Thế Nào Là Bệnh Hẹp Phì đại Môn Vị ở Trẻ Em Và Cách Phát Hiện?

Thế nào là bệnh hẹp phì đại môn vị ở trẻ em và cách phát hiện? Đăng ngày:30/05/2017. Tác giả:Nguyễn Thị Thu Hà Tham vấn y khoa:Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Nghe qua cụm từ hẹp phì đại môn vị ở trẻ thì có lẽ nhiều bậc cha mẹ vẫn cảm thấy lạ lẫm. Đây là căn bệnh được cho là hết sức nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

hẹp phì đại môn vị ở trẻ

Hẹp phì đại môn vị ở trẻ là căn bệnh nguy hiểm

  • Trẻ bị thủy đậu khi trở mùa, cha mẹ cần phải lưu ý
  • Trẻ em khóc đêm – nỗi lo không của riêng ai trong thời đại này

Mục lục

Toggle
  • Bệnh hẹp phì đại môn vị ở trẻ?
  • Bên dưới là những biểu hiện cụ thể hơn:
  • Xét nghiệm bệnh hẹp phì đại môn vị
    • Siêu âm:
    • Xét nghiệm máu:
    • Chụp X-quang với Barium:
    • Nội soi tiêu hóa:
  • Chữa trị hẹp phì đại môn vị ở trẻ em

Bệnh hẹp phì đại môn vị ở trẻ?

Hẹp phì đại môn vị là bệnh bẩm sinh ở trẻ em. Tức là tình trạng cơ vòng của môn vị, đoạn nối liền với dạ dày và tá tràng bị phì đại lên gây hẹp đường tiêu hóa. Tất nhiên khi điểm thắt này hẹp lại thì thức ăn không thể di chuyển xuống đường ruột làm cho trẻ khó chịu và có hiện tượng trào ngược thức ăn ra ngoài. Hẹp phì đại môn vị có thể là do di truyền hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này thì trẻ thường xuyên nôn ói, nếu trào sữa sẽ có nhiều lợn cợn cho nên cha mẹ hãy lưu ý kỹ để phát hiện sớm căn bệnh hẹp phì đại môn vị ở trẻ em.

Bên dưới là những biểu hiện cụ thể hơn:

  • Nôn ói kéo dài không thuyên giảm.
  • Ít đại tiện, hơn 2 ngày mới đại tiện nhưng khó đi.
  • Trẻ bị mất nước, mắt trũng và chóp trên đầu bị lõm vào.
  • Tăng cân chậm hoặc bị sụt giảm cân nhanh.
triệu chứng hẹp phì đại môn vị ở trẻ

Trẻ thường nôn ói trong lúc ăn uống khi bị hẹp phì đại môn vị

Xét nghiệm bệnh hẹp phì đại môn vị

Siêu âm:

Nếu khi siêu âm mà nhận thấy môn vị dày lên 13 đến 14 mm thì có khả năng hẹp môn vị khá cao.

Xét nghiệm máu:

Đây cũng là phương pháp xét nghiệm đơn giản để biết được trẻ có bị hẹp phì đại môn vị  hay không thông qua quá trình kiểm tra rối loạn điện giải.

Chụp X-quang với Barium:

Dung dịch barium có màu đục như sữa nên khi trẻ uống vào và chụp X-quang sẽ có thể nhìn thấy rõ đường tiêu hóa để xác nhận tình trạng dày mỏng của ống môn vị.

Nội soi tiêu hóa:

Chỉ áp dụng phương pháp này cho trẻ lớn trên 8 tuổi. Tuy nhiên đây là cách xét nghiệm chính xác nhất đối với bệnh hẹp phì đại môn vị ở trẻ em.

chẩn đoán hẹp phì đại môn vị ở trẻ em

Siêu âm có thể chẩn đoán căn bệnh này

Chữa trị hẹp phì đại môn vị ở trẻ em

Phương pháp chính để khắc phục tình trạng này là phẫu thuật nội soi. Phần dày lên của môn vị sẽ được rạch ra nhằm tạo khoảng trống thông thoáng hơn cho đường tiêu hóa. Sau phẫu thuật, trẻ được giữ lại bệnh viên để theo dõi tình trạng nhiễm trùng. Và nếu như sức khỏe trẻ tiến triển tốt sau 2 ngày thì có thể về nhà nghỉ ngơi và ăn uống bình thường.

  • Mua hàng trực tuyến tại:

  • Miền Bắc
  • Miền Nam
Rate this post

Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Hẹp Phì đại Môn Vị