Vải Dệt Thoi Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Vải Dệt Thoi?

  1. Vải dệt thoi là gì?
  2. Các kiểu vải dệt thoi
  3. Vải dệt thoi có đặc điểm gì?
  4. Nguyên liệu sử dụng cho vải dệt thoi
  5. Các thông số của vải dệt thoi và cách đọc
  6. Thông số Thread Count
  7. Thông số Yarn Count
  8. Có bao nhiêu loại vải dệt thoi?
  9.  Vải Kaki
  10. Vải Taffeta
  11. Vải Voan
  12. Vải nhung
  13. Vải nỉ
  14. Vải lụa Kashmir
  15. Ứng dụng của vải dệt thoi là gì?
  16. Ứng dụng trong may mặc
  17. Ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất

Vải dệt thoi tồn tại dưới nhiều mẫu mã khác nhau, so với các dòng vải khác thì phong phú hơn rất nhiều. Thế nhưng, khái niệm vải dệt thoi là gì bạn đã nắm được chưa? Mời bạn cùng GoldenSilk tìm hiểu các thông tin bổ ích liên quan đến loại vải này nhé!

Vải dệt thoi là gì?

Trong tiếng Anh vải dệt thoi được định nghĩa bằng cụm từ Wowen Fabric. Ý chỉ chung cho những loại vải được hình thành dựa trên khung dệt. Mà khung dệt đó có thể do con người tạo theo cách thủ công hoặc sản xuất dựa trên các công đoạn công nghiệp.

Vải được cấu tạo từ nhiều sợi ngang – dọc khác nhau. Chúng được đan xen giữa hai hoặc nhiều sợi cùng góc vuông với nhau. Các sợi cấu thành vải có thể được cấu thành từ sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp.

Chất liệu vải dệt thoi

Bên cạnh đó, vải cũng có thể được hình thành dựa trên sự kết hợp với một tỉ lệ nhất định giữa các loại sợi với nhau. Đơn cử như 80% sợi tự nhiên được kết hợp cùng với 20% sợi nhân tạo. Sự kết hợp linh hoạt này giúp cho vải dệt thoi có được nhiều ưu điểm hơn. 

Các kiểu vải dệt thoi

Có khá nhiều kiểu vải dệt thoi thịnh hành trên thị trường, nhưng có 5 loại phổ biến nhất là:

  • Vải dệt Poplin: Chất liệu vải này tương tự như vải trơn vậy. Số lượng sợi dọc được biết là nhiều hơn so với sợi ngang. Nhưng nếu so về kích thước thì sợi dọc bé hơn so với sợi ngang.
  • Vải thoi xương cá: Sở dĩ có tên gọi này là vì các sợi cấu thành tấm vải có hình chữ V. Chất liệu vải này thường có nhiều màu sắc nên thích hợp để dùng thiết kế đồ decor, bọc nệm, sofa.
  • Vải dệt chéo: Với kiểu dệt đan chéo này, vải sở hữu được đặc tính tốt là không bị nhăn. Hơn nữa, chúng còn giữ được form dáng vô cùng tốt.
  • Vải dệt Satin: Chất liệu vải dệt này được đánh giá là phức tạp nhất nhưng nó lại có độ sáng vô cùng tốt. Kiểu dệt Satin này được ứng dụng nhiều trong các loại vải may trang phục cần nhiều màu sắc.
  • Vải dệt trơn: Các sợi dọc – ngang cấu tạo thành tấm vải thường sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ. Cả 2 bề mặt vải được đan đều nên mang đặc điểm giống nhau.
Vải dệt thoi có nhiều kiểu khác nhau

Vải dệt thoi có đặc điểm gì?

Đặc điểm vải dệt thoi là gì? Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, vải dệt thoi thường có những đặc điểm chính là:

  • Các sợi vải được đan với nhau một cách chặt chẽ, bề mặt vải luôn trong tình trạng khít.
  • Các sợi ngang – dọc luôn vuông góc với nhau.
  • Độ co giãn của vải cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ kết hợp giữa sợi tổng hợp và sợi tự nhiên.
  • Vải không dễ bị nhăn, đứt chỉ hay quăn các mép.
  • Vải thường được sản xuất với nhiều mẫu mã, phong phú về màu sắc cho khách hàng lựa chọn.
Độ co giãn của vải dệt thoi vô cùng tốt

Nguyên liệu sử dụng cho vải dệt thoi

Giống như GoldenSilk đã đề cập ở trên, vải dệt thoi được cấu thành từ nhiều nguyên liệu. Không có nguyên liệu nào được quy định riêng cho loại vải dệt này.

Do đó, có thể kết luận rằng, căn cứ vào từng chất liệu vải mà nguyên liệu cấu thành tấm vải dệt thoi sẽ khác nhau. Sợi tổng hợp thường được phân theo 2 loại chính là sợi tự nhiên và nhân tạo.

Đa phần các loại sợi tổng hợp sẽ được làm chủ yếu từ dầu mỏ. Trong khi đó, sợi tự nhiên sẽ được bào chế từ các nguyên liệu như sợi tơ tằm, rayon và gỗ….

Vải dệt thoi được cấu thành từ nhiều sợi tổng hợp

Các thông số của vải dệt thoi và cách đọc

Vải dệt thoi thường có khá nhiều thông số quan trọng bạn cần hiểu. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được chất lượng cũng như chọn đúng loại vải dệt thoi phù hợp với nhu cầu của mình.

Chi tiết thông số vải dệt thoi là gì và cách đọc như sau:

Thông số Thread Count

Đây là thông số để chỉ tổng số sợi dọc – ngang trên một tấm vải. Dựa vào thông số này, bạn sẽ định hình được vải có chất lượng hay thuộc vào hàng cao cấp hay không. Nếu như vải có thông số này càng cao thì độ bền tốt, mềm mịn khi dùng.

Để đọc được thông số này, bạn cần phải cắt một mảnh vải hình vuông, độ dài cạnh tốt nhất là 1 inch. Sau đó, hãy cẩn thận đếm số lượng các sợi dọc – ngang có trên tấm vải.

Nắm vững cách đọc thông số để chọn được vải chất lượng

Thông số Thread Count sẽ được tính theo công thức EPI + PPI. Trong đó EPI là số sợi dọc, PPI là số sợi ngang có trên tấm vải. Nếu tổng số Thread Count càng tốt thì chứng tỏ vải được dệt từ nhiều sợi và cho chất lượng đáng tiền nhất.

Thông số Yarn Count

Thông số này được dùng để xác định được chỉ số sợi vải. Ý nghĩa của thông số này là cho bạn biết được sợi vải dệt có độ dày và mỏng như thế nào.

Nếu như chỉ số sợi lớn thì vải mỏng. Nếu chỉ số nhỏ thì chứng tỏ độ dày của vải vô cùng tốt.

Thông số này được tính dựa trên công thức: 

N = (W x I)/L

Trong đó:

  • N được quy định là chỉ số sợi
  • W là khối lượng mẫu sợi
  • I là chiều dài vải
  • L là chiều dài mẫu

Có bao nhiêu loại vải dệt thoi?

Thông qua khái niệm về vải dệt thoi là gì, tin rằng bạn đã sớm hình dung được chất liệu này có rất nhiều loại đúng không? Chính xác là vậy, hiện tại loại vải dệt thoi đang phổ biến đến với hơn 20 loại khác nhau.

Trong đó, nổi bật nhất là các loại vải sau:

  •  Vải Kaki

Đây là loại vải được dùng nhiều nhất trong cuộc sống hiện tại. Vải được tạo thành theo 2 phương thức dệt bằng tay hoặc máy. Nguyên liệu chủ yếu của vải Kaki là sợi cotton. Ngoài ra, đôi khi vải cũng được cấu thành từ nhiều loại sợi tổng hợp khác.

Độ bền của loại vải này vô cùng cao. Chúng thường được ứng dụng nhiều trong may mặc và sản xuất các phụ kiện đi kèm.

  • Vải Taffeta

Loại vải dệt thoi này có độ bóng cao, khả năng bắt sáng vô cùng tốt. Vải có đặc điểm nổi trội là in rõ các đường gân mịn trên bề mặt. Nguyên liệu chính cấu thành vải là sợi tơ tằm. 

Tuy nhiên, sau này, với sự ra đời của nhiều loại sợi tổng hợp khác, vải đã được kết hợp với nhiều chất liệu hơn. Vải Taffeta chủ yếu được dùng trong việc thiết kế váy đầm cho nữ giới.

Khá nhiều loại vải dệt thoi cho bạn lựa chọn
  • Vải Voan

Đây cũng là một phân loại của vải dệt thoi. Chất vải mềm, độ rũ tốt lại có đặc tính xuyên thấu và dệt theo phương thức tinh tế. Vải thường được làm từ nhiều loại sợi tổng hợp khác nhau. Chúng được sử dụng một cách rộng rãi trong hoạt động may mặc và thiết kế nên đồ decor, nội thất.

  • Vải nhung

Tính chất của loại vải này là mềm mịn, cho người dùng cảm giác êm ái, sang trọng. Thành phần chính của loại vải này là sợi tơ tằm. Tuy nhiên, về sau, đã có sự tham gia của sợi nhân tạo nên vải dần được sản xuất với nhiều mẫu mã. Hơn nữa cũng làm cho giá của vải trở nên bình dân hơn, phù hợp với nhiều người dùng Việt.

  • Vải Denim

Trong danh sách các loại vải dệt thoi không thể không kể đến chất liệu Denim. Chúng được hình thành từ những sợi cotton đã được nhuộm màu. Các sợi dọc của vải thường mang màu xanh trong khi sợi ngang có màu trắng.

Vải Denim được dệt theo các cách thức chặt chẽ và yêu cầu kỹ thuật có tay nghề cao. Vì thế, chất liệu này thường được ứng dụng trong việc sản xuất quần dài, áo khoác, đồ bảo hộ lao động.

Vải có nhiều ưu điểm nổi trội
  • Vải nỉ

Đây tiếp tục là một kiểu vải được thực hiện theo phương pháp dệt trơn – chéo. Vải nỉ thường có cấu tạo dày nhưng bề mặt chính của chúng lại mang nét mềm mại. Chất liệu vải này thường được dùng chủ yếu trong may mặc đồ mùa đông.

  • Vải lụa Kashmir

Kiểu vải này được dệt theo phương thức dệt trơn, có nhiều họa tiết trên bề mặt. Các họa tiết là nét đặc trưng của chất liệu vải Kashmir. Nhờ vào sự xuất hiện của các họa tiết này mà vải thường được ứng dụng trong việc may áo choàng tắm khách sạn hoặc áo sơ mi hoa.

  • Vải Muslin

Chất liệu vải này có đặc điểm là mỏng và nhẹ. Do đó, chúng thường được sử dụng trong các trang phục mùa hè. Vải Muslin cũng thường được dùng để thiết kế trang phục cho những khách hàng có làn da nhạy cảm.

  • Vải Organza

Tiếp tục là một phân loại của vải dệt thoi – Vải Oragnza. Đặc tính của vải là mỏng, nhẹ nhưng bề mặt của chất liệu này lại cứng hơn rất nhiều so với dòng vải voan hoặc lụa. Vải thường được dệt với số lượng sợi dọc nhiều hơn so với sợi ngang. Tính ứng dụng của vải chủ yếu được thấy ở áo sơ mi, đầm hoặc trang phục cho bác sĩ.

  • Vải Cotton

Đối với loại vải này, các phương pháp dệt cotton được ứng dụng rất nhiều. Khách hàng có thể dệt theo hình thức trơn hoặc chéo. Mỗi một cách dệt đều sẽ mang đến những sản phẩm ưu việt và có nhiều đặc điểm khác nhau.

Ngoài các phân loại trên thì vải dệt thoi còn có các kiểu khác như: vải Poplin, Aertex, Tissue…

Ứng dụng của vải dệt thoi là gì?

Bởi vì đặc tính ưu việt nên chất liệu vải thoi được ứng dụng một cách rộng rãi trong đời sống của người dân. Vải không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực may mặc mà còn góp mặt trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất, cụ thể là:

Ứng dụng trong may mặc

Vải dệt thoi được đánh giá là chất liệu hoàn hảo để thiết kế nên các trang phục thường ngày. Có khá nhiều loại trang phục được tạo nên từ chất liệu vải này. Ví dụ như may quần, bạn có thể tùy ý chọn vải kaki hoặc cotton, denim. Nếu muốn may váy đầm có thể cân nhắc chọn vải taffeta, muslin….

Vải dệt thoi được ứng dụng nhiều trong may mặc

Do đó, có thể kết luận rằng, vải dệt thoi hoàn toàn có thể áp dụng trong việc may các item: áo sơ mi, áo choàng tắm dệt tổ ong, váy đầm và set bộ….

Ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất

Không chỉ được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang, vải dệt thoi còn được sử dụng tốt trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất. Đặc biệt nhất là rèm cửa, vải dệt thoi cho phép khách hàng chọn lựa vô vàn mẫu mã đẹp, thoáng mát, sang trọng.

Các loại vải dệt thoi được dùng để may rèm cửa thường là vải nhung, linen… Mỗi một chất liệu sẽ tạo nên nét đẹp riêng cho gia chủ.

Trong lĩnh vực nội thất, vải dệt thoi được dùng để may chăn ga, gối đệm

Ngoài dùng để chế tạo nên rèm cửa thì chất liệu vải dệt thoi còn được sử dụng để may chăn ga gối. Bởi vì vải không co giãn quá nhiều như vải dệt kim nên các chuyên gia vẫn luôn đánh giá đây là chất liệu tốt nhất để may vỏ chăn – gối. 

Chúng có thể giúp cho gia chủ có được căn phòng sang trọng và ngủ ngon hơn. Đây cũng là lý do mà khá nhiều khách hàng hiện tại cố gắng tìm mua sản phẩm từ chất liệu vải dệt thoi.

Khái niệm vải dệt thoi là gì cũng như tính chất, phân loại vải đã được GoldenSilk đề cập chi tiết ở trên. Tin rằng, quý độc giả đã biết được đáp án cho thông tin bản thân cần. Nếu có bất cứ điều gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ với GoldenSilk để được phản hồi tức thì nhé!

Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây:

  • Vải Spandex là gì
  • Vải dệt kim là gì
  • Vải dệt thoi và vải dệt kim

Từ khóa » Nguyên Liệu Sử Dụng Cho Vải Dệt Thoi