng hoặc chưa sử dụng) các sản phẩm hoặc các bộ phận của các sản phẩm một cách có tổ chức nhằm đảm bảo phục hồi nền kinh tế-xã hội và sinh thái bền vững.
Chuỗi cung ứng khép kín là gì: Phân biệt CLSM với chuỗi cung ứng truyền thống
Sự khác nhau được thể hiện ở 5 khía cạnh cơ bản như sau:
Mục tiêu: Chuỗi cung ứng truyền thống: nhằm vào việc giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của DN tham dự để tối đa hóa các lợi ích kinh tế.
CLSCM: tìm cách tối đa hóa lợi ích kinh tế dựa trên việc giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên và năng lượng, giảm phát thải chất ô nhiễm, cuối cùng để hình thành DN có trách nhiệm, đảm bảo cân bằng lợi ích kinh tế, hiệu quả xã hội và tác động môi trường.
Cấu trúc quản lý của chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng truyền thống thì vấn đề môi trường chưa phải là yếu tố quan trọng cần quan tâm và chú trọng. Trong CLSCM, đây là một vấn đề bắt buộc phải chú trọng.
Mô hình kinh doanh: CLSCM đưa ra một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh hơn. Các hoạt động kinh doanh, các nỗ lực logistics, quản trị chuỗi cung ứng với toàn bộ chu kỳ sống sản phẩm, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, thiết kế công nghiệp, sản xuất, giao hàng luôn chú trọng sử dụng nguồn năng lượng Carbon thấp và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Quá trình kinh doanh: Chuỗi cung ứng truyền thống bắt đầu với các nhà cung cấp và kết thúc với người tiêu dùng, các dòng chảy sản phẩm là một con đường và không thể đảo ngược, còn gọi là “Cradle-to-Grave” hay là từ lúc sản phẩm sinh ra cho đến khi mất đi. CLSCM thay đổi phương thức quản lý này và hy vọng tìm kiếm “Cradle-to-Cradle” hay sự luân hồi. Với CLSCM, dòng lưu chuyển sản phẩm là khép kín, có khả năng phục hồi và có tính chu kỳ. Tất cả các sản phẩm phải được quản lý trong suốt toàn bộ vòng đời, và giúp cho phần “thải hồi” tìm kiếm một cuộc sống thứ hai đó là trở thành nguyên liệu có sẵn để sản xuất mới hoặc cho các mục đích khác.
Mô hình tiêu thụ: Của chuỗi cung cấp truyền thống là một sáng kiến tự nguyện chi phối bởi lợi ích của người tiêu dùng và các hoạt động kinh doanh. CLSCM có thể được thúc đẩy thông qua mua sắm xanh của chính phủ, trách nhiệm xã hội, giáo dục tiêu thụ và thực hành bền vững.
Chuỗi cung ứng khép kín là gì: Quản lý chuỗi cung ứng khép kín
Các chuỗi cung ứng vòng khép kín còn bao gồm 5 hoạt động chính: Mua lại (tập hợp) – logistics ngược – kiểm tra và định đoạt – tái chế (sửa chữa) – tái tiếp thị.
Với cách nhìn này, chuỗi cung ứng khép kín có cách nhìn rộng hơn các chuỗi cung ứng ngược. Có thể thấy, chuỗi cung ứng ngược gồm một loạt các hoạt động liên quan đến việc thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng hoặc không sử dụng từ khách hàng để xử lý, tái sử dụng hoặc bán lại nó.
Quản lý chuỗi cung ứng ngược (RSCM) là tự động hóa các quy trình kinh doanh để quản lý chiều ngược lại của một sản phẩm từ khách hàng đến khâu xử lý cuối cùng trên toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm: quản lý trả lại sản phẩm, hàng tồn kho, theo dõi bảo hành, hợp tác với các nhà cung cấp, phân tích dữ liệu, thực hiện việc sửa chữa, tái xử lý và thông báo cho khách hàng. Trong hình 2, mũi tên xanh chỉ chiều vận hành của các chuỗi cung ứng ngược.
– Theo Hội đồng Điều hành Logistics ngược (RLEC), Logistics ngược chỉ những chuyển động ngược chiều của hàng hóa và vật liệu trong chuỗi cung ứng. Tái chế là một trong các lựa chọn xử lý của các tổ chức và là một phần của các hoạt động và quá trình logistics ngược. Tái chế là quá trình sử dụng các sản phẩm, linh kiện đã qua sử dụng, được thu thập, tháo rời và tách thành các loại vật liệu tương tự. Logistics ngược còn liên quan chặt chẽ đến khái niệm logistics xanh do có phần chồng lấn về các vấn đề về tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải (Kussing & Pienaar, 2009: 423).
– Theo RLEC thì logistics xanh là nỗ lực để đo lường và giảm thiểu các tác động sinh thái của hoạt động logistics. Như vậy logistics xanh cũng là một phần của logistics ngược. Srivastava (2007) định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng xanh (GSCM) là kết hợp các ý tưởng môi trường vào quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm cả thiết kế sản phẩm, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và lựa chọn, quy trình sản xuất, phân phối các sản phẩm cuối đến người tiêu dùng, cũng như cuối cùng của cuộc sống quản lý sản phẩm sau khi sử dụng hữu ích của nó. Logistics xanh và logistics ngược là một phần của chuỗi cung ứng xanh (GSCM). Các yếu tố của logistics ngược và logistics xanh có thể dễ dàng xác định trong các tiểu phần của GSCM
Chuỗi cung ứng khép kín kết hợp cả hai chiều logistics xuôi và ngược, cách tiếp cận cũng bao trùm lên quan điểm “Go green” nên có thể thấy đây là dạng chuỗi cung ứng đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời đảm bảo cả mục tiêu hiệu quả và hiệu năng trong tích hợp các dòng logistics xuôi ngược của các chuỗi cung ứng.
Quản lý các chuỗi cung ứng khép kín là gì: Một số vấn đề liên quan đến một loạt các hoạt động phát triển bền vững:
– Green Operations hay Reverse Logistics (RL) là chiều đối ngược của logistics truyền thống hoặc là quá trình mà một nhà sản xuất chấp nhận vận chuyển các sản phẩm trước đó từ các điểm tiêu thụ để có thể tái chế và tái sản xuất. Logistics ngược đã được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ôtô như BMW và General Motors.
– Green Design Thiết kế xanh là một tiểu chủ đề quan trọng của CLSCM. Đó là về thiết kế một sản phẩm hoặc một dịch vụ khuyến khích nhận thức về môi trường. Fiksel (1996) lập luận rằng các tổ chức có tiềm năng nhất định trở thành sinh thái thân thiện đối với tái chế sản phẩm. Các ngành công nghiệp nặng có chuỗi cung ứng phức tạp nên đi vào xem xét những lợi ích của dịch vụ logistics đảo ngược (RL). Beamon (1999) ghi nhận sự phát triển của ISO 14000.
– Sản xuất xanh trong CLSCM: Một cách tiếp cận tuyệt vời để góp phần yếu tố bảo vệ môi trường. Môi trường hiện nay đang là một vấn đề đáng quan ngại. Các nhà môi trường nhấn mạnh người dân và các DN cần phải thay đổi cách họ vận hành (McDonough & Prothero, 1997). Các DN sản xuất thúc đẩy cho sự tàn phá của môi trường nhận ra rằng họ cần phải thực hiện các kỹ thuật và chiến lược sản xuất xanh. Sự nguy hiểm mà môi trường phải đối mặt với những thay đổi khí hậu, suy giảm tầng ozone và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khan hiếm (Makower, 2009).
Bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến khái niệm chuỗi cung ứng khép kín là gì đang khiến nhiều người quan tâm. Nếu bạn có thắc mắc nào khác, hãy bình luận bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhé!!
Rate this postTừ khóa » Các Chuỗi Cung ứng Khép Kín
-
Chuỗi Cung Ứng Khép Kín Là Gì? - AccNet
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Với Phát Triển Bền Vững - VILAS
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín được Hiểu Như Thế Nào ?
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Với Phát Triển Bền Vững - Sapuwa
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Và Vai Trò Của Nhà Tài Trợ Vốn - Sacombank
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Với Phát Triển Bền Vững Và Nền ... - 123doc
-
Đầu Tư Chuỗi Cung ứng Khép Kín: Tăng Lợi Thế Kinh Doanh
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Với Phát Triển Bền Vững Và Nền Kinh Tế ...
-
Chuỗi Cung ứng Toàn Cầu đang Gặp Thách Thức Lớn
-
Doanh Nghiệp Cần Xây Dựng Chuỗi Cung ứng Khép Kín
-
Chuỗi Cung ứng Thực Phẩm Là Gì?
-
Phát Triển Bền Vững Trong Chuỗi Cung ứng Tại Việt Nam Trong Giai ...