Chuyên Gia Giải đáp: Cuồng Nhĩ Là Gì? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

1. Giải đáp thắc mắc: Bệnh cuồng nhĩ là gì?

Nhờ có hệ thống dẫn truyền điện phát nhịp đều đặn mà trái tim của chúng ta có thể hoạt động liên tục. Khi hệ thống này gặp vấn đề, có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp, trong đó cuồng nhĩ là một trong những rối loạn nhịp thường gặp, đứng thứ 2 và chỉ sau tình trạng rung nhĩ.

Cuồng nhĩ là một loại rối loạn nhịp thường gặp

Cuồng nhĩ là một loại rối loạn nhịp thường gặp

1.1. Hệ thống dẫn truyền tim có cấu trúc như thế nào?

Để tìm hiểu cuồng nhĩ là gì, trước hết cần phải hiểu rõ về hệ thống dẫn truyền tim. Hệ thống này bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, các nhánh và mạng lưới Purkinje. Trong đó:

+ Nút xoang nhĩ nằm phía sau và trên vách tâm nhĩ phải, là vị trí phát nhịp chủ yếu của tim, phát nhịp chỉ huy đến các vùng khác trong tâm nhĩ.

+ Nút nhĩ thất nằm sau van ba lá là trạm tập trung và kiểm soát các nhịp từ nút xoang bên trên xuống phía dưới. Trong trường hợp nút xoang ngưng làm việc tạm thời, nút nhĩ thất có thể tự phát nhịp.

+ Bó His bao gồm các sợi dẫn truyền nhanh, nằm ở vị trí nối tiếp nút nhĩ thất.

+ Các nhánh và mạng lưới Purkinje: Đây là mạng lưới có chứa nhiều tế bào mang tính tự động cao, đi dưới màng trong tâm thất và đồng thời đi sâu dưới lớp cơ.

Khi tim gặp phải một số bệnh lý, chẳng hạn như tình trạng thiếu máu cụ bộ cơ tim, sẽ khiến cho hệ thống dẫn truyền và tạo nhịp này dễ bị tổn hại, gây rối loạn nhịp và giảm hiệu quả bơm của tim, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Có thể chia làm 2 dạng rối loạn dựa vào vị trí: Đó là rối loạn nhịp thất và rối loạn nhịp trên thất. Trong đó, rối loạn nhịp trên thất nguy hiểm hơn vì có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và đây cũng là rối loạn phổ biến nhất.

1.2. Cuồng nhĩ là gì?

Cuồng nhĩ là tình trạng tâm nhĩ bị kích thích dẫn đến rối loạn nhịp với tần số 300 lần /phút. Trong khi tần số trung bình chỉ ở mức từ 60 – 100 lần. Tình trạng này có thể tồn tại trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài và thường xuất hiện theo cơn kịch phát.

Cuồng nhĩ và rung nhĩ có thể xảy ra tại cùng một thời điểm, tuy nhiên cuồng nhĩ rất ít khi tồn tại quá vài giờ. Cuồng nhĩ được phân loại như sau:

  • Cuồng nhĩ phụ thuộc CTI

+ Cuồng nhĩ ngược chiều kim đồng hồ: Là tình trạng thường gặp, nhất là ở một số người bệnh đã thực hiện phẫu thuật mở nhĩ trong quá trình điều trị bệnh tim.

+ Cuồng nhĩ xuôi chiều kim đồng hồ.

  • Cuồng nhĩ không phụ thuộc CTI

Ở những trường hợp này sóng cuồng nhĩ không đặc hiệu:

+ Cuồng nhĩ phải không phụ thuộc CTI: Được đánh giá là một dạng nhanh nhĩ, có tần số < 240 ck/phút và đi kèm với cuồng nhĩ điển hình.

+ Cuồng nhĩ bên trái: Thường đi kèm với rung nhĩ, sóng cuồng nhĩ đa dạng, thường nhỏ và hay thay đổi.

2. Yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh cuồng nhĩ

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh:

Bệnh cuồng nhĩ thường gặp ở nam giới và ở đối tượng người cao tuổi. Bên cạnh đó, người có tiền sử mắc bệnh về huyết áp, tim mạch cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn những đối tượng khác. Cụ thể là những trường hợp sau đây:

+ Người mắc phải các bệnh lý về tim mạch, chẳng hạn như bệnh van tim (van 3 lá, hẹp hở hai lá, thấp tim,…), bệnh màng ngoài tim, cơ tim phì đại.

+ Bệnh nhân từng phải trải qua phẫu thuật tim.

+ Trường hợp bị bệnh phổi nghiêm trọng, nhồi máu phổi,…

+ Người mắc các bệnh lý về tuyến giáp.

+ Người có thói quen uống nhiều rượu bia.

Bệnh nhân mắc cuồng nhĩ có dấu hiệu đau thắt ngực

Bệnh nhân mắc cuồng nhĩ có dấu hiệu đau thắt ngực

  • Các triệu chứng của bệnh cuồng nhĩ là gì?

Một số triệu chứng bệnh cuồng nhĩ thường gặp nhất là:

+ Xuất hiện tình trạng đánh trống ngực.

+ Đau thắt ngực, khó thở.

+ Hay lo lắng, mệt mỏi.

+ Thường xuyên bị chóng mặt, ngất hoặc gần như bị ngất, có cảm giác lâng lâng.

+ Rất khó gắng sức khi lao động.

3. Điều trị và phòng ngừa bệnh cuồng nhĩ bằng cách nào?

  • Phương pháp chẩn đoán bệnh:

Trước hết, các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp để chẩn đoán chính xác bệnh cuồng nhĩ. Ngoài biện pháp khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ thực hiện điện tâm đồ (ECG) để nhận biết được những bất thường trong hệ thống dẫn truyền của tim và từ đó xác định bệnh. Cụ thể sóng F trên điện tâm đồ sẽ có đặc điểm sau:

Điện tâm đồ là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh cuồng nhĩ

Điện tâm đồ là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh cuồng nhĩ

+ Dạng răng cưa đều, thể hiện rõ nhất ở DII, DIII, aVF và V1.

+ Sóng R đều về tần số và biên độ, tần số thất nằm trong khoảng 150 bpm trong cuồng nhĩ 2:1.

  • Phương pháp điều trị cuồng nhĩ

Các phương pháp điều trị cuồng nhĩ được thực hiện để khôi phục nhịp tim bình thường, phòng ngừa những cơn cuồng nhĩ trong tương lai và đồng thời phòng tránh nguy cơ đột quỵ.

Có thể điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp shock điện giúp khôi phục lại nhịp xoang bình thường. Bên cạnh đó phương pháp đốt cuồng nhĩ bằng sóng cao tần là phương pháp mới mang đến hiệu quả cao và có thể phòng ngừa tái phát bệnh khá hiệu quả.

Nên thực hiện lối sống lành mạnh để hạn chế các bệnh về tim mạch

Nên thực hiện lối sống lành mạnh để hạn chế các bệnh về tim mạch

  • Phòng ngừa bệnh cuồng nhĩ như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh, bạn nên loại bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế sử dụng chất kích thích, giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì, hạn chế áp lực trong công việc và cuộc sống.

Hi vọng, những thông tin trên đã giúp bạn có được câu trả lời chi tiết cho câu hỏi cuồng nhĩ là gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về căn bệnh này và một số vấn đề sức khỏe khác hoặc có nhu cầu thăm khám, bạn có thể gọi đến Hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm cho bạn.

Từ khóa » Cuồng Hay Cuồng