Vải Dệt Thoi Là Gì? Thành Phần, Tính Chất Và độ Bền Của ... - Saigo Sport
Có thể bạn quan tâm
Trong loạt các bài viết liên tục kế tiếp, tôi sẽ cố gắng tóm tắt lại một số kiến thức cơ bản về vải, để chúng ta có thể phân biệt và hiểu thế nào là vải dệt thoi, thế nào là vải dệt kim . Sự khác biệt giữa 2 loại vải này và ứng dụng dựa trên những khác biệt kỹ thuật đó.
Cũng trong những bài này, tôi sẽ nói về một số yêu cầu về đánh giá chất lượng của mỗi loại vải. Yêu cầu nào là bắt buộc phải đạt được để trở thành hàng hóa ở một số thị trường xuất khẩu như Mỹ, Châu Âu…hay nói cách khác là chỉ tiêu nào của vải phải bắt buộc được kiểm tra và đạt theo quy định của chính phủ nước nhập khẩu như khả năng chống cháy, hàm lượng Formaldehyde, pH, hàm lượng các chất bị hạn chế và những tiêu chuẩn khác của vải đang là yêu cầu chung của các nhãn hàng may mặc trên thế giới.
Bài viết liên quan: Vải dệt thoi là gì? Thành phần, tính chất và độ bền của vải dệt thoi
Vải dệt thoi (Woven fabric) là gì?
Vải dệt thoi được tạo ra qua quá trình dệt vải trên máy dệt thoi. Trong đó, hai hệ sợi riêng biệt gọi là sợi dọc và sợi ngang được đan kết hợp với nhau để tạo thành một loại vải. Sợi dọc (lengthwise yarns) là hệ sợi chạy từ phía sau ra phía trước của máy dệt (warp hoặc end). Hệ sợi ngang (crosswise yarns) là sợi đan từ biên này vải đến biên kia qua suốt khổ vải (Fill hoặc pick). Khung dệt là bộ phận giữ các sợi dọc ở ví trí được dự tính sẵn trong khi sợi ngang được cài thông qua nó. Sợi làm từ sợi tự nhiên như cotton, lụa và len cũng như sợi tổng hợp như nylon và polyester…đều có thể được sử dụng cho việc dệt vải.
Trong vải, sợi dọc và sợi ngang liên kết theo một quy luật nhất định gọi là kiểu dệt.
Một số kiểu dệt phổ biến
Vải dệt trơn hay vải Plain
Kiểu dệt Plain là đơn giản nhất trong tất cả các kiểu dệt. Các sợi dọc và ngang cùng chi số được đan xen với nhau theo quy luật một một .
Từng sợi ngang điền trên và dưới mỗi sợi dọc, luân phiên liên tiếp, tạo ra một số lượng lớn các điểm giao nhau.
Vải dệt trơn có kết cấu mạnh mẽ và cứng, thường được sử dụng cho thời trang và vải trang trí nội thất.
Vải dệt Polin
Vải Poplin là một loại vải dệt chặt, giống như dệt phẳng , được thiết kế với kích thước bằng nhau của sợi dọc và sợi ngang. Điểm khác biệt là với dệt phẳng hay plain là hệ sợi dọc kích thước nhỏ và nhiều hợn , chặt chẽ hơn , số lượng sợi dọc thường gấp đôi so với các sợi ngang.
Vải dệt chéo hay Twill fabric
Vải dệt chéo hay Twill fabric: Dệt chéo là một phương pháp dệt tạo ra một cấu trúc đan hình chéo trong vải.
Các loại vải chéo thường mềm hơn vải dệt phẳng do đó khả năng chống nhăn thường cao hơn nhiều so với kiểu dệt phẳng.
Twill là kiểu đan dệt với các đường sọc chéo song song (khác với kiểu dệt satin và dệt trơn). Điều này được thực hiện bằng cách đan các sợi ngang luồn qua trên một hoặc nhiều sợi dọc và sau đó luồn dưới một hay nhiều sợi dọc và lặp lại với một quy luật lệch bước giữa các hàng để tạo ra các mô hình đường chéo đặc trưng.
Vải chéo về mặt kỹ thuật có cấu trúc một mặt trước và một mặt sau, trong khi vải dệt trơn có hai mặt đều giống nhau. Mặt trước của vải chéo là mặt nổi rõ các đường chéo; thường xuyên sử dụng như mặt phải của vải, và là mặt nhìn thấy được trong quá trình dệt.
Tính chất chung của vải dệt thoi
Vải có cấu trúc tương đối bền tốt.
- Bề mặt vải khít.
- Hệ sợi dọc vuông góc với hệ sợi ngang.
- Độ dãn dọc và dãn ngang rất ít. Chỉ có thể co dãn ít theo hướng chéo nghiêng giữa chiều sợi dọc và sợi ngang. Vải dệt thoi chỉ có thể dãn ngang hoặc dọc nếu được thiết kể dệt với sự tham gia của sợi có tính co dãn như Spandex hoặc Lycra…
- Dễ bị nhầu, đặc biệt với một số loại vải như cotton, lanh…
- Vải không bị quăn mép, không bị tuột vòng.
- Vải dệt thoi ít bị co hơn vải dệt kim.
- Có biên vải rõ ràng.
- Đa dạng và phong phú về kiểu dệt, chất liệu.
Các thông số cơ bản của vải dệt thoi –Fabric specification
Mật độ hay Thread count (Threads per Unit Length)
Mật độ vải là thông số quan trọng. Mật độ vải là số sợi vải đếm được trên một đơn vị chiều dài vải theo chiều dọc hay chiều ngang.
Ví dụ mật độ sợi của vải cotton trung bình là 18 sợi/1 cm hay 45 sợi/ inche . Vải cao cấp thường có mật độ sợi từ 22 sợi/1 cm hay 55 sợi/ inche trở lên. Mật độ lớn, kết hợp với sợi vải mảnh sẽ cho vải thêm mềm, mượt. Mật độ lớn với sợi vải cỡ lớn cho vải chắc, và bền.
+ Mật độ sợi dọc: Là số lượng sợi dọc trên một đơn vị chiều dài theo hướng ngang , thông thường là số sơi dọc trên 1 inche ( End per inche hay viết tắt là EPI).
+ Mật độ sợi ngang: Là số lượng sợi ngang trên một đơn vị chiều dài theo hướng dọc , thông thường là số sợi ngang trên một inche (Pick per inche hay viết tắt là PPI) .
Ví dụ: 100% cotton dyed twill woven fabric, 126×54, 20Sx10S
Mật độ vải là 126 sợi dọc/ inche và 54 sợi ngang/ inche.
Hay: Vải có thông số Thread count là: 297×88. Nghĩa là vải có EPI = 297 và PPI=88.
Chỉ số đứng trước luôn luôn là mật độ dọc và chỉ số sau là mật độ ngang.
Phương pháp kiểm tra được áp dụng thông thường theo chuẩn quốc tế cho thông số này là tiêu chuẩn ASTM D3775-2012.
EPI là viết tắt của Ends Per inche và PPI là viết tắt của Pick Per Inche. Ở đây Ends được biết là sợi dọc( warps) và Pick được gọi là sợi ngang ( Fills).
- Làm thế nào để biết được sợi nào là sợi dọc, sợi nào là sợi ngang trong mẫu vải dệt thoi?
- Thông thường mật độ sợi dọc EPI là nhiều hơn mật độ sợi ngang EPI
- Dụa vào cường lực sợi: Cường lực sợi dọc thường cao hơn cường lực sợi ngang.
- Sợi dọc thường mãnh hơn và độ xoắn cao hợn sợi ngang.
- Nếu là vải sọc màu, sợi dọc thường là hướng của sọc màu.
- Nếu vải có biên vải, sợi dọc song song với biên vải. Sợi ngang vuông góc với biên vải.
- Tương đối khó để kéo sợi dọc ra khỏi mẫu vải hơn sợi ngang.
- Sau khi gỡ sợi khỏi mẫu vải, sợi dọc thường thẳng hơn sợi ngang.
- Phát hiện sợi dọc dựa vào dấu hiệu hồ trên sợi dọc. Sợi ngang không có hồ .
Chi số sợi hay Yarn size hay Counts of Yarn
Cỡ sợi hay độ thô mãnh của sợi vải là yếu tố quan trọng thứ nhì sau mật độ vải.
Sợi càng mảnh thì chất vải càng mềm mượt, nhưng bề mặt vải sẽ yếu hơn so với vải có sợi cỡ lớn hơn.
Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách tăng mật độ sợi để tăng độ bền của vải. Các loại vải có cỡ sợi lớn, thường có mật độ trung bình cho ta loại vải rất bền, chắc chắn, dễ giặt giũ bảo quản.
Tuy nhiên loại vải này có thể cho cảm giác hơi cứng. Các loại vải mềm mượt sẽ được dệt bằng cỡ sợi nhỏ và mật độ vải lớn.
Ví dụ vải tơ tằm, lụa tencel …thường có sợi rất mảnh, do vậy các sản phẩm của tơ tằm và lụa tencel mới mềm và mượt hơn nhiều so với các loại vải khác.
Độ dày hoặc đường kính của sợi là một trong những đặc tính cơ bản. Tuy vậy, không có cách nào để đo đường kính sợi theo một cách có ý nghĩa.
Có hai hệ thống xác định chi số sợi được sử dụng: Trực tiếp và gián tiếp.
Hệ thống trực tiếp
Hệ thống trực tiếp biểu thị chi số dựa trên việc đo khối lượng trên một đơn vị chiều dài của sợi.
Chiều dài trong hệ thống là cố định.
Sợi mảnh hơn có chỉ số thấp hơn.
Những chi số chính được sử dụng là:
Chi số lớn sợi càng thô.* Tex – khối lượng tính bằng gram trên 1000 mét* Denier – khối lượng tính bằng gram trên 9000 mét.* Decitex – khối lượng tính bằng gram trên 10000 mét1 tex = 10 decitex
Ví dụ: Sợi 250D nghĩa là 9000 mét sơi sẽ nặng 250 grs
D hay denior = G( gram)/ L ( 9000m) hay trọng lượng grams của 9000m sợi
D càng lớn thì sợi càng thô, D càng nhỏ thì sợi càng mãnh.
Đơn vị này thường dùng với sợi filament.
Sợi mãnh 1D là sơi Micro filament.
Để có thể dệt được, sợi phải có chi số nhỏ nhất là 10D.Công thức chung của hệ thống trực tiếp là : N = (W x l)/LTrong đó:N : chi số sợiW: khối lượng lượng mẫu sợiL: chiều dài mẫul: đơn vị của hệ thống chiều dài
Chi số sợi dùng để chỉ độ thô mãnh của một sợi và được xác định bằng khối lượng của nó trên mỗi đơn vị chiều dài. Nó thường được đo bằng số gam trên mỗi một kilomet sợi, đơn vị đo lường của phương pháp đo này được gọi là “Tex”. Hay nói cách khác Tex là khối lượng tính bằng gram của một 1000m sợi.
Hệ thống gián tiếp
Đây là hệ thống biểu thị chi số dựa trên chiều dài của sợi trong một đơn vị khối lượng của sợi.
Là hệ thống dựa trên khối lượng xác định.
Sợi mảnh hơn có chỉ số cao hơn.
Những đơn vị chính được sử dụng là:
Chi số len New = số con sợi có chiều dài 560 yard trên 1 poundChi số bông Nec = số con sợi có chiều dài 840 yard trên 1 poundChi số mét Nm = số Km chiều dài trên 1 Kg
Công thức chung của hệ thống gián tiếp là: N = (L x w) / (l x W)Trong đó:
w: đơn vị của hệ thống khối lượng N : chi số sợiW: khối lượng lượng mẫu sợiL: chiều dài mẫul: đơn vị của hệ thống chiều dài
Ví dụ:
Chi số mét: Nm = L(m)/ G ( gram trọng lượng sợi)
Thể hiện chiều dài của một gram sợi.
Nm=76 tức là 1gr sợi sẽ có chiều dài là 76 mét
Ngành công nghiệp sợi có xu hướng sử dụng đơn vị Anh, được xác định bởi số lượng cúi sợi ( hanks) ( mỗi cúi sợi dài 840 yards hay 770 mét ) trên mỗi pound hay 453,6 grams sợi, và được ký hiệu “Né”.
Trong hệ thống này, chi số sợi lớn hơn nghĩa là sợi mịn hơn và ngược lại.
Ví dụ các chi số sợi cho vải denim thường từ Ne 4 đến Ne 12. Nhưng với các loại vải trọng lượng nhẹ hơn như Chambray thì Né từ 12.5 đến 30. Ở Mỹ, một loại sợi có chi số 1-20, được coi là sợi thô. Thông thường một loại vải mịn, tốt phải có chi số sợi từ 40 đến 80.
Ví dụ: Chi số Anh : Ne= L ( yd) / G ( pound)
Nm= Ne x 1,693
Ne 40 > Nm= 40x 1.693= 68
Ne 40 nghĩa là 1 gram sợi này sẽ có chiều dài 68m
T x Nm = 1000
T x Ne = 1000 / 1.693
Trọng lượng vải – Fabric weight
Trọng lượng vải là cân nặng của vải trên một đơn vị diện tích, thường là gram trên mét vuông ( g/m2 hay gram per square meter GSM) hay Ounce trên yard vuông (Ounce per square yard – Oz/ yd2) thường được sử dụng trong hệ thống đo lường quốc tế.
Một loại vải gọi là nhẹ khi có trọng lượng dao động từ: 30 -150 g/m2; Gọi là trung bình khi trọng lượng dao động từ 150- 350 g/m2; Và gọi là vải nặng khi trọng lượng nặng hơn 300g/m2.
Thông thường, phải mô tả trọng lượng vải theo cả hai hệ thống đơn vị GSM g/m2 hay đơn vị Metric và cả hệ thống đo lường Anh ( Imperial) nghĩa là Oz/Yd2 vì:
- Metric là đơn vị tiêu chuẩn ISO được sủ dụng trong tiêu chuẩn quốc tế ASTM D3776-07 cho việc xác định trọng lượng vật liệu trên một diện tích. Khi bạn gửi vải tới một phòng thí nghiệm kiểm định, họ sẽ dùng tiêu chuẩn này để kiểm tra và báo cáo kết quả.
- Dụng cụ để kiểm tra trọng lượng theo phương pháp này là đơn giãn, rẽ tiền và có thể thực hiện ngay trong văn phòng của ban.
- Mặc dù là tiêu chuẩn chung của quốc tế, nhưng Mỹ là một trong những nước không sủ dụng đơn vị metric này, vì vậy phải chuyển thành Oz/Yd2.
Ngoài ra, có khi người ta còn mô tả trọng lượng vải theo đơn vị chiều dài của vải (Linear measure). Ví dụ:
- g/m hay gram trên chiều dài 1m (g/m or gram per linear meter)
- oz/yd hay ounce trên một yard chiều dài (oz/yd or ounces per linear yard),
1 Ounce = 28.35 gram
1 Yard = 0.914 mét
1 Yard vuông hay Yd2 = 0,914 x 0,914 = 0, 836 mét vuông
Vì vậy:
1 Oz/Yd2 = 28.35gr/ 0.836 m2 = 33.9
Nhìn vào trọng lượng vải, kiểu dệt và hoàn tất, có thể giúp bạn để quyết định chọn loại vải thích hợp nhất tùy theo yêu cầu sử dụng cuối cùng của nó.
Trong may mặc, người ta còn dựa vào trọng lượng vải hay vải dày mỏng để chọn chỉ may hay kim may tương ứng để phù hợp.
Thành phần vải – Fabric composition %
Thành phần vải chắc chắn là một thông số quan trọng khi mô tả hoặc đề cập đén bất lỳ một loại vải hoặc áo quần nào đó.
Ngoài việc thành phần vải cho chúng ta biết tính chất cơ lý hóa của sản phẩm, mức độ giá trị, tính chất sử dụng ….nó còn là một yêu cầu bắt buộc phải công bố trên nhãn hàng hóa theo luật định (ví dụ như quy định 16 CFR Part 303 của Ủy ban Thương mại liên bang Hoa kỳ hay quy định EU 1007/2011 của liên minh Châu Âu…) nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Các quy định này nói chung bắt buộc mỗi sản phẩm hàng hóa dệt may khi tiêu thụ trên thị trường ghi rõ thành phần vật liệu vải trên nhãn hàng hóa sử dụng, nhãn này bao gồm thông tin vật liệu dệt, hướng dẫn sử dụng, thông tin nhà nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ …và phải được gắn liền trên sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng với các yêu cầu khác như dễ nhận ra, dễ đọc…
Thêm nữa, thành phần này, phải được phân tích và chứng nhận bởi một đơn vị kiểm định hay phòng thí nghiêm độc lập, được công nhận bởi chính phủ nước nhập khẩu. Ví dụ như các phòng thí nghiêm Intertek, BV, SGS, TUV…
Không ít trường hợp ở thị trường nội địa hiện nay, chúng ta gặp phải những áo quần rõ ràng chất liệu là 100% Polyester, nhưng trên nhãn thành phần vẫn ghi là 100% Cotton, hoặc 65% polyester 35% Cotton…
Tôi không nghĩ đây là những trường hợp người sản xuất cố tình đánh lừa người sử dụng mà là chưa nhận thức được vai trò quan trọng, cũng như ý nghĩa của thành phần vải cũng như chưa được hướng dẫn một cách đầy đủ về yêu cầu của nhãn thành phần từ các cơ quan có trách nhiệm.
Vậy thành phần vải là gì:
Thành phần vải bao gồm tỷ lệ các thành phần xơ sợi tham gia trong vải. Xơ sợi đó có thể là xơ sợi thiên nhiên hay nhân tạo. Có thể là chỉ gồm một loại xơ sợi (Tỷ lệ 100%) hay 2, 3 .. hay có thể nhiều hơn các loại xơ sợi khác nhau. Ví dụ:
Cotton 100%
Hay: Cotton 60% Polyester 40%
Hay: 65% Polyester, 31% Coton, 4% Spandex
Để xác định thành phần vải người ta có thể sủ dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng.
- Kiểm tra bằng trực quan hoặc dưới kính hiển vi.
- Bằng cách đốt và nhận ra loại xơ sợi.
- Dùng biện pháp hòa tan bằng các loại hóa chất và nhận ra dựa vào đặc diểm hòa tan của mỗi loại xơ sợi.
- Dựa vào phổ quang học đặc trưng của từng loại xơ sợi.
Hai phương pháp tiêu chuẩn để xác định thành phần vải trong các phòng thí nghiệm kiểm định hiên nay như Intertek, BV, TUV., SGS….sử dụng đó là các tiêu chuẩn :
- AATCC 20A cho kiểm tra định tính và
- AATCC 20 cho kiểm tra định lượng. Ví dụ kết quả trong một báo cáo của ITS như sau:
Nhân đây cũng chỉ đề cập sơ qua tổng quan sơ đò về phân loại các loại vật liệu dệt. Để hiểu sâu hơn về về tính chất và ứng dụng của các loại xơ dệt, các bạn sẽ phải đọc thêm ở bài viết chuyên về vật liệu dêt.
Formaldehyde
Formaldehyde là hợp chất hữu cơ có rất nhiều tên gọi khác nhau như formol, methyl aldehyde, methylene oxide, metanal, là andehyde đơn giản nhất…
Công thức hóa học là HCHO, là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước (nếu dung dịch này có khoảng 40% theo thể tích hoặc 37% theo khối lượng gọi là formon hay formalin).
Formaldehyde là một trong những hóa chất công nghiệp cơ bản, rất độc nhưng lại rất thông dụng. Formaldehyde được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt, nhựa, chất dẻo (chiếm tới một nửa tổng số formaldehyde tiêu thụ), trong giấy, sơn, xây dựng, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, keo dán, thuốc nổ, các sản phẩm làm sạch, trong thuốc và sản phẩm nha, giấy than, mực máy photocopy… làm chất khử trùng trong nông nghiệp và thủy sản.
Formaldehyde có tính sát trùng cao nên trong y học sử dụng để diệt vi khuẩn, sát trùng và là dung môi để bảo vệ các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể con người, ướp xác… Formaldehyde dễ dàng kết hợp với các protein (thường là thành phần các loại thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền, không thối rữa, không ôi thiu, nhưng rất khó tiêu hóa. Chính tính chất này đã bị lợi dụng để kéo dài thời gian bảo quản của các thực phẩm như bánh phở, hủ tiếu, bún, bánh ướt…và cả trong bia để chống cặn vì giá thành thấp.
Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi,…Formaldehyde là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai bị nhiễm có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Formaldehyde là một chất có tiềm năng gây ung thư đã được tranh luận từ những năm 1980. Từ tháng 4 năm 2004, formaldehyde đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại thuộc nhóm 3 (chất có khả năng gây ung thư) sang nhóm 1 (chất gây ung thư). Tuy nhiên, hiện giờ phân loại formaldehyde là chất có khả năng gây ung thư vẫn duy trì trên toàn EU.
Riêng việc tồn tại formaldehyde trên vải, quần áo mới được phát hiện từ năm 2007, sau khi một số lô hàng chăn nệm Trung Quốc bày bán tại Úc bị phát hiện có formaldehyde với liều lượng cao.
Formaldehyde tồn tại trong vải là hoàn toàn có thể, không phân biệt vải dệt của nhà máy hay vải dệt thủ công truyền thống. Formaldehyde tồn tại trong vải do được sử dụng trong công đoạn in nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu và tạo liên kết ngang để chống nhăn trong khâu hoàn tất, chống nấm mốc.
Dùng Formalfehyde dạng nhựa trong xử lý hoàn tất để chống nhàu, phần lớn áp dụng cho các sản phẩm dệt từ sợi thiên nhiên như cotton, tơ tằm… Mặc dù hiện nay có rất nhiều công nghệ và hóa chất khác để thay thế formaldehyde, nhưng formaldehyde vẫn được sử dụng trong công nghiệp dệt vì giá thành rẻ.
Mức giới hạn formaldehyde trong vải ở các nước không giống nhau, Nhật có mức giới hạn nghiêm ngặt là vải dùng cho trẻ em thì không có formaldehyde và không quá 75 ppm đối với vải tiếp xúc trực tiếp với da. Tuy nhiên, giới hạn này có thể xem là một rào cản kỹ thuật vì phương pháp kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 14184-1998 chỉ phát hiện formaldehyde ở mức trên 20 ppm trong vải.
Các chuyên gia châu Âu cho rằng ở mức dưới 10 ppm thì coi như không có formaldehyde, từ 10 ppm đến 20 ppm thì có thể xác định có formaldehyde trong vải nhưng chỉ có thể định lượng được khi formaldehyde có hơn 20 ppm, vì thế đưa ra việc xác định formalfehyde trong vải ở mức từ 0 đến 20 ppm là không thật.
Từ đó, Liên minh châu Âu chấp nhận mức giới hạn formaldehyde có trong vải là ≤ 30 ppm. Thực tế, chúng ta không dễ dàng nhận biết sự có mặt của formaldehyde trong vải do mùi hắc đặc trưng của nó vẫn có thể bị lẫn với các loại hóa chất hồ vải, thuốc nhuộm màu hay giữa các loại chất liệu vải khác nhau. Việc nhận biết dư lượng hóa chất này chỉ có thể thực hiện nhờ các phương pháp kiểm tra.
Gần đây, còn nhiều nước trong đó có Việt Nam, về tiêu chuẩn chất lượng vải không đề cập đến formaldehyde. Do đó, các lô hàng quần áo nhập khẩu vào Việt Nam không bị kiểm nghiệm tiêu chuẩn này. Trước thông tin nhiều loại quần áo Trung Quốc chứa chất gây ung thư formaldehyde khiến nhiều người lo lắng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vì formaldehyde có đặc tính hòa tan trong nước, nên tốt nhất quần áo, chăn drap, rèm cửa hay vải bọc ghế… mới mua về nên giặt sạch trước khi dùng để giảm nguy cơ nhiễm độc (Một thực nghiệm tại Hàn Quốc cho thấy, dư lượng formaldehyde trong các sản phẩm dệt may giảm 60% sau khi giặt lần đầu). Theo thời gian, dư lượng formaldehyde trong vải dệt may sẽ mất dần do quá trình phân hủy trong không khí bởi đây là chất khí dễ bay hơi.
Do vậy, để sản xuất vải hay áo quần xuất khảu qua các thị trường nước ngoài , việc tìm hiểu yêu cầu về hàm lượng Formaldehyde cho phép là vấn đề phải quan tâm để lựa chọn hóa chất thuốc nhuộm, công nghệ xử lý phù hợp, của nhà sản xuất.
Chỉ số pH
pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Một dung dịch trung hòa khi hoạt độ của các ion hiđrô cân bằng với hoạt độ của các ion hiđrôxít, hay có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.
Giá trị pH da của con người là có tính axit nhẹ và nó có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều bệnh. Vải có pH nằm trong trung tính (pH 7) hoặc nhẹ (hơi dưới 7) là thân thiện với da người . Vải có giá trị pH cao có thể dễ dàng làm hại và có thể gây ra phản ứng dị ứng với da người sủ dụng .
Áó quần là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da người, do vậy Ph của vải là một chỉ tiêu quan trọng mà chúng ta phải chú trọng kiểm soát để bảo đảm rằng pH còn lại trên vải sau khi hoàn tất luôn luôn phải nằm trong phạm vi cho phép của khách hàng.
Để kiểm tra giá trị pH trong vải, người ta đun một mẫu vải trong nước cất để chiết lấy acid hay kiềm trong vải vào dung dịch, sau đó để nguội và đo bằng pH kể ( pH meter) .
Đây là một ví dụ báo cáo kết quả kiểm tra pH và Formaldehyde trên một loại vải của phòng thí nghiệm ITS:
Trong đó , phân Formaldehyde đầu tiên được phân tích định tính bằng phương pháp AATCC 94, và không phát hiện có formaldehyde trên vải, do đó công việc định lượng là không cần thiết thực hiện.
pH của vải đo được trong kết quả trên là 6.0, nằm trong phạm vi cho phép của khách hàng 5.5 – 8.0. , nên như vậy là đạt yêu cầu.
Trong phần tiếp sẽ đề cập đến những yêu cầu về cường lực, độ co của vải…
Độ co giãn của vải sau khi giặt-Dimension change of fabric after home laundering
Thông thường chúng ta hay nói là độ co của vải sau giặt, nhưng trong thực tế, có trường hợp vải sẽ co lại sau giặt, nhưng cũng có thể vải lại giãn ra sau giặt, cho nên nói thay đổi kích thứơc là đúng hơn. Trong kỹ thuật, sự thay đổi này được tính theo phần trăm kích thước thay đổi theo chiều ngang hay chiều dọc.
Nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi kích thước của vải hay áo quần sau giặt
Để giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng áo quần thay đổi kích thước sau những lần giặt đầu tiên, phải căn cứ vào thành phần của từng loại vật liệu vải, kiểu dệt, quy trình công nghệ xử lý hoàn tất .
Mỗi loai vật liệu dệt sẽ có đặc điểm co rút khác nhau , có loại co rút rât nhiều như len,linen; Loại có khuynh hướng dễ co rút như sợi bông hay cellulose hay các vật liệu ít co rút nhất như là các loại xơ sợi tổng hợp…;
Nguyên nhân khác như cấu trúc kiểu dệt. Vải dệt kim luôn có xu hướng độ co lớn, trong khi vải dệt thoi thí ít bị co hơn. Trong vải dệt thoi các kiểu dệt khác nhau, thì có loại co rất nhiều như các kiểu dệt dobby, Jacquard.. trong khi các kiểu dệt chéo thông thường lại ít co hơn.
Nói chung , việc thay đổi kích thước của vải hay áo quần là hiên tượng thực tế xảy ra đối với vải hoặc áo quần. Nguyên nhân là do quá trình sản xuất từ kéo sợi, dệt , xủ lý tẩy nhuộm hoàn tất, cắt may đều có xu hướng tác động lên việc thay đổi trạng thái ổn định tự nhiên của xơ sợi. Hay nói cách khác, làm thay đổi nội năng của xơ sợi. Áo quần , vải sợi tồn tại bên trong một năng lượng không ổn định và luôn có xu hương giải phóng phần năng lượng đó để có trạng thái nôi năng ổn định nhất.
Quá trình giặt giũ là giai đoạn vải hay áo quần đựơc xử lý trong môi trường nước, dưới tác động rung lắc, nhiệt độ, có mặt của cả chất tẩy giặt…trong môi trừơng đó, xơ sợi có điều kiên trương nở, sắp xếp lại cấu trúc, giải phóng nội năng để đạt được trạng thái ổn định nhất sau khi phần nước được bay hơi chậm trong quá trình sấy tự do, không co kéo, không cưỡng bức . Vì vậy xuất hiện tình trạng thay đổi kích thước so với trước khi giặt. Thông thường quá trình này sẽ kết thúc sau khi trạng thái ổn định của vải đã đạt được sau một vài lần giặt giũ đầu tiên.
Vì vậy để bảo đảm kích thước áo quần không bị thay đổi sau quá trình giặt giũ khi sử dụng , vải nhất định phải được kiểm tra độ co, trước khi cắt may. Phần kích thước thay đổi hay phần trăm co rút không tác động nhiều đến kích thước áo quần sau giặt gọi là phần độ co cho phép của vải . Ví dụ: độ co dọc của vải là 3%, kích thước của một cái quần may bằng vải này có chiều dài là 100 cm, sau khi giặt , kích thước tối đa của quần cho phép là 97 cm, không thể ngắn hơn…
Phương pháp kiểm tra độ co của vải
Phương pháp kiểm tra và đánh giá độ co của vải được sủ dụng là AATCC 135 . Theo tiêu chuẩn này, vải sẽ được vẽ các vuông kích thước 380 x380 mm không cùng hàng ngang hay dọc trên mặt vải , trước khi giặt. Sau đó vải được giặt và sấy khô với các thông số quy định như : quy cách máy giặt, khối lượng , chất lượng chất giặt, nhiệt độ , thời gian ….( Chi tiết, các bạn muốn biết rõ, hãy liên hệ để được cung cấp) . Sau khi sấy khô, cũng với các thông số tiêu chuẩn, kích thước các ô vuông sẽ được đo lại và tính toán % độ co của vải theo công thức: % DC = 100 (B-A)/A
Trong đó: % DC là % thay đổi kích thước của vải. A: Là kích thước trước giặt (380mm); B: kích thước sau giặt.
Đây là kết quả độ co của một loại vải trong một báo cáo của ITS:
Kết quả thay đổi kích thước sau 3 lần giặt: Chiều dọc ( Warp): Không co ( Negligible) ; Chiều ngang ( Weft) -1,1% . (+): Nghĩa là giãn ra, (-): nghĩa là co lại.
Độ lệch kênh vải sau giặt Skewness
Độ lệch kênh vải hay skewness là một lỗi xuất hiện trong một tấm vải xãy ra khi sợi ngang trong vải dệt thoi hoặc các hàng vòng trong vải dệt kim bị lệch tạo thàng một góc với cạnh biên của vải , nguyên nhân gây ra do là việc tác động sức căng không đồng đều trong vải trong quá trình dệt nhuộm hoàn tất dẫn đến kênh ngang không vuông góc với kênh dọc . Nếu lỗi này không được giải quyết ngay phù hợp, nó là nguyên nhân gây ra những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng cho chất lượng sản phẩm , bắt đầu từ xu hướng xiên kênh trong các bộ phận cấu thành sản phẩm may mặc (còn gọi là phôi).
Mặc dù có thể sản phẩm sau cắt may, ủi và đóng gói có thể trông rất hoàn hảo nhưng lỗi xiên kênh sẽ xuất hiện sau khi giặt. Sự biến dạng này cũng có thể được giải thích tương tự như hiện tượng độ co của vải ở trên. Hiện tượng này còn được gọi là là “Spirality”, “Twist”, và “Torque”.
Do vậy, để tránh lỗi này xãy ra cho sản phẩm, độ lệch kênh này phải được kiểm tra cả trong công đoạn trước và sau khi cắt may.
Cũng như việc kiểm tra độ co, vải phải được kẻ trước các hình vuông hay chủ nhật trên vải, cạnh vuông song song với biên vải. Sau giặt và sấy ( thường là 3 lần), độ lệch của đường kẻ này so với vị trí ban đầu sẽ được đo và tính toán % lệch kênh của vải.
Độ bền kéo đứt Tensile strength of fabric
Độ bền kéo đứt của vải có nghĩa là lực có thể làm vải bị kéo đứt theo hướng dọc hoặc hướng ngang . Cường độ chịu kéo của vải đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng của sản phẩm cuối cùng được sản xuất từ nó. Độ bền kéo đứt tốt liên quan đến độ bền sủ dụng của vải. Vì vậy, cường độ chịu kéo của vải phải được kiểm tra sau mỗi quá trình hóa học và đặc biệt là sau khi quá trình dệt trước khi quyết định công nghệ xử lý hóa chất.
Độ bền kéo trong vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Các tác nhân đóng vai trò quan trọng trong việc quyêt định cường lực của vải.
- Trọng lượng vải .
- Độ xoắn , chi số sợi
- Thành phần sợi .
- Sợi đơn hay sợi xe, sợi chập.
- Mật độ vải
- Kiểu dệt vải..
Cường độ chịu kéo của vải đã được kiểm tra theo theo tiêu chuẩn ASTM – D5035. Trong phương pháp này, máy kiểm tra kẹp và kéo môt băng vải bề rộng cố định và kéo căng với một tốc độ đồng nhất, đến một lực kéo nhất định, băng vải bị kéo đứt, lực kéo giảm đột ngột và lực kéo đứt được xác định.Vậy cường độ kéo đưt của một loại vải là lực mà băng vải đó có thể chịu đựng được trước điểm bị đứt. Lực đó có thể được tính bằng PSI hoặc Lb/in2 theo đơn vị Mỹ , hoặc N/m2 theo đơn vị đo lường quốc tế ….
Phương pháp này cũng dùng cho việc kiểm tra độ bền đứt cho các loại vải không dệt nhưng không sử dụng cho các loại vải dệt kim vì tính co giãn cao của nó.
Tiêu chuẩn độ bền đứt của vải tùy thuộc yêu cầu của mỗi khách hàng, thường thì được yêu cầu tùy theo từng khoảng trọng lượng vải.
Độ bền xé rách của vải Tearing strength of fabric
Một chỉ tiêu khác cũng yêu cầu đối với vải dệt thoi là độ bền xé rách của vải.
Độ bền xé rách là lực kháng lại của vải chống rách hoặc lực cần thiết để vỉa có thể chịu đựng được trước khi nó bị bắt đầu xé rách . Độ bền xé rách là một chỉ tiêu quan trọng của vải để xác định phạm vi uwsngs dụng ứng dụng của vải , đặc biệt trong các yêu cầu công nghiệp đòi hỏi độ bền vải cao như áo jacket , vải lều bạt công nghiệp , quần áo bảo hộ công nhân, bao tải, hay cả trong sinh hoạt , may mặc thẩm mỹ …
Độ bền xé rách của vải phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Trọng lượng của vải – vải có trọng lượng cao hơn sẽ bền rách hơn.
- Cường lực của sợi trong vải. Sợi bền hơn, sẽ cho độ bền xé rách cao hơn.
- Mật độ sợi dọc và sợi ngang . Mật độ cao cho độ bền rách cao.
- Kiểu dệt vải: Kiểu dệt phẳng có độ bền thấp nhất trong các kiểu dệt.
- Sợi filament sẽ có độ bền xé rách cao hơn sợi xơ ngắn.
- Loại hoàn tất hay finishing áp dụng trong vải.
Độ bền xé rách được kiểm tra bằng phương pháp tiêu chuẩn ASTM D1424.
Trong đó, vải được gá lên máy và chịu tác động của một lực xé trên một đoạn dài quy định theo chiều dọc và chiều ngang của vải . Lực tạo ra do kết quả rơi của một con lắc có trọng lượng xác định. Lực xé rách đo được là lực để đoạn cắt xác định trên mẫu thí nghiêm của vải bị xé rách và con lắc có thể rơi tự do.
Đơn vị đo cường lực xé rách vải ( Tearing strength) cũng như đơn vị đo cường lực kéo đứt ( Tensile strength) ở phần trên.
Từ khóa » Nguyên Liệu Sử Dụng Cho Vải Dệt Thoi
-
Vải Dệt Thoi Là Gì? Đặc Điểm, Tính Chất & Các Thông Số Cơ Bản
-
Vải Dệt Thoi
-
VẢI DỆT THOI (P.1) - VIETHUNG'S BLOG
-
Vải Dệt Thoi Là Gì? Đặc Trưng Cấu Tạo Và Các Thông Số Cơ Bản Của Vải ...
-
Tài Liệu Công Nghệ Sản Xuất Vải Dệt Thoi - SlideShare
-
Tìm Hiểu Về Vải Dệt Kim, Vải Dệt Thoi Và Vải Không Dệt
-
[PDF] CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẢI DỆT THOI
-
Vải Dệt Thoi (Woven Fabric) Là Gì? Tính Chất Chung Của ... - Khăn Muses
-
Nhận Biết Vải Dệt Thoi Là Gì, Tính Chất, Các Thông Số Cơ Bản Loại ...
-
Phần 11: Nguyên Liệu Dệt Và Các Sản Phẩm Dệt
-
CHƯƠNG 1ĐẶC TRƯNG CỦA VẢI DỆT THOI - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nghiên Cứu Một Số Tính Chất Cơ Lý Của Vải Dệt Thoi Cottonspandex ...
-
Vải Dệt Thoi Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Vải Dệt Thoi?
-
3 Kiểu Dệt Thoi Cơ Bản - PIS