Chuyên đề Cách Tìm Tọa độ Trọng Tâm Tam Giác - DINHNGHIA.VN
Có thể bạn quan tâm
Trọng tâm tam giác là một điểm quan trọng và có nhiều ứng dụng trong các bài toán. Vậy trọng tâm tam giác là gì? Tọa độ trọng tâm tam giác? Các công thức trọng tâm tam giác?…. Trong nội dung bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn tổng hợp kiến thức về chủ đề này nhé!
MỤC LỤC
Trọng tâm tam giác là gì?
Cho tam giác \( ABC \). Ba đường trung tuyến xuất phát từ ba đỉnh của tam giác đồng quy tại một điểm \( G \).Điểm \( G \) đó được gọi là trọng tâm của tam giác \( ABC \)
Tính chất trọng tâm của tam giác
Khoảng cách từ trọng tâm tới mỗi đỉnh bằng \(\frac{2}{3}\) độ dài đường trung tuyến tương ứng với đỉnh đó.
\(\frac{AG}{AM}=\frac{BG}{BN}=\frac{CG}{CP}=\frac{2}{3}\)
\(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=0\)
Cách tìm tọa độ trọng tâm tam giác
Tọa độ trọng tâm tam giác trong mặt phẳng
Trong mặt phẳng \( Oxy \) cho tam giác \( ABC \) có tọa độ ba đỉnh lần lượt là : \( A(x_A;y_A) ; B(x_B;y_B); C(x_C;y_C) \). Khi đó tọa độ trọng tâm \( G \) của tam giác \( ABC \) là : \(G(\frac{x_A+x_B+x_C}{3};\frac{y_A+y_B+y_C}{3})\)
Chứng minh:
Gọi \( AM;BN;CP \) lần lượt là ba đường trung tuyến của tam giác \( ABC \)
Vì \( M \) là trung điểm \( BC \) nên \(\Rightarrow M(\frac{x_B+x_C}{2};\frac{y_B+y_C}{2}) \;\;\;\;\; (1) \)
Do \(\frac{AG}{AM}=\frac{2}{3}\Rightarrow \frac{GA}{GM}=2\)
\(\Rightarrow G (\frac{x_A+2x_M}{3};\frac{y_A+2y_M}{3}) \;\;\;\;\; (2)\)
Thay \( (1) \) vào \( (2) \) ta được
\(G(\frac{x_A+x_B+x_C}{3};\frac{y_A+y_B+y_C}{3})\)
Ví dụ:
Trong mặt phẳng \( Oxy \) cho tam giác \( ABC \) vuông tại \( A \) có \( AB=AC \). Biết rằng \( M( 1;-1) \) là trung điểm \( BC \) và \(\Rightarrow G (\frac{2}{3};0)\) là trọng tâm của \( \Delta ABC \). Tìm tọa độ các đỉnh của \( \Delta ABC \)
Cách giải:
Vì \( G \) là trọng tâm tam giác \( ABC \) nên :
\(\Rightarrow G (\frac{x_A+2x_M}{3};\frac{y_A+2y_M}{3}) \)
\(\Rightarrow A(3x_G-2x_M;3y_G-2y_M)\Rightarrow A(0;2)\)
\(\Rightarrow \overrightarrow{AM} =(-1;3)\)
Vì \( \Delta ABC \) vuông cân tại \( A \) có \( AM \) là trung tuyến \(\Rightarrow AM \bot BC\)
\(\Rightarrow \overrightarrow{AM}\) là véc tơ pháp tuyến của \( BC \)
\(\Rightarrow\) phương trình \( BC : -1(x-1)+3(y+1)=0 \)
\(\Rightarrow BC:-x+3y+4=0\)
Vì \( \Delta ABC \) vuông nên \(\Rightarrow AM =\frac{BC}{2}=BM=CM\)
\(B(3a+4;a)\Rightarrow BM^2=(3a+3)^2+(a+1)^2=10(a+1)^2\)
\(AM^2= 1^2+3^2=10\)
\(\Rightarrow 10=10(a+1)^2\Rightarrow (a+1)^2=1 \Rightarrow \left[\begin{array}{l} a=0\\ a=-2 \end{array}\right.\)
Vậy \(\left[\begin{array}{l} B(4;0)\Rightarrow C(-2;-2)\\ B(-2;-2)\Rightarrow C(4;0) \end{array}\right.\)
Vậy tọa độ ba đỉnh \( \Delta ABC \) là \(A(0;2);B(4;0);C(-2;-2) \) hoặc \( A(0;2);B(-2;-2); C(4;0)\)
Tọa độ trọng tâm tam giác trong không gian
Trong không gian \( Oxyz \) cho tam giác \( ABC \) có tọa độ ba đỉnh lần lượt là : \( A(x_A;y_A;z_A) ; B(x_B;y_B;z_B); C(x_C;y_C;z_C) \). Khi đó tọa độ trọng tâm \( G \) của tam giác \( ABC \) là : \(G(\frac{x_A+x_B+x_C}{3};\frac{y_A+y_B+y_C}{3};\frac{z_A+z_B+z_C}{3}) \)
Chứng minh:
Tương tự phần chứng minh trong mặt phẳng
Ví dụ:
Trong không gian \( Oxyz \) cho tam giác \( ABC \) có tọa độ \( B(1;1;0) ; C ( 3;-1;2) \) và trọng tâm \( G(2;0;0) \). Viết phương trình đường cao \( AH \) của tam giác \( ABC \)
Cách giải:
Ta có :
\(A(3x_G-x_B-x_C;3y_G-y_B-y_C;3z_G-z_B-z_C)\)
\(\Rightarrow A(2;0;-2)\)
\(\overrightarrow{BC}= (2;-2;2) \Rightarrow\) phương trình \( BC \) :
\(\left\{\begin{matrix} x=1+t\\y=1-t \\ z=t \end{matrix}\right.\)
Giả sử \( H(1+a;1-a;a) \)
\(\Rightarrow \overrightarrow{AH}=(a-1;1-a;a+2)\)
Vì \(AH \bot BC \Rightarrow (a-1)+(a-1)+(a+2)=0 \Rightarrow a=0\)
\(\Rightarrow H \equiv B\)
\(\overrightarrow{AB}=(-1;1;2)\Rightarrow\) phương trình đường cao:
\(\left\{\begin{matrix} x=1-t\\y= 1+t \\z=2t \end{matrix}\right.\)
Các công thức trọng tâm tam giác
Sau đây là một số công thức trọng tâm tam giác giúp giải quyết nhanh những câu hỏi trắc nghiệm.
Cho tam giác \( ABC \) có \( AM;BN;CP \) là ba đường trung tuyến, cắt nhau tại \( G \) là trọng tâm của tam giác. Khi đó ta có :
- Diện tích các tam giác nhỏ bằng nhau:
\(S _{APG}=S_{ANG}=S_{CNG}=S_{CMG}=S_{BMG}=S_{BPG}=\frac{S_{ABC}}{6} \)
\(S _{ABG}=S_{ACG}=S_{BCG}=\frac{S_{ABC}}{3} \)
- Độ dài các đường trung tuyến:
\(AM=\frac{\sqrt{2AB^2+2AC^2-BC^2}}{2}\)
\(BN=\frac{\sqrt{2BA^2+2BC^2-AC^2}}{2}\)
\(CP=\frac{\sqrt{2CA^2+2CB^2-AB^2}}{2}\)
\(\Rightarrow AM^2+BN^2+CP^2=\frac{3}{4}(AB^2+BC^2+CA^2)\)
- Gọi \( H \) là chân đường cao hạ từ đỉnh \( A \) xuống \( BC \). Khi đó :
\(|AB^2-AC^2|=2BC.MH\)
Ví dụ:
Cho tam giác \( ABC \) có độ dài ba cạnh lần lượt là \( AB=4cm ; AC=7cm ; BC =8 cm \). Gọi \( G \) là trọng tâm tam giác \( ABC \). Tính độ dài đoạn \( AG \)
Cách giải:
Áp dụng công thức độ dài đường trung tuyến, ta có :
\(AG=\frac{2}{3}.\frac{\sqrt{2AB^2+2AC^2-BC^2}}{2}=\frac{2}{3}. \frac{\sqrt{66}}{2}=\frac{\sqrt{66}}{3}\)
Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã giúp bạn tổng hợp các công thức và bài toán về tọa độ trọng tâm trong tam giác. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu chủ đề tọa độ trọng tâm tam giác. Chúc bạn luôn học tốt!.
Xem thêm:
- Cách xác định tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
- Cách xác định tâm đường tròn nội tiếp tam giác
- Chuyên đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
- Chuyên đề phương pháp tọa độ trong không gian
2.3/5 - (3 bình chọn) Please follow and like us:
Từ khóa » định Lý Trọng Tâm Vecto
-
Bài Tập Về Quy Tắc Trọng Tâm Tam Giác Của Vecto Cực Hay, Chi Tiết
-
Quy Tắc Trung điểm Vecto, Trọng Tâm, Quy Tắc Hình Bình Hành Lớp 10 ...
-
Bài Tập Về Quy Tắc Trọng Tâm Tam Giác Của Vecto Cực Hay, Chi Tiết
-
Trọng Tâm Của Tam Giác - Thayphu
-
Lý Thuyết Tổng Của Hai Véc Tơ Toán 10
-
Trọng Tâm Là Gì? Công Thức Tính Trọng Tâm Của Tam Giác
-
Một Số Công Thức Về Véc Tơ Lớp 10
-
Mở Rộng Công Thức Vectơ Về Trọng Tâm Tam Giác Và ứng Dụng - 123doc
-
Hình Học 10/Chương I/§3. Tích Của Vectơ Với Một Số - VLOS
-
(PDF) Vectơ Và Các Phép Toán | Ngốc Sam
-
Lý Thuyết Các Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Và Giải Tam Giác
-
Trọng Tâm Tam Giác: Khái Niệm, Tính Chất Và Cách Xác định - Thợ Sửa Xe
-
Vectơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Tọa độ Trọng Tâm Tam Giác Trong Mặt Phẳng Oxy