Chuyện “chàng Lùn” Phố Cổ - Báo Lao Động Thủ đô
Lan tỏa nghị lực sống của người khiếm thị | |
Người mù dạy võ |
“Hạt thóc lép” vẫn có thể nảy mầm
Đến với phố Hàng Cót, không ai còn xa lạ với hình ảnh người đàn ông chỉ cao khoảng 1,2 m ngồi trâm ngâm bán nước trong ngôi nhà nhỏ số 24C. Thỉnh thoảng những đoàn khách nước ngoài đi qua, người đàn ông ấy trở nên sôi nổi, mời gọi khách mua hàng bằng Tiếng Anh vô cùng tự nhiên và thuần thục. Đó chính là anh Đinh Văn Phú – người lùn đi khắp nơi và mang văn hóa Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Anh Đinh Văn Phú – kể câu chuyện cuộc đời mình. |
Khi nhắc về tuổi thơ của mình, anh Phú kể đó là những ngày tháng cơ cực và đầy sự tủi hờn. Nói chuyện với ai, anh Phú cũng chỉ nhận mình là một “hạt thóc lép” – cái tên mà mẹ anh đã gọi ngay từ khi còn bé. Sinh ra trong một gia đình có mẹ là thương binh nặng, bố từng tham gia chiến đấu nhiều năm ở chiến trường. Cả nhà anh có 6 anh chị, em nhưng không ai bị tàn tật như anh.
Học đến năm cuối phổ thông trung học, anh chỉ cao vỏn vẹn bằng đứa trẻ lên 6. Việc đến trường như một chuyện sợ hãi, đau lòng với cả anh và bố mẹ, bởi sau lưng anh luôn là những tiếng cười chê, những lời mỉa mai. Tốt nghiệp phổ thông, anh ao ước vào đại học, nhưng khi đó, đối với anh mọi hy vọng đều bị dập tắt chỉ vì anh là người tật nguyền. Cổng trường đại học lúc bấy giờ không chấp nhận và đón những sinh viên tàn tật như anh Phú.
Thất vọng tràn trề, anh trở nên trầm tĩnh, sống lầm lũi hơn. Thế rồi, anh nghĩ bản thân mình phải kiếm lấy một thứ nghề gì để sống, để không phải ăn bám, phụ thuộc vào những người thân trong gia đình. Anh quyết định nhận làm đủ mọi việc có thể làm từ làm thư ký cho xưởng, bán hàng ở chợ trong một thời gian dài.
Thế nhưng, lúc đó là thời điểm bao cấp, làm ăn cái gì cũng khó, người lành lặn đã khó kiếm sống, nói gì đến những người tàn tật như anh. Năm 1996, anh quyết tâm mở một của hàng nước nhỏ trên phố Hàng Cót để kiếm sống. Thân hình nhỏ bé, nhiều lần anh Phú bị trêu trọc đến phát khóc, thậm chí là đẩy anh ngã hay nhảy qua thân hình bé nhỏ. Bỏ lại những tủi hờn, anh Phú tìm thấy niềm vui với Tiếng Anh.
Quán của anh Phú mở ra vào lúc thời kỳ đất nước mở cửa, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam càng ngày càng đông. Anh quyết tâm học Tiếng Anh để giao tiếp và giới thiệu về Việt Nam với họ. Anh bắt đầu mua quyển sách Tiếng Anh đầu tiên về tự học. Những năm đầu năm theo đuổi học Tiếng Anh, là những năm anh phải lặn lội đánh vật với từng con chữ.
Ngồi bán nước chè vỉa hè trên con phố cổ đất Hà Thành, mỗi lần nghe khách du lịch nước ngoài đi qua nói chuyện, anh lại như bị hút hồn theo thứ ngôn ngữ ấy. Anh vừa bán nước chè vừa học, lúc đầu người đi đường cứ tưởng chàng lùn “theo nghiệp” thư ký lô đề.
Nhưng khi hỏi kỹ người ta mới ngỡ ra rằng chàng lùn đang tự học ngoại ngữ. Không dừng lại ở đó, anh chủ động đi dạo quanh bờ hồ, đến các khách sạn có nhiều khách nước ngoài để có cơ hội được luyện tập giao tiếp. Thế nhưng với anh Phú, học như thế vẫn “chẳng thấm vào đâu” với khao khát được biết nhiều hơn nữa của mình.
May mắn đến với anh Phú khi một ngày, Jim- một người khách Canada đến quán của anh, thấy “chú lùn” có năng khiếu, miệt mài học ngoại ngữ, người khách này cảm mến tinh thần vượt khó, Jim trở lại quán nước, tặng anh Phú một cuốn sách, tập giấy, cây bút và nói: “Anh có muốn học tiếng Anh không, tôi sẽ dạy cho anh?”.
Trong 3 tháng ít ỏi ở lại Việt Nam, Jim đã dạy tiếng Anh cho anh Phú. Jim bất ngờ phải về nước, hẹn ngày trở lại với một điều kiện, anh Phú không được quên những gì anh đã dạy. Từ đó, anh Phú càng có thêm động lực học hỏi. Biết chuyện, nhiều người đã động viên anh rất nhiều. Tiếng lành đồn xa, tin chàng lùn vừa bán nước vừa tự học tiếng Anh đến tai cô giáo Nguyễn Thị Thái.
Cô Thái là giảng viên khoa Hoá, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trân trọng sự ham học của anh Phú, cô Thái đã đích thân tìm đến quán nước chè của Phú động viên khuyến khích anh đến nhà cô học. Lúc đầu là tuần một buổi học tại nhà cô, sau là tuần hai buổi. Ban đầu, anh Phú vào lớp với tâm trạng vừa học vừa lo.
Lo vì sợ không theo kịp được bài giảng rồi lại phụ công của cô giáo. Nhưng rồi, bằng ý chí nghị lực và sở thích ngoại ngữ của mình, Phú tiếp thu bài khá nhanh ở trên lớp, chỉ một thời gian ngắn sau, trình độ Tiếng Anh của anh lên hẳn, có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài.
Người truyền cảm hứng đặc biệt
Anh Phú tâm sự rằng, Tiếng Anh đã mở ra một “con đường mới” cho cuộc đời tưởng chừng như buồn tẻ của mình. Anh có thêm những người bạn và có nhiều có nhiều cơ hội để giao lưu, kết bạn, làm việc có ích. Cũng chính vì thế, với vai trò là người dạy học đầu tiên, Jim đã coi anh là bạn và đã quay lại Việt Nam thăm anh. Trò chuyện với nhiều khách nước ngoài, anh Phú được bạn bè quốc tế yêu mến.
Tiếng Anh thông thạo đã giúp “chú lùn” Phố cổ Hà Nội bán hàng tốt hơn cho người nước ngoài, quán nước nhỏ cũng là nơi ông Phú hội ngộ với những người bạn khắp thế giới: là Jim từ Canada, là Patrick từ Mỹ, là Peter từ Anh... Chính họ đã giúp chú trở thành một hướng dẫn viên du lịch “tài ba”.
Đi cùng các đoàn khách nước ngoài, anh Phú cho biết mình không những được mở rộng thêm khả năng ngoại ngữ, mà còn giúp anh được tiếp xúc với văn hóa nhiều quốc gia trên thế giới. Dẫn khách tới các địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam anh đã Phú mang những văn hóa đặc sắc của Việt Nam tới những vị khách năm châu.
Năm 2009, anh Phú cùng những người bạn của mình quyết đinh leo đỉnh Fanxipang. Sự kiện “chàng lùn” chạm đỉnh nóc nhà Đông Dương đã gây tiếng vang về tấm gương của sự nghị lực. Từ câu chuyện trên truyền hình cùng năm đó, một kênh truyền hình của Mỹ tình cờ để ý đến Đinh Văn Phú.
Những người bạn từ bờ bên kia Thái Bình Dương bay về Hà Nội xác nhận thông tin, họ làm chương trình về anh. Cùng năm đó, Mỹ tổ chức hội thảo về Hiệp hội người lùn toàn thế giới, anh Phú được mời tới. Trong vòng 6 tháng đi qua 6 tiểu bang trên đất Mỹ, anh đã chia sẻ về nét văn hóa của Việt Nam đến với thế giới. Đến năm 2017, anh lại tiếp tục được mời sang Mỹ, chia sẻ câu chuyện và quê hương của mình.
Không dừng lại chỉ học tập cho riêng mình, từ năm 2010 đến nay, anh Phú duy trì một lớp học ngoại ngữ miễn phí cho học sinh, sinh viên, trẻ em, người lớn, bất kể ai quan tâm thì đến kéo ghế và ngồi học. Những người bạn nước ngoài thay phiên nhau làm thầy giáo, anh Phú làm trợ giảng, cũng miễn phí, nhiều khi khách đến học trả tiền uống nước anh cũng lắc đầu không lấy.
Mỗi buổi học chừng 2-3 tiếng, các sinh viên coi đây như một lớp học, một gia đình, và anh từ lâu đã coi bất kì ai đến đây như một người bạn thân thiết. Những việc làm của anh đã lan truyền tinh thần vượt khó đến với các bạn trẻ. Sự lạc quan, yêu đời, của “chàng lùn” và quán nước nhỏ đã làm nên một nét rất riêng giữa phố Hàng Cót.
Phương Ngân
Từ khóa » Thóc Lép Tiếng Anh
-
Thóc Lép Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'thóc Lép' Trong Từ điển Lạc Việt
-
'thóc Lép' Là Gì?, Tiếng Việt - Dictionary ()
-
Thóc Lép – Wikipedia Tiếng Việt
-
"lép" Là Gì? Nghĩa Của Từ Lép Trong Tiếng Anh. Từ điển Việt-Anh
-
Hạt Lép«phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh | Glosbe
-
Hạt Lép In English - Glosbe Dictionary
-
Cây Thóc Lép Chữa Bệnh Gì? Tìm Hiểu Công Dụng Và Cách Dùng
-
"Tôi Từng Là Hạt Thóc Lép" Thành Trợ Giảng đường Phố Nổi Danh
-
“Chú Lùn” 65 Tuổi Và Hành Trình Tự Học Tiếng Anh, Hai Lần Ghi Dấu Trên ...
-
Chuyện 'chú Lùn' 65 Tuổi ở Phố Cổ Hà Nội: Nói Tiếng Anh Lưu Loát ...
-
Hạt Thóc Lép - Vietnamnet