Coi Chừng Hẹp Môn Vị Phì đại ở Trẻ Nhỏ! - Bệnh Viện Nhi đồng 2

       Bé nhập viện trong tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu, rối loạn nước điện giải khá nặng. Qua khai thác bệnh sử và siêu âm hỗ trợ các bác sĩ xác định bé bị hẹp môn vị phì đại. Đây là 1 dạng bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa do lớp cơ môn vị ( môn vị là phần nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non) tăng sinh phì đại dày lên làm lòng môn vị bị hẹp lại, khiến cho thức ăn từ dạ dày không qua được để xuống ruột . Sau khi nâng tổng trạng khá lên, bé đã được phẫu thuật xẻ rộng lớp cơ môn cơ này ra làm cho thức ăn xuống ruột được. Hiện bé đã bú lại tốt, không còn ọc sau bú, bớt quấy khóc. Th.sĩ bác sĩ Vũ Trường Nhân, phẫu thuật viên chính, cho hay nếu người nhà không đưa bé đến khám, chỉ nghĩ là bé ọc ói và chậm lên cân do khó nuôi thì khả năng bé sẽ bị tử vong do suy kiệt và mất nước điện giải. Bác sĩ cho biết thêm đây là một bệnh khá thường gặp, khoảng 2-4 trẻ mắc bệnh này/1000 trẻ khi sinh ra. Bệnh có ưu  thế phái tính nổ bật ở bé nam so với bé nữ với tỷ lệ 4/1 và tỷ lệ này tăng cao ở con so. Ngoài ra khi cha mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh đối với con trai là 5,5% và con gái là 2,4%. Khi mẹ mắc bệnh thì nguy cơ sẽ còn cao hơn nữa, đối với con trai là 19% và con gái là 7%. Bệnh cũng còn gặp ở nhiều anh chị trong cùng 1 gia đình, cà trẻ sinh đôi, sinh ba. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng nôn ói sau bú khoảng 1-2g và tần suất ói tăng dần ngày càng nhiều theo thời gian. Siêu âm là phương tiên chuẩn đoán rất tốt cho bệnh lý này. Do đó, các bậc cha mẹ nên lưu ý và đưa đi khám những cháu bé dưới 6 tháng tuổi mà ọc ói thường xuyên kèm theo không lên cân.

Hình ảnh môn vị phì đại

Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Hẹp Phì đại Môn Vị