CHƯƠNG III HIỆN TƯỢNG CÂU MƠ HỒ TRÊN BÁO IN VÀ CÁCH ...

  1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Báo chí >
CHƯƠNG III HIỆN TƯỢNG CÂU MƠ HỒ TRÊN BÁO IN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 129 trang )

CHƢƠNG IIIHIỆN TƢỢNG CÂU MƠ HỒ TRÊN BÁO IN VÀCÁCH KHẮC PHỤC(Khảo sát các báo Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò, năm 2005)Trong phần đầu của chương này, chúng tôi trình bày khái niệm câu mơhồ và phân loại câu mơ hồ. Phần tiếp theo, chúng tôi nêu một số nhận xét kháiquát về hiện tượng câu mơ hồ trên báo in hiện nay. Nội dung chính củachương III là đi sâu phân tích các loại câu mơ hồ trên các báo Thanh Niên,Tiền Phong, Hoa Học Trò, năm 2005. Phần cuối của chương, chúng tôi sẽ bàntới hiện tượng câu mơ hồ từ góc độ báo chí và đề xuất một số giải pháp nhằmkhắc phục hiện tượng câu mơ hồ trên báo in nói riêng, khắc phục hiện tượngcâu sai trên báo in nói chung.3.1. Khái niệm câu mơ hồ3.1.1. Thế nào là câu mơ hồ?Một yêu cầu quan trọng trong ngôn ngữ nói cũng như trong ngôn ngữviết là cần phải rõ ràng và chính xác. Đôi khi do không chú ý, chúng ta có thểtạo ra những câu sai, những câu có thể hiểu thế nào cũng được. Những câu cóthể hiểu theo nhiều cách được gọi là câu mơ hồ.Các câu dưới đây là những câu mơ hồ:(1)Anh thợ điện mới tới.(2)An đề nghị tôi bảo vệ tài sản của mình.Câu (1) có hai cách hiểu do chúng ta không rõ từ mới kết hợp với yếutố đứng trước nó (tạo ra cách hiểu thứ nhất: Anh thợ điện mới/tới) hay kếthợp với yếu tố đứng sau nó (tạo ra cách hiểu thứ hai: Anh thợ điện/(vừa) mớitới).Câu (2) cũng có cách hiểu:+ Cách 1: An đề nghị tôi bảo vệ tài sản của An.78 + Cách 2: An đề nghị tôi tự bảo vệ tài sản của mình.Từ hai câu (1), (2) và từ hiện tượng câu mơ hồ trên báo chí, chúng ta cóthể đi đến định nghĩa có tính tác nghiệp về khái niệm câu mơ hồ như sau:Câu mơ hồ là câu có ít nhất hai cách hiểu khác nhau.Cũng có thể dùng định nghĩa sau: Một câu mơ hồ là một câu trong khicó một biểu hiện duy nhất ở cấp độ ngôn ngữ này thì lại có ít nhất hai cáchbiểu hiện ở cấp độ ngôn ngữ khác. Tức là trong một câu mơ hồ, ít nhất tacó thể hiểu theo hai nghĩa trở lên. [6, tr. 90].3.1.2. Mơ hồ hữu ích và mơ hồ vô ích3.1.2.1. Mơ hồ hữu íchMơ hồ là hiện tượng tất yếu của ngôn ngữ tự nhiên. Bên cạnh nhữngcâu mơ hồ tai hại, phản lại ý của người viết, có những câu mơ hồ vô hại, cónhững câu mơ hồ có chủ đích. Trong văn học, nhiều khi người ta dùng câu cónhiều cách hiểu một cách cố ý để chơi chữ, để trào lộng hay châm biếm.Trong các văn bản thương mại hay ngoại giao, có những trường hợp người tacần tạo ra lối diễn đạt mơ hồ để tạo nên một văn bản có lợi. Đôi khi, việc sửdụng câu mơ hồ đã trở thành một “chiến lược” trong ngôn ngữ đời sống.Chẳng hạn, trong giao tiếp hàng ngày, khi không muốn đi thẳng vào vấn đềcần nói, người ta thường sử dụng cách nói vòng, nói giảm, nói tránh, nói nướcđôi. Một câu mơ hồ được sử dụng một cách có chủ đích như trong các trườnghợp nêu trên thì được coi là câu mơ hồ hữu ích.3.1.2.2. Mơ hồ vô íchTrái với câu mơ hồ hữu ích, câu mơ hồ vô ích là câu mơ hồ được tạo rangoài tầm kiểm soát của người viết (không có chủ đích). Không chú ý tớicách viết, không chú ý tới những câu có thể hiểu theo hai, ba cách, nhiều khingười viết vô tình tạo ra những câu mơ hồ vô ích, thậm chí là tạo ra nhữngcâu mơ hồ tai hại, phản lại ý của chính mình. Ví dụ:79 Ví dụ (44): Dân chơi ô tô thể thao và đường trường khoái nhất là “chế”được ăngten thu nhậy. (TP 89, tr.10).Ví dụ (44) có thể hiểu theo 2 cách:- Cách 1: Dân chơi ô tô thể thao và ô tô đƣờng trƣờng khoái nhất là“chế” được ăngten thu nhậy.- Cách 2: Dân chơi ô tô thể thao và dân chơi đƣờng trƣờng khoáinhất là “chế” được ăngten thu nhậy.Trong khi đó, ý của tác giả muốn diễn đạt trong ví dụ (44) là cách hiểuthứ nhất.Trong luận văn này, đối tượng khảo sát, nghiên cứu của chúng tôi làcâu mơ hồ vô ích trên báo in tiếng Việt hiện nay (khảo sát trên ba báo ThanhNiên, Tiền Phong, Hoa Học Trò, năm 2005).3.1.3. Phân loại câu mơ hồCăn cứ vào tính chất của yếu tố gây ra mơ hồ, có thể phân chia câu mơhồ thành các loại sau:1. Câu mơ hồ về từ vựngCó thể phân chia loại câu mơ hồ về từ vựng thành hai tiểu loại:+ Câu mơ hồ do hiện tượng đồng âm+ Câu mơ hồ do từ đa nghĩa2. Câu mơ hồ về ngữ phápCó thể phân chia loại câu mơ hồ về ngữ pháp thành 3 tiểu loại:+ Câu mơ hồ do thiếu thành phần câu+ Câu mơ hồ về cấu trúc ngữ pháp+ Câu mơ hồ do sử dụng dấu câu (dấu phẩy)3. Câu mơ hồ logic.3.2. Hiện tƣợng câu mơ hồ trên báo in tiếng Việt hiện nay80 Trên cả ba báo chúng tôi khảo sát (Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa HọcTrò), hiện tượng câu mơ hồ đều xuất hiện. Kết quả thống kê là 907 câu vàphân bố như sau:81 Bảng 5: Câu mơ hồ trên báo Thanh Niên, Tiền Phong,Hoa Học Trò, năm 2005.Tổng số câu Loại câu mơ hồmơ hồ15966%2812%Mơ hồ về từ vựng437%47076%10517%Mơ hồ về từ vựng1327%3165%Mơ hồ logic4822%Mơ hồ về ngữ phápHoa Học Trò53Mơ hồ logic618Mơ hồ về từ vựngMơ hồ về ngữ phápTiền Phong240Tỷ lệMơ hồ logicThanh NiênSố lƣợngMơ hồ về ngữ phápBáo48%Qua bảng 5 có thể thấy:+ Câu mơ hồ xuất hiện trên báo in hiện nay (trên cả báo ngày và tuầnbáo) với tần xuất tương đối lớn (trên báo Tiền Phong là 618 câu/260 số báo =2,4 câu/số; trên báo Thanh Niên là 240 câu/311 số báo = 0,8 câu/số, trên báoHoa Học Trò là 48 câu/52 số báo = 0,9 câu/số).+ Các loại câu mơ hồ xuất hiện trên báo in khá đa dạng. Hầu như trêncả 3 tờ báo đều xuất hiện các loại câu mơ hồ từ vựng, mơ hồ về ngữ pháp, mơhồ về logic.+ Trong các loại câu mơ hồ xuất hiện trên báo in, loại câu mơ hồ vềngữ pháp chiếm tỷ lệ lớn nhất (Thanh Niên: 66%, Tiền Phong: 76%, HoaHọc Trò: 65%).3.2.1. Hiện tượng câu mơ hồ trên báo Thanh NiênQua khảo sát và phân loại câu mơ hồ trên báo Thanh Niên, chúng tôithu được kết quả cụ thể như sau:82 Bảng 6: Phân loại câu mơ hồ trên báo Thanh NiênLoại câu mơ hồSố lƣợngMơ hồ về từ vựngLoại câu mơ hồSố lƣợng Tỷ lệMơ hồ do hiện tượng đồng âm87%4931%8050%Mơ hồ do dấu phẩyMơ hồ về logic46Mơ hồ do thiếu thành phần câu15913%Mơ hồ về cấu trúcMơ hồ về ngữ pháp7Mơ hồ do từ đa nghĩa533010%28Qua bảng 6, chúng tôi có nhận xét về hiện tượng câu mơ hồ trên báoThanh Niên như sau:- Câu mơ hồ về ngữ pháp là loại câu mơ hồ phổ biến nhất. Trong đó cótiểu loại câu mơ hồ về cấu trúc chiếm tỷ lệ 50%. Tiểu loại câu mơ hồ nàychiếm tới gần 1/3 trong tổng số 253 câu mơ hồ xuất hiện trên báo Thanh Niênnăm 2005.- Trong loại câu mơ hồ về từ vựng, tiểu loại câu mơ hồ do từ đa nghĩachiếm tỷ lệ 87%.- Câu mơ hồ về logic và ngữ dụng chiếm số lượng rất nhỏ so với sốlượng các loại câu mơ hồ khác trên báo Thanh Niên 2005.3.2.2. Hiện tượng câu mơ hồ trên báo Tiền PhongQua khảo sát và phân loại câu mơ hồ trên báo Tiền Phong, chúng tôithu được kết quả cụ thể như sau:Bảng 7: Phân loại câu mơ hồ trên báo Tiền PhongLoại câu mơ hồSố lƣợngMơ hồ về từ vựng470Số lƣợngTỷ lệMơ hồ do thiếuthành phần câu11825%Mơ hồ về cấu trúc22047%Mơ hồ do dấu phẩy13228%43Mơ hồ về ngữ phápLoại câu mơ hồ83 Mơ hồ về logic105Qua bảng 7, chúng tôi có nhận xét về hiện tượng câu mơ hồ trên báoTiền Phong như sau:- Tiền Phong là báo có số lượng câu mơ hồ lớn nhất trong 3 báo đượckhảo sát. Số lượng câu mơ hồ trên báo Tiền Phong (618 câu) gấp gần 2,5 lầnsố lượng câu mơ hồ trên báo Thanh Niên (240 câu), dù Thanh Niên và TiềnPhong đều là báo ngày, thậm chí, số lượng tờ báo Thanh Niên được khảo sátnhiều hơn số lượng tờ báo Tiền Phong được khảo sát (nhiều hơn 1 tờbáo/tuần).- Câu mơ hồ về ngữ pháp là loại câu mơ hồ phổ biến nhất trên báo TiềnPhong. Trong đó, tiểu loại câu mơ hồ về cấu trúc chiếm tỷ lệ 47%. Tiểu loạicâu mơ hồ này có tới 220 câu, chiếm hơn 1/3 trong tổng số 618 câu mơ hồxuất hiện trên báo Tiền Phong năm 2005.3.2.3. Hiện tượng câu mơ hồ trên báo Hoa Học TròQua khảo sát và phân loại câu mơ hồ trên báo Hoa Học Trò, chúng tôithu được kết quả cụ thể như sau:Bảng 8: Phân loại câu mơ hồ trên báo Hoa Học TròLoại câu mơ hồTỷ lệ754%646%1237,5%1650%Mơ hồ do dấu phẩy13Số lƣợngMơ hồ về cấu trúcMơ hồ về từ vựngSố lƣợng Loại câu mơ hồ212,5%Mơ hồ do hiệntượng đồng âmMơ hồ do từ đanghĩaMơ hồ về ngữ pháp31Mơ hồ do thiếuthành phần câuMơ hồ về logic484 Qua bảng 8, chúng tôi rút ra một số nhận xét về hiện tượng câu mơ hồtrên báo Hoa Học Trò như sau:- Câu mơ hồ về ngữ pháp là loại câu mơ hồ phổ biến nhất trên báo HoaHọc Trò. Trong đó, tiểu loại câu mơ hồ về cấu trúc chiếm tỷ lệ 50%. Tiểu loạicâu mơ hồ này có 16 câu, chiếm 1/3 trong tổng số 48 câu mơ hồ trên báo HoaHọc Trò năm 2005.Nhận xét:Qua bảng 5 và các bảng phân loại câu mơ hồ trên 3 báo được khảo sát(bảng 6, 7, 8), có thể rút ra nhận xét khái quát về hiện tượng câu mơ hồ trên 3ấn phẩm báo in tiếng Việt hiện nay như sau:- Câu mơ hồ là một hiện tượng xuất hiện thường xuyên trên 3 báo này.- Trong các loại câu mơ hồ xuất hiện trên báo in, câu mơ hồ về ngữpháp là loại câu mơ hồ phổ biến nhất.- Trong loại câu mơ hồ về ngữ pháp, tiểu loại câu mơ hồ về cấu trúcchiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tới 1/3 tổng số câu sai trên cả 3 báo).3.3. Phân tích câu mơ hồ3.3.1. Câu mơ hồ về từ vựng3.3.1.1. Thế nào là câu mơ hồ về từ vựng?“Trong một câu, nếu một từ có thể hiểu được theo hai nghĩa hoặc có thểthay thế bằng một từ đồng âm với nó thì chúng ta nói câu đó đã mơ hồ về từvựng” [6, tr.122]. Như vậy, “căn nguyên” của hiện tượng câu mơ hồ về từvựng là hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm của từ. Hai hiện tượngnày được xem như một đặc trưng loại hình của tiếng Việt. Căn cứ vào địnhnghĩa về câu mơ hồ về từ vựng như trên, có thể phân chia câu mơ hồ về từvựng thành hai tiểu loại:1. Câu mơ hồ do từ đa nghĩa2. Câu mơ hồ do hiện tượng đồng âm3.3.1.2. Câu mơ hồ do từ đa nghĩa85 Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm,thuộc tính khác nhau của đối tượng... Những hiện tượng chuyển nghĩa của từ,khi xảy ra trong cấu trúc câu, nhiều khi sẽ kéo theo các cách hiểu khác nhaucủa câu bao chứa nó.Ví dụ (45): “Ủng hộ bệnh nhi lọc máu và ghép tạng”. (Tin “Từ thiện –xã hội”, TN 147, tr.15).Từ ủng hộ trong ví dụ (45) có thể hiểu theo hai nghĩa:- Nghĩa 1: giúp đỡ = cho tiền, hỗ trợ kinh phí.- Nghĩa 2: tỏ thái độ đồng tình = khuyến khích.Do từ ủng hộ có thể hiểu theo hai nghĩa như trên nên tạo ra 2 cách hiểuví dụ (45) như sau:+ Cách 1: Hỗ trợ kinh phí cho bệnh nhi lọc máu và ghép tạng.+ Cách 2: Khuyến khích bệnh nhi lọc máu và ghép tạng.Thêm bổ ngữ để làm rõ nghĩa của từ ủng hộ trong ví dụ (45). Chẳnghạn có thể sửa như sau:Ủng hộ tiền cho bệnh nhi lọc máu và ghép tạngVí dụ (46): “235 thí sinh đã xếp hồ sơ, trong đó mạnh nhất là các… bétiểu học 141” (HHT 599, tr.4).Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), nghĩa thứ nhất của từmạnh là: Có sức lực, có tiềm lực lớn, có khả năng vượt đối phương [38,tr.606]. Trong ví dụ (46), người viết đã sử dụng từ mạnh theo nghĩa bóng đểnhấn mạnh sự tham gia rất đông của học sinh tiểu học trong Hội thi Tin họctrẻ không chuyên thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, từ các nét nghĩa gốc của từmạnh, độc giả có thể hiểu cụm từ mạnh nhất với nhiều nghĩa bóng như sau:+ mạnh nhất = đông nhất, nhiều nhất.+ mạnh nhất= tiềm lực lớn nhất, có khả năng chiến thắng nhiều nhất.Tính đa nghĩa của từ mạnh (khi dùng với nghĩa bóng) tạo ra 2 cáchhiểu ví dụ (46):86 - Cách 1: Có 235 thí sinh đã nộp hồ sơ, trong đó, đối tƣợng nộp hồ sơnhiều nhất (đông nhất) là học sinh tiểu học (141 hồ sơ).- Cách 2: Trong 235 thí sinh đã nộp hồ sơ, các bé tiểu học đƣợc coi lànhững ngƣời có khả năng chiến thắng nhiều nhất.Có thể loại bỏ tính mơ hồ của ví dụ (46) bằng cách sử dụng một từ khácđể thay thế từ mạnh. Ví dụ thay bằng từ nhiều (nhiều nhất) hay đông (đôngnhất), đồng thời bổ sung một số giới từ, danh từ để làm rõ nghĩa của câu. Cóthể sửa lại ví dụ (46) thành câu như sau:Đã có 235 thí sinh xếp hồ sơ, trong đó đông nhất là các học sinh tiểuhọc với 141 hồ sơ.Hiện tượng do dùng từ với nghĩa bóng mà gây nên tính mơ hồ trong câucòn xuất hiện trong nhiều số báo Hoa Học Trò năm 2005, ví dụ như câu sau đây:Ví dụ (47): “Cứ thế, đến hôm chót chét nộp hồ sơ mà T.A vẫn lênxuống việc chọn trường”. (HHT 595, tr.8).3.3.1.3. Câu mơ hồ do hiện tượng đồng âmTừ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có những ýnghĩa hoàn toàn khác nhau, chúng trùng với nhau về cả âm thanh lẫn chữ viếttrong tất cả (hoặc hàng loạt) hình thái ngữ pháp vốn có của chúng. Từ đồngâm có thể dẫn đến tính mơ hồ của câu do chỗ nó có thể tạo nên những nghĩakhác nhau của câu chứa nó. Đó là từ đơn đồng âm. Trong tiếng Việt còn cóhiện tượng đồng âm của hai chuỗi từ. Đây là trường hợp hai chuỗi từ có cácyếu tố đồng âm nhưng quan hệ giữa các yếu tố này có thể khác nhau. Căn cứvào quan hệ giữa các yếu tố đồng âm, có thể chia hiện tượng đồng âm của haichuỗi từ thành 3 kiểu, trong đó có kiểu đồng âm của hai chuỗi từ mà giữa cácyếu tố của cả hai chuỗi đều có quan hệ cú pháp nhưng theo các kiểu khácnhau. Ví dụ, trong chị Sơn thì giữa chị và Sơn có thể có quan hệ sở hữu để trỏmột người là chị của Sơn, mà cũng có thể có thể có quan hệ đồng vị để trỏmột cô gái tên là Sơn. Đây là hiện tượng đồng âm rất dễ gây nên tính mơ hồ87 của câu do chỗ độc giả có thể hiểu chuỗi từ đồng âm theo nhiều cách khácnhau [6, tr.112]. Dưới đây sẽ xét hai kiểu đồng âm gây mơ hồ.(a) Câu mơ hồ do từ đồng âmVí dụ (48): “Ngày 28.5, nhóm thầy thuốc Đông và Tây y Tuệ Tĩnhđƣờng Biên Hòa, thuộc Phật giáo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khám bệnh vàphát thuốc miễn phí cho 160 người cao tuổi, nghèo hiện ngụ tại Biên Hòa,tổng chi phí của đợt từ thiện gần 7 triệu đồng, do sự giúp đỡ của các nhà hảotâm”. (Tin “Từ thiện – xã hội”, TN 150, tr.15).Ví dụ (48) mơ hồ do trong tiếng Việt có 2 từ đƣờng đồng âm, khácnghĩa: một từ đƣờng trỏ nhà thuốc Đông y, một từ đƣờng trỏ đường phố. Haitừ đƣờng đồng âm dẫn đến có 2 cách hiểu ví dụ (48):- Cách 1: Ngày 28.5, nhóm thầy thuốc Đông và Tây y của Tuệ Tĩnhđƣờng (thành phố Biên Hòa), thuộc Phật giáo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khámbệnh và phát thuốc miễn phí cho 160 người cao tuổi, nghèo hiện ngụ tại BiênHòa, tổng chi phí của đợt từ thiện gần 7 triệu đồng, do sự giúp đỡ của các nhàhảo tâm.- Cách 2: Ngày 28.5, nhóm thầy thuốc Đông và Tây y Tuệ Tĩnh ởđƣờng Biên Hòa, thuộc Phật giáo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khám bệnh và phátthuốc miễn phí cho 160 người cao tuổi, nghèo hiện ngụ tại Biên Hòa, tổng chiphí của đợt từ thiện gần 7 triệu đồng, do sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.Danh từ riêng Biên Hòa ở ví dụ (48) là để trỏ Thành phố Biên Hòathuộc tỉnh Đồng Nai, không phải trỏ một con đường thuộc tỉnh Đồng Nai. Vìvậy, cách hiểu đúng ví dụ (48) là cách 1. Có thể loại bỏ cách hiểu thứ hai bằngcách: Thêm tính từ sở hữu của vào giữa hai danh ngữ nhóm thầy thuốc Đôngvà Tây y và Tuệ Tĩnh đường để chỉ rõ quan hệ ngữ pháp: Tuệ Tĩnh đường làđịnh ngữ của danh ngữ nhóm thầy thuốc Đông y và Tây y (như trong cách hiểu1). Ta có câu tường minh như sau:88

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005
    • 129
    • 3,062
    • 11
  • Bài 11 Bài 11
    • 13
    • 112
    • 0
  • tiet73.docthem tiet73.docthem
    • 4
    • 238
    • 0
  • Bài 12 Bài 12
    • 11
    • 121
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.19 MB) - Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005-129 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Câu Mơ Hồ Là Gì