ĐIỀU TRỊ HẸP MÔN VỊ PHÌ ĐẠI Ở TRẺ EM | Khám Bệnh ở Đà Nẵng

blank Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HẸP MÔN VỊ PHÌ ĐẠI Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

• Là một cấp cứu thường gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, do sự phì đại các lớp cơ môn vị làm tắc nghẽn môn vị (đường ra của dạ dày), gây ra các triệu chứng của bệnh.

• Tỉ lệ mắc nam/nữ: 4/1, tỉ lệ tăng cao ở con so, bệnh có tính chất gia đình rõ.

- Nhà tài trợ nội dung -

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh

• Nôn:

– Thời điểm khởi phát: thường từ 2 – 4 tuần sau sinh, bắt đầu trớ dần dần dẫn tới nôn.

– Tính chất nôn: ban đầu, nôn thốc, nôn vọt qua mồm và 2 lỗ mũi thành vòi, khoảng 10 – 20 phút sau bú, chất nôn là sữa hoặc nước mới bú vào, không có màu vàng của mật, đôi khi có vết máu do xuất huyết từ niêm mạc bị rách ở những trẻ nôn mạnh và thường xuyên. Về sau, dạ dày càng dãn, cơ mềm nhão, số lần nôn càng ít so với số lần bú nhưng lượng chất nôn nhiều hơn, dịch nôn là sữa đã lên men hay dịch có màu nâu đen do viêm dạ dày ứ đọng gây xuất huyết.

• Háu đói: sau khi nôn, bé cảm thấy đói và đòi bú ngay, bú xong lại nôn.

• Táo bón: phân ít, xanh, số lần đi cầu giảm.

• Tiểu ít: giảm về số lần tiểu và lượng nước tiểu.

• Sụt cân: do mất nước, mất dinh dưỡng.

b. Khám lâm sàng

• Dấu hiệu mất nước: lờ đờ, mắt trũng, da nhăn nheo mất đàn hồi, niêm mạc

khô, thóp trước lõm, má hóp.

• Tăng co bóp dạ dày:

– Thường xuất hiện ngay sau khi bú.

– Vùng dưới rốn lõm, vùng trên rốn chướng và có những sóng nhu động di chuyển từ hạ sườn phải sang hạ sườn trái, biểu hiện của sự tắc nghẽn môn vị.

• U cơ môn vị: – Là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

– Nằm ở bên phải đường giữa hoặc hạ sườn phải.

c. Xét nghiệm

• Siêu âm:

– Được sử dụng rộng rãi, độ nhạy 90 – 100%, độ đặc hiệu 100%.

– Chẩn đoán được đưa ra khi bề dày của lớp cơ > 4 mm, chiều dài môn vị > 14 mm.

• XQ dạ dày – tá tràng cản quang: khi không có sự phù hợp giữa lâm sàng và siêu âm

– Trong giai đoạn sớm, dạ dày tăng co bóp, biểu hiện bằng các sóng to ở 2 bờ cong dạ dày nhưng thuốc vẫn khó qua được môn vị, sau 6 – 12 giờ vẫn còn ứ đọng thuốc ở dạ dày.

– Trong giai đoạn muộn, dạ dày giãn to và võng xuống thành hình đáy chậu, có thể thấy hình ảnh tuyết rơi.

– “Dấu hiệu sợi dây” (string sign): môn vị kéo dài 2- 3 cm, hẹp lại như sợi chỉ, là hình ảnh đặc hiệu cho hẹp môn vị phì đại.

– Các hình ảnh trực tiếp khác: “hình mỏ chim”, “hình nấm”, “cái mũ”,.

2. Chẩn đoán xác định

Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng:

• Nôn không lẫn mật xuất hiện sau khoảng thời trống 2 – 4 tuần sau sinh.

• Sờ thấy u cơ môn vị.

• Siêu âm: hình ảnh u cơ môn vị.

3. Chẩn đoán phân biệt

a. Co thắt môn vị

• Nôn sớm sau sanh, không có khoảng trống vô triệu chứng, nôn ít liên quan tới bữa ăn.

• XQ thuốc qua môn vị dễ dàng.

• Đáp ứng điều trị tốt với thuốc chống co thắt.

b. Thoát vị qua khe thực quản

• Nôn từ ngày sinh, không nôn vọt.

• Nôn nhiều ở tư thế nằm, giảm ở tư thế đứng hay ngồi.

• Không có tăng nhu động dạ dày.

• XQ: hình ảnh đặc hiệu của thoát vị qua khe thực quản (túi hơi trong trung thất…).

• Điều trị với chế độ ăn và tư thế phù hợp thì bệnh thuyên giảm rõ rệt.

c. Trào ngược dạ dày thực quản

• Nôn ngay sau sanh không nôn vọt, giảm nôn ở tư thế đầu cao, đứng hay ngồi.

• Điều trị bằng chế độ ăn thích hợp với tư thế.

4. Điều trị:

Là bệnh cần xử trí ngoại khoa bán cấp.

a. Săn sóc tiền phẫu

• Đặt sond dạ dày.

• Truyền dịch để bù nước, điều chỉnh rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan.

b. Phẫu thuật

• Mở cơ môn vị ngoài niêm mạc (phẫu thuật Frédet – Ramstedt).

• Phẫu thuật có thể tiến hành qua mổ hở hoặc nội soi.

• Kỹ thuật mổ hở: – Nằm ngửa, đường mổ vòng cung trên rốn hay đường ngang ở hạ sườn (P) ngay khối u cơ môn vị.

– Tìm và đưa u cơ môn vị ra ngoài.

– Xẻ dọc u cơ môn vị.

– Dùng Kelly đầu tù tách đường xẻ ra 2 bên đến khi lớp niêm mạc phòi lên.

– Cầm máu, đưa u cơ môn vị vào bụng.

– Khâu lại vết mổ.

c. Săn sóc hậu phẫu

• Cho ăn lại sau 6 – 8 giờ, bắt đầu từ nước đường và điều chỉnh thức ăn và lượng sau mỗi vài giờ.

• Biến chứng sau mổ: thường gặp nhất là nôn.

– Thường do niêm mạc dạ dày và môn vị bị phù nề, nếu nôn xảy ra thường xuyên cần rửa dạ dày, chống co bóp, an thần, lưu dịch truyền.

– Phẫu thuật lại cần đặt ra sau 15 ngày không giảm nôn (thường do mở cơ không đủ về chiều dài và chiều sâu trong lần phẫu thuật đầu tiên).

Vấn đề Chứng cớ
Kháng sinh phòng ngừa trước mổ chỉ dành cho các trường hợp xẻ cơ môn vị qua ngả rốn III(1)
Phẫu thuật cắt cơ môn vị nên được thực hiện bởi phẫu thuật viên có kinh nghiệm mổ ít nhất 4 ca/năm III(7)
Phẫu thuật nội soi cắt cơ môn vị so với mổ hở: – Giảm thời gian nằm viện – Rút ngắn thời gian cho ăn sau mổ – Biến chứng trong và sau mổ không khác biệt so với mổ hở – Thời gian phẫu thuật tương đương nhau II(2,3,6)
Phẫu thuật cắt cơ môn vị qua ngả rốn tốn nhiều thời gian hơn so với mổ nội soi và mổ thường II(4,5)
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com

Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Hẹp Phì đại Môn Vị