CHƯƠNG 1ĐẶC TRƯNG CỦA VẢI DỆT THOI - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Văn Hóa - Nghệ Thuật >
  3. Thời trang - Làm đẹp >
CHƯƠNG 1ĐẶC TRƯNG CỦA VẢI DỆT THOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 73 trang )

1.3. Phân loại vải dệt thoi.Vải dệt thoi rất phong phú do chúng rất đa dạng về kiểu dệt và nguyên liệu. Để tiệnviệc nghiên cứu và sử dụng người ta phân chia vải dệt thoi theo các dạng dưới đây.1.3.1. Phân loại theo nguyên liệu.Nguyên liệu dùng dệt vải có thể là sợi bông, sợi lanh, sợi đay, sợi len, sợi hóa học.v.v…ở dạng nguyên chất hay pha nhiều thành phần nhằm đáp ứng những yêu cầukhác nhau của việc sử dụng.Người ta gọi tên vải theo nguyên liệu như vải bông, vải lanh v.v…vải dệt từ sợi liêntục như tơ sống (tơ tằm), tơ hóa học còn mang tên là lụa, như lụa tơ tằm, lụa viscose,lụa nylon v.v…1.3.2. Phân loại theo công dụng.- Vải dùng trong may mặc như: vải may áo, vải may quần.- Vải dùng trong sinh hoạt như: vải trải giường, khăn bàn, vải màn v.v…- Vải dùng cho văn hóa như: vải làm băng rôn, vài làm cờ v.v…- Vải dùng cho kỹ thuật như: vải lọc, vải mành, đai, vải địa,v.v…1.3.3. Phân loại theo khối lượng.Loại vải nặng hay nhẹ được dệt trên cùng một máy hoặc trên những loại máy dệtriêng. Dựa theo khối lượng của 1m2 , vải được chia ra loại nhẹ, loại trung bình và loạinặng như sau ( khối lượng tính bằng g/m2 )Bảng 1.1. Phân loại vải theo khối lượng vải g/m2 .Loại nhẹLoại trung bìnhLoại nặngg/m2g/m2g/m2Dưới 100100 → 200trên 200Vải len chải kỹ< 150150 → 300> 300Dạ mỏng< 300300 → 500> 500Dã thô< 400400 → 600> 600Vải lanh 250Lụa tơ tằm< 5050 → 100> 100Loại vảiVải bông và tơ nhân tạo-5- 1.3.4. Phân loại theo phương pháp hoàn tất.Vải được chia ra:- Vải mộc: là loại vải lấy trực tiếp từ máy dệt ra để sử dụng không qua xử lý hoàn tất.- Vải tẩy trắng: là vải đã qua nấu, giũ hồ và tẩy trắng- Vải màu: là vải đã qua nấu, có thể tẩy trắng hoặc không sau đó được nhuộm màu.- Vải in hoa: là vải được in hoa trên nền trắng hoặc nền đã nhuộm màu.- Vải trộn màu: là vải dệt từ sợi bản thân được kéo từ xơ nhiều màu trộn lẫn.1.3.5. Phân loại theo số lớp.Vải có thể dệt một lớp tức là dệt với một hệ thống sợi dọc và một hệ thống sợi ngangtheo các kiểu dệt khác nhau, có thể dệt nhiều lớp với số hệ sợi dọc và sợi ngang từ batrở lên.1.4. Cấu trúc vải dệt thoiNhững đặc trưng chủ yếu về cấu trúc của vải dệt thoi là: chi số (độ mảnh) sợi, kiểu dệt,mật độ sợi, các chỉ số chứa đầy của vải, pha cấu tạo, mặt tiếp xúc, đặc trưng về mặtphải và mặt trái của vải, bề dày vải, khối lượng g/m2. Những đặc trưng này chủ yếu xácđịnh kích thước, hình dạng, quan hệ phân bố và sự lien kết giữa các sợi trong vải.1.4.1. Thành phần cấu tạoThành phần cấu tạo của vải dệt thoi là sợi, sợi để dệt có thể gồm thuần nhất một loạinguyên liệu hay nhiều loại nguyên liệu pha với nhau. Sợi PECO được sử dụng để dệt ởmột số nhà máy của ta hiện nay gồm có 2/3 là xơ polyester và 1/3 là xơ bông.Theo phương pháp sản xuất, sợi có thể được kéo theo phương pháp cổ điển gọi là sợinồi cọc , phương pháp kéo sợi không cọc OE rôto, phương pháp air jet v.v…tùy theoloại thiết bị và công nghệ kéo sợi. Theo hệ thống thiết bị trong đó công đoạn chải đóngvai trò quyết định đối với chất lượng, sợi được gọi là sợi chải kỹ, sợi chải thô hay sợichải liên hợp. Dạng sợi có thể đơn hay xe.Sợi đơn như sợi con là dạng sợi tao nên trên máy kéo sợi từ xơ ngắn (stapen), tơ đơnlà dạng sợi hình thành bằng cách ghép nhiều tơ nhỏ dài liên tục như tơ-sống, tơphilamăng ghép lại với nhau.-6- Sợi xe do nhiều sợi đơn được ghép và xoắn lại với nhau tạo nên. Do được hình thànhnhư vậy, sợi xe trở nên đều hơn về bề ngang và bền hơnTrong kéo sợi phổ thông, dòng xơ được xoắn lại để hình thành sợi và tạo độ bền.Mứcđộ xoắn của sợi đơn và sợi xe được biểu thị bằng độ săn K ( là số vòng xoắn đếm đượctrên 1000 mm sợi) và hệ số săn.Hướng xoắn tráiHướng xoắn phảiHình 1.1. Hướng xoắn của sợiHướng xoắn của sợi thể hiện hướng bố trí của xơ cấu tạo nên sợi. Hướng xoắn có thể làtrái còn gọi là hướng xoắn S, hoặc là phải còn gọi là hướng xoắn Z.Để dệt vải hướng xoắn của sợi dọc và ngang có thể giống nhau hoặc khác nhau. Nếusợi dọc và sợi ngang có hướng xoắn giống nhau, sự phản xạ ánh sáng của hai hệ sợi sẽngược nhau, các điểm đan nổi lên rõ rệt. Đối với vải dệt theo kiểu vân điểm , hướngxoắn khác nhau của hai hệ sợi sẽ làm hiệu ứng nổi hạt được tăng cường. Đối với vảidệt theo kiểu vân chéo hiệu ứng dọc, phần sợi dọc lộ nhiều hơn phần sợi ngang trên bềmặt phải của vải, muốn đường chéo nổi lên rõ rệt, phải chọn hướng xoắn của sợi dọcngược với hướng đường chéo (ví dụ vân chéo phải thì dung sợi dọc xoắn trái). Nếu sợidọc và sợi ngang có hướng xoắn khác nhau, ta thấy rõ sự phản xạ ánh sáng của hai hệsợi giống nhau. Điều này áp dụng rất có hiệu quả đối với các mặt hang lụa dệt theokiểu vân đoạn có bề mặt bóng. Ta cũng nhận thấy ở đây tại các điểm đan, hai hệ sợichồng khít lên nhau , điều này rất cần thiết đối với các mặt hàng vải mà sau quá trìnhhoàn tất, người ta muốn bề mặt vải phẳng, kiểu dệt không hiện rõ (ví dụ như vải càobong, vải len dạ có ép một lớp xơ trên bề mặt).-7- Ngày nay ngoài sợi đơn và sợi xe, người ta còn sử dụng rất phổ biến dạng sợi dún (sợitextual) và sợi xốp. được sản xuất từ sợi tổng hợp. Sợi dún có độ giãn lớn , được làmtừ các sợi polyamide, polyester dạng philamăng, đó là những loại sợi tổng hợp có độđàn hồi rất cao. Ngoài ra sợi dún cũng có thể được làm từ sợi polyacrylic, sợi acetatevà triacetate dạng philamăng. Sợi xốp là một dạng sợi đơn được kéo từ hai thành phầnxơ (chủ yếu là xơ polyacrylic dạng cắt ngắn) có độ co chênh lệch nhau rất nhiều saukhi sợi được xử lý nhiệt.1.4.2. Chi số sợi:Là đặc trưng cấu tạo gián tiếp xác định kích thước ngang của sợi, ảnh hưởng đến sựphân bố sợi trong quá trình dệt và cũng là đặc trưng cho mức độ chứa đầy xơ, sợi trongvải.1.4.3. Cách bố trí sợi trong vải.Trong vải dệt thoi có hai hệ sợi tạo nên vải là hệ sợi dọc và hệ sợi ngang. Sợi dọctrong quá trình dệt trên máy chịu tác dụng nhiều lần của lực kéo và uốn của go khi bịnâng lê hạ xuống để tạo miệng vải, chịu tác dụng nhiều lần của lực ma sát với mắt govà lực ma sát với răng lược khi lược di chuyển tạo nên đường dệt và ma sát giữa sợi vàsợi cho nên yêu cầu chất lượng của sợi dọc phải cao. Bản thân tính chất cơ lý của sợidọc phải tốt, đồng thời người ta thường nâng cao tạm thời sức chịu đựng của nó trênmáy dệt bằng cách cho ngấm hồ. Vì hồ vừa tốn kém vừa gây nhiều phiền phức cho quátrình hoàn tất sau này (phải khử hồ cho vải), nên một số loại sợi đơn và phần lớn sợi xedung làm sợi dọc không nhất thiết phải đưa đi hồ có ảnh hưởng quyết định đến bề dàyvà nhiều tính chất quan trọng khác của vải, ngoài kích thước của sợi, còn có mật độ sợitrong vải và pha cấu tạo vải.Trên đơn vị dài của vải, số sợi đếm được nói lên mật độ tuyệt đối của sợi trong vải .Người ta quy ước mật độ sợi dọc Pd là số sợi dọc đếm được trên 100mm đo theo chiềungang của tấm vải. Mật độ ngang Pn là số sợi ngang trên 100mm đo theo chiều dọc củavải. Với điều kiện có cùng chi số sợi dọc và cùng chi số sợi ngang, vải nào có mật độsợi dọc và mật độ sợi ngang lớn hơn sẽ dày hơn, độ thoáng khí thấp hơn.-8- Tuy nhiên muốn so sánh các loại vải khác nhau về chi số sợi dọc và chi số sợi ngang,phải dung đến khái niệm mật độ tương đối. Mật độ tương đối còn gọi là mật độ chứađầy của vải, nó nói lên tỉ lệ diện tích mà sợi chiếm trên một đơn vị chiều dài hoặc đơnvị chiều ngang hoặc đơn vị diện tích của vải. Độ chứa đầy có ảnh hưởng lớn đến cáctính chất vật lý của vải như độ thoáng khí, độ thấm nước v.v…1.5. Các kiểu dệt của vải dệt thoi1.5.1. Cấu trúc kiểu dệt:1.5.1.1. Kiểu dệt:Các sợi dọc và sợi ngang đan với nhau theo những quy luật nhất định tạo nên kiểudệt. Đặc trưng này không những ảnh hưởng đến hình thái bề mặt vải mà còn ảnhhưởng đến tính chất của vải.Vải dệt thoi có thể được dệt theo nhiều kiểu dệt khác nhau: kiểu dệt vân điểm, kiểudệt vân chéo, kiểu dệt vân đoạn, kiểu dệt phức tạp, kiểu dệt Giăc-ca.Để biểu diễn kiểu dệt nào đó cần thực hiện các quy ước sau:Bằng các đường kẻ song song thành ô vuông, khoảng cách giữa các đường kẻ dọcbiểu diễn sợi dọc, còn khoảng cách giữa các đường kẻ ngang biểu diễn sợi ngang. Vịtrí sợi dọc chặn lên sợi ngang được đánh màu hoặc gạch chéo. Trong từng kiểu dệt cócác đặc trưng sau:1.5.1.2. Rappo : là hình dệt nhỏ nhất được lặp lại trên vải ký hiệu bằng R.- Số sợi dọc trong rappo gọi là rappo theo sợi dọc Rd- Số sợi ngang trong rappo gọi là rappo theo sợi ngang Rn1.5.1.3. Điểm nổi:- Điểm nối dọc: tại vị trí sợi dọc chặn lên sợi ngang- Điểm nổi ngang: tại vị trí sợi ngang chặn lên sợi dọc1.5.1.4. Bước chuyển (a)Là số sợi dọc hoặc số sợi ngang trong vải cứ cách một khoảng nhất định so với sợitrước lại có một đường dệt dọc hoặc ngang. Như vậy có bước chuyển theo sợi dọc vàbước chuyển theo sợi ngang, khoảng cách tính bằng đơn vị ô từ điểm nổi này sangđiểm nổi khác-9- - Bước chuyển dọc (ad) :khoảng cách tính bằng đơn vị ô từ điểm nổi dọc của sợi dọcthứ nhất đến điểm nổi dọc của sợi dọc thứ 2 kế bên- Bước chuyển ngang (an):khoảng cách tính bằng đơn vị ô từ điểm nổi ngang củasợi ngang thứ nhất đến điểm nổi ngang của sợi ngang thứ 2 kế bên1.5.2. Các kiểu dệt cơ bản của vải dệt thoi:Kiểu dệt vân điểmKiểu dệt vân chéoKiểu dệt vân đoạnHình1-2a . Các kiểu dệt cơ bản [8]Kiểu dệt vân điểmKiểu dệt vân chéoKiểu dệt vân đoạnHình 1.2b: Sơ đồ thiết kế các kiểu dệt cơ bản [8]1.5.2.1. Kiểu dệt vân điểm:Là kiểu dệt đơn giản nhất. Rappo của kiểu dệt này có số sợi dọc bằng số sợi ngangvà bằng 2, còn bước chuyển bằng 1. Do đó có thể viết :Rd= Rn= 2 , ad=an=1-10- Hình 1-3a. Biểu diễn kiểu dệt vân điểm [8]Một số kiểu dệt vân điểm biến đổi:Hình 1-3b. Biểu diễn kiểu dệt vân điểm tăng dọc 4/4 [8]Hình 1-3c. Biểu diễn kiểu dệt vân điểm tăng ngang 2/2 [8]Hình 1-3d. Biểu diễn kiểu dệt vân điểm tăng đều 2/2 [8]-11- 1.5.2.2. Kiểu dệt vân chéo:Theo kiểu dệt này trên mặt vải có các đường dệt chéo theo góc khoảng 45o so vớiđường nằm ngang. Trong rappo của kiểu dệt vân chéo phải có ít nhất ba sợi dọc và basợi ngang, còn bước chuyển bằng một. Do đó , kiểu dệt vân chéo được đặc trưngbằng :Rd= Rn ≥ 3 ; ad=an=±1 và S = -1Hình 1-4a. Biểu diễn kiểu dệt vân chéo nổi sợi dọc (chéo trái) [8]Rd= Rn ≥ 3 ; ad=an=±1 và S = 1Hình 1-4b. Biểu diễn kiểu dệt vân chéo nổi sợi ngang (chéo phải) [8]Dấu của bước chuyển biểu thị hướng nghiêng của đường chéo dệt. Khi bước chuyểnbằng +1 lúc đó đường dệt chéo nghiêng về phía phải. Khi bước chuyển bằng -1 lúcđó đường dệt chéo nghiêng về phía trái.Thông thường các kiểu dệt vân chéo được đặc trưng bằng một phân số, trong đó tử sốbiểu thị số điểm nổi dọc, còn mẫu số biểu thị số điểm nổi ngang trên mỗi sợi dọchoặc sợi ngang trong giới hạn rappo. Tổng của tử và mẫu số bằng số sợi theo mỗihướng trong rappo.-12- Một số kiểu dệt vân chéo biến đổi:Hình 1-4c. Biểu diễn kiểu dệt vân chéo 2/2 [8 ]1 31 2Hình 1-4d. Biểu diễn kiểu dệt vân chéo phức ; [8 ]Hình 1-4e. Biểu diễn kiểu dệt vân chéo phức1 3; [8 ]2 01.5.2.3. Kiểu dệt vân đoạn:Kiểu dệt vân đoạn bao gồm kiểu dệt dọc (láng) và kiểu dệt ngang (satanh). Theokiểu dệt này số sợi dọc và số sợi ngang trong rappo phải lớn hơn hoặc bằng 5 cònbước chuyển phải lớn hơn 1 và nhỏ hơn 4.Như vậy đặc trưng của kiểu dệt vân đoạn là Rd= Rn ≥ 5 ; 11,2MnMn1.6.2. Chỉ số chứa đầy:Chỉ số chứa đầy đặc trưng cho mức độ chứa xơ hoặc sợi trong vải. Bao gồm độchứa đầy thẳng, độ chứa đầy diện tích, độ chứa đầy khối lượng.Độ chứa đầy ảnh hưởng nhiều đến tính chất của vải, độ chứa đầy nhỏ vải sẽ mềmuốn, làm tăng tính chất thẩm thấu không khí và tính dẫn nhiệt của vải. Ngược lại, khilàm tăng độ chứa đầy của vải sẽ làm tăng liên kết giữa xơ và sợi, làm tăng khối lượngvà độ bền của vải nhưng đồng thời làm giảm tính chất thẩm thấu không khí và tínhchất dẫn nhiệt của vải. Khi độ chứa đầy rất lớn vải sẽ cứng và nặng. từ ý nghĩa đó cầndệt các loại vỉa với độ chứa đầy khác nhau cho phù hợp với việc sử dụng vải trongthực tế, cũng như phù hợp với mùa thời tiết.1.6.2.1. Độ chứa đầy thẳng: [ 4 ]Thể hiện bao nhiêu phần trăm, của đoạn vải cắt theo hướng sợi dọc hoặc sợingang được chứa đầy sợi. Độ chứa đầy thẳng theo sợi dọc Ed :Ed =ddd .100.100 % = d= d d .M d (%)100aMd(1-1). Độ chứa đầy thẳng theo sợi ngang En :En =dnd .100.100 % = n= d n .M n (%)100bMn-15-(1-2)

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • NGHIÊN cứu TÍNH NĂNG MAY của vải DÙNG CHO MAY mặc và vải kỹ THUẬT NGHIÊN cứu TÍNH NĂNG MAY của vải DÙNG CHO MAY mặc và vải kỹ THUẬT
    • 73
    • 2,330
    • 2
  • Tài liệu BÍ QUYẾT QUẢN LÝ DỰ ÁN MỀM doc Tài liệu BÍ QUYẾT QUẢN LÝ DỰ ÁN MỀM doc
    • 2
    • 306
    • 0
  • Tài liệu Bí quyết quản lý thời gian trong mùa hè ppt Tài liệu Bí quyết quản lý thời gian trong mùa hè ppt
    • 1
    • 415
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.67 MB) - NGHIÊN cứu TÍNH NĂNG MAY của vải DÙNG CHO MAY mặc và vải kỹ THUẬT -73 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nguyên Liệu Sử Dụng Cho Vải Dệt Thoi