Doanh Nghiệp Cần Xây Dựng Chuỗi Cung ứng Khép Kín
Có thể bạn quan tâm
Cơ hội và thách thức từ dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu
Tại diễn đàn, Trưởng Ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Trần Toàn Thắng cho rằng: Trong bối cảnh xung đột thương mại và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Về cơ hội, đó là lỗ hổng thị trường lớn, có thể tận dụng trong ngắn hạn. Cơ hội dịch chuyển đầu tư cũng khá rõ ràng; nhất là các lĩnh vực tiềm năng có thể là thiết bị điện, điện tử, viễn thông, thiết bị y tế, dệt may, da giày, công nghiệp hỗ trợ ô tô, năng lượng và thiết bị. Đồng thời, sản xuất có thể hưởng chi phí nhập khẩu thấp từ Trung Quốc.
Về thách thức, đó là thâm hụt của Mỹ với Việt Nam sẽ tăng nhanh, có thể kéo theo nhiều hệ lụy; tác động dài hạn của chiến tranh thương mại là tiêu cực; công suất xuất khẩu không thể tăng nhanh, chuyển hướng thương mại, lợi ích không thay đổi nhiều. Sức ép phá giá Việt Nam đồng tăng nhanh trong trường hợp Trung Quốc phải điều chỉnh Nhân dân tệ và kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục phục hồi và các đồng tiền châu Á khác cũng sẽ điều chỉnh. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc có thể sụt giảm. Về dài hạn tác động tiêu cực tới thương mại. Cạnh tranh với các nước ASEAN trong định hình chuỗi cung ứng. Nguy cơ gia tăng FDI kém chất lượng.
Từ những cơ hội và thách thức nêu trên, ông Trần Toàn Thắng đề xuất Nhà nước cần rà soát chính sách ưu đãi đầu tư. Chuẩn bị tốt hơn các điều kiện để tiếp nhận làn sóng đầu tư chất lượng cao và đầu tư vào công nghiệp phụ trợ. Nghiên cứu tận dụng làn sóng dịch chuyển với cổ phần hóa, đầu tư theo hình thức mua bán và sáp nhập (M&A). Nghiên cứu tận dụng cơ hội cũng như các thách thức để cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam hiện nay. Rà soát và hoàn thiện khung khổ luật pháp về môi trường. Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về dự phòng rủi ro đối với các doanh nghiệp đầu tư trong nước.
Còn Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) Lê Triệu Dũng khuyến nghị Nhà nước có chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả đối với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như thủy sản, nông sản, dệt may… Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cần chung tay ngăn chặn các hành vi lẩn tránh bất hợp pháp biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận quy tắc xuất xứ như triển khai quyết liệt Quyết định 824/QĐ-TTg để phát triển xuất khẩu, nhập khẩu bền vững, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp, người sản xuất chân chính. Tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế.
Các doanh nghiệp tìm hiểu sản phẩm trưng bày tại Diễn đàn thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2019Chủ động nghiên cứu, nhập khẩu các mặt hàng từ Hoa Kỳ
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước liên tục tăng trưởng ổn định và ở mức cao. Kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều giữa hai nước năm 1994 là 220 triệu USD, đã tăng lên 1,4 tỷ USD vào năm 2001, đạt 58,8 tỷ USD vào năm 2018. Riêng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 35,4 tỷ USD. Sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian gần đây đã giúp Việt Nam có bước nhảy vọt từ vị trí 12 trong năm 2018 lên vị trí thứ 9 ngay trong đầu năm 2019 khi nói đến các nước xuất khẩu lớn vào Hoa Kỳ. Đồng thời, Việt Nam trở thành thị trường lớn thứ 27 và đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, một đặc điểm nổi bật trong quan hệ kinh tế - thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đó là tính chất bổ trợ của hai nền kinh tế. Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu lớn những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hoặc những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may, da giày, máy móc thiết bị điện tử… Còn Việt Nam có nhu cầu cao, nhập khẩu lớn nhiều loại máy móc, thiết bị công nghệ cao, thiết bị hàng không, viễn thông, các sản phẩm nông nghiệp phục vụ đầu vào cho hoạt động sản xuất để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao với sự mở rộng nhanh chóng của nền kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, nhập khẩu các mặt hàng từ Hoa Kỳ mà Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu cao về nhập khẩu như máy móc thiết bị công nghệ cao phù hợp để phục vụ sản xuất và xuất khẩu. “Sản xuất và xuất khẩu đi Hoa Kỳ bằng chính công nghệ và nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ gắn với việc xây dựng chuỗi cung ứng khép kín sẽ là bước đi chắc chắn, nhanh và hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp quốc tế hiện nay đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam” - Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Từ khóa » Các Chuỗi Cung ứng Khép Kín
-
Chuỗi Cung Ứng Khép Kín Là Gì? - AccNet
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Với Phát Triển Bền Vững - VILAS
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín được Hiểu Như Thế Nào ?
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Là Gì
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Với Phát Triển Bền Vững - Sapuwa
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Và Vai Trò Của Nhà Tài Trợ Vốn - Sacombank
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Với Phát Triển Bền Vững Và Nền ... - 123doc
-
Đầu Tư Chuỗi Cung ứng Khép Kín: Tăng Lợi Thế Kinh Doanh
-
Chuỗi Cung ứng Khép Kín Với Phát Triển Bền Vững Và Nền Kinh Tế ...
-
Chuỗi Cung ứng Toàn Cầu đang Gặp Thách Thức Lớn
-
Chuỗi Cung ứng Thực Phẩm Là Gì?
-
Phát Triển Bền Vững Trong Chuỗi Cung ứng Tại Việt Nam Trong Giai ...