Chương Trình đào Tạo Ngành Nông Học - Trang Tuyển Sinh

Rất nhiều chuyên gia nhận định rằng ngành nông học đang dần trở thành một ngành hot, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang có nhu cầu rất lớn. Vậy sinh viên ngành nông học sẽ được trang bị những kiến thức gì trong chương trình đào tạo 4 năm đại học của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé! 

Chương trình đào tạo ngành nông học
Chương trình đào tạo Ngành Nông học

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 

Chương trình đào tạo ngành Nông học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát và chuyên sâu, bao gồm nhiều lĩnh vực như trồng trọt (kỹ thuật sản xuất, giống, bảo vệ thực vật…), chăn nuôi và thủy sản (giống, kỹ thuật sản xuất, thú y, vệ sinh môi trường…).

Đồng thời thông qua đó sinh viên có những cơ hội khám phá về bệnh cây, côn trùng, rau màu nông nghiệp, sinh lý động thực vật, để từ đó có thể nắm rõ việc nhận dạng, giải thích , hướng dẫn và quản lý cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản để vận dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

Ngành Nông học học những môn gì? Chúng ta đều biết rằng chương trình đào tạo ngành do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Những mỗi trường sẽ điều chỉnh nhất định để phù hợp với chương trình chung của trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chương trình đào tạo ngành nông học sau đây của Trường Đại học Đà Lạt nhé!

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Triết học Mác – Lênin

3

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

2

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

6

Giáo dục thể chất 1

1

7

Giáo dục thể chất 2

1

8

Giáo dục thể chất 3

1

9

Giáo dục quốc phòng 1

2

10

Giáo dục quốc phòng 2

2

11

Giáo dục quốc phòng 3

3

12

Giáo dục quốc phòng 4

1.5

13

Nhập môn Nông học 

3

14

Toán cao cấp C1

3

15

Hóa phân tích

3

16

Sinh học

3

17

Xác suất – Thống kê 

3

18

Pháp luật đại cương

3

 

Học phần tự chọn (sinh viên chọn 12 tín chỉ từ danh mục sau)

 

1

Lâm học đại cương

3

2

Quản lý dự án nông nghiệp

3

3

An toàn lao động

3

4

Chăn nuôi đại cương

3

5

Công nghệ sau thu hoạch

3

6

Marketing nông nghiệp

3

7

Giao tiếp trong kinh doanh

3

8

Vật lý đại cương D

3

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (100 tín chỉ)

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Kỹ thuật phòng thí nghiệm

3

2

Sinh thái nông nghiệp

3

3

Sinh lý thực vật

4

4

Di truyền chọn giống cây trồng

4

5

Hóa sinh thực vật

3

6

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

7

Vi sinh nông nghiệp

3

8

Nông hóa thổ nhưỡng

4

9

Trồng cây trên môi trường không đất

3

10

Bảo vệ thực vật

4

11

Hệ thống tưới tiêu

3

12

Cây rau

3

13

Kỹ thuật nhân giống cây trồng

3

14

Cây công nghiệp

3

15

Cây hoa

3

16

Khuyến nông

3

17

Kinh tế trang trại

3

18

Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

2

19

Cây lương thực

3

20

Thực tập nghề nghiệp

4

21

Kiến tập nghề

2

 

Học phần tự chọn (sinh viên chọn 35 tín chỉ từ danh mục sau)

 

22

Khí tượng nông nghiệp

3

23

Kỹ thuật nhà kính

3

24

Công cụ máy nông nghiệp

3

25

Công nghệ hạt giống

3

26

Quản lý cỏ dại

3

27

Kỹ thuật làm vườn

3

28

Hệ thống nông nghiệp

3

29

Cây cảnh và cảnh quan

3

30

Cây ăn quả

3

31

Cây làm thức ăn gia súc

3

32

Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)

3

33

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật

3

34

Thuốc bảo vệ thực vật

3

35

Nông nghiệp hữu cơ

3

36

Nông lâm kết hợp

3

37

Xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp

3

38

Kỹ thuật trồng nấm

3

39

Tiếng Anh chuyên ngành nông nghiệp

3

40

Chuyên đề tốt nghiệp

5

41

Khóa luận tốt nghiệp

7

Nguồn: Đại học Đà Lạt 

MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN 

  • Nông hóa thổ nhưỡng

Nông hóa thổ nhưỡng là những nội dung cần thiết dành cho sinh viên ngành nông học nhằm: nghiên cứu về đất trong môi trường tự nhiên. Đây là một trong hai nhánh chính của khoa học đất, nhánh còn lại là sinh học thổ nhưỡng. Đồng thời Thổ nhưỡng học nghiên cứu về quá trình hình thành đất, hình dạng đất/kết cấu đất và phân loại đất, trong khi ngành sinh học thổ nhưỡng nghiên cứu về cách mà đất ảnh hưởng đến thực vật, nấm và các dạng sinh vật sống khác.

  • Xác suất thống kê

Nội dung bao gồm khái niệm thống kê, xác suất thống kê để ứng dụng nó trong lĩnh vực nông học sau khi ra trường, vào các hoạt động sản xuất, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập. 

  • Hóa sinh thực vật

Sinh viên sẽ được tìm hiểu những nội dung sau đây: Khái niệm hóa sinh thực vật, trao đổi chất, khái niệm về nhiệt động học cơ bản, nội dung cơ bản về năng lượng tự do… 

  • Khí tượng nông nghiệp 

Nội dung học phần khí tượng nông nghiệp là gồm: Khí tượng thủy văn rừng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về khí quyển, các yếu tố khí tượng cơ bản, thời tiết và khí hậu cũng như ảnh hưởng qua lại giữa rừng và điều kiện khí tượng thủy văn.

Đồng thời đây là môn học nền tảng cơ sở quan trọng giúp cho sinh viên hiểu được những ảnh hưởng hay vai trò của các nhân tố khí hậu đối với đời sống thực vật rừng và xây dựng những kế hoạch trong công tác chuyên môn như phòng chống cháy rừng, trồng rừng…

  • Thuốc bảo vệ thực vật 

Nội dung bao gồm: Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật, phân loại, cách pha chế và sử dụng thuốc, tác dụng của từng loại thuốc, các tác hại của thuốc bảo vệ thực vật… 

Như vậy thông qua đây các em biết rõ khung chương trình đào tạo ngành nông học. Hy vọng các em có thể có kế hoạch và phương pháp học tập để đạt được những kết quả cao trong suốt quá trình học tập. 

Từ khóa » đề Thi Môn Nông Học đại Cương