Công Chúa Liễu Hạnh Là Ai ? - Phủ Dầy Nam Định

Công chúa Liễu Hạnh hay còn gọi là Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong những vị Thánh quan trọng trong hàng “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, vậy Công chúa Liễu Hạnh là ai và lý do gì mà được nhân dân khắp nơi tôn kính phụng thờ.

Công chúa Liễu Hạnh là ai ?

Theo sử sách lưu chép, Công chúa Liễu Hạnh vốn là con gái thứ hai của Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, do trong tiệc bàn đào lỡ tay đánh rơi chén ngọc nên bị giáng xuống trần vào thời nhà Lê. Với ba lần tam sinh tam hóa hộ quốc phù đời, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được nhiều các triều đại vua ban sắc phong với nhiều mỹ tự đẹp nhất.

Công chúa liễu hạnh là ai?

Lần giáng sinh thứ nhất của Công chúa Liễu Hạnh.

Tiên Chúa phụng mệnh giáng sinh làm con gái một nhà họ Phạm tại làng Vỉ Nhuế, thôn Quảng Cung, phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam. Thân phụ và thân mẫu của Tiên chúa đều là những người hiền lành, có phúc đức tích đức, mặc dù tuổi đã xế chiều mà họ vẫn chưa có con. Đức Ngọc Hoàng động tâm, hạ truyền Đệ nhị Tiên nương tức Công Chúa Liễu Hạnh giáng trần làm con họ rồi sẽ trở về khi mãn hạn.

Truyện kể rằng, vào một đêm trăng nọ, Phạm Thái ông được tiên báo mộng sẽ sớm có con gái đầu lòng. Quả nhiên, ít lâu sau, Thái bà mang thai rồi hạ sinh một bé gái vô cùng xinh đẹp đặt tên là Phạm Tiên Nga, thấm thoát tiên chúa lớn lên ngày càng xinh đẹp, giỏi giang và hết mực thảo hiền với cha mẹ. Vào năm Giáp Thân niên hiệu vua Lê Thánh Tông Quang Thuận ngũ niên tức năm 1464, Phạm Thái ông và Phạm Thái bà đều lần lượt qua đời. Một thân Đức Tiên chúa lo lắng mồ yên mả đẹp, cầu nguyện cho vong linh cho cha mẹ rồi lên đường chu du khắp thiên hạ làm phước thiện cho đồng dân, từ việc đắp đê ngăn lũ, dựng chùa lập miếu, bố thí cho tất cả bốn phương dân cùng,…

Năm Tiên chúa vừa tròn 40 tuổi thì hết thời gian ở hạ giới, ngài hóa thần về trời, khi đó là giờ dần ngày 2 tháng 3 năm 1473. Để tưởng nhớ công đức của Tiên chúa, nhân dân xây hai ngôi đền để thờ phụng tại nền ngôi nhà cũ thời thơ ấu của Tiên Chúa, hai là Phủ Quảng Cung tại quê mẹ của nàng.

Lần giáng sinh thứ hai của Công chúa Liễu Hạnh

Khi về thiên đình, Tiên Chúa vẫn không ngừng nỗi nhớ cha mẹ trần thế và vùng đất Nghĩa Hưng. Một lần nọ trong tiệc bàn đào, Tiên Chúa lỡ tay đánh rơi chén ngọc, Ngọc Hoàng thất ý trích giáng Tiên chúa xuống trần. Năm đó là năm Lê Thiên Hựu Định Tỵ  nguyên niên (1557). Trong lần này, Tiên chúa giáng sinh vào nhà họ Lê ở làng An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, Nam Định. Khi đó vào lúc Lê Thái bà đã quá ngày sinh  sinh nở mà vẫn chưa hạ sinh. Một đêm nọ trong lúc nửa mê nửa tỉnh, Thái Ông mợ thấy mình được dự tiệc trên Thiên đình, khi đó được báo rằng có một cô gái bị Ngọc Hoàng trích giáng. Lúc tỉnh dậy đã thấy Thái bà hạ sinh con gái, Thái ông liền đặt tên Lê Thị Thắng, hiệu là Giáng Tiên. Tiên chúa lớn lên xinh đẹp hơn người thường, tài nghệ xuất trúng. Khi tròn 18 tuổi, Tiên chúa được hứa hôn cùng với Trần Đào Lang. Để làm tròn bổn phận chữ hiếu, Tiên chúa đã chấp nhận kết duyên nhưng chưa được bao lâu, đến năm 21 tuổi thì Tiên chúa không bệnh mà mất, khi đó hết hạn được về trời vào giờ dần ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, triều vua Lê Thế Tôn (1577). Khi Tiên chúa về trời, thân mẫu thương xót cùng nhân dân an táng chu toàn, và được xây dựng đền thờ và lăng mộ tại Phủ Dầy Nam Định.

Lần giáng sinh thứ 3 của Công Chúa Liễu Hạnh

Mặc dù Tiên Chúa về trời nhưng lòng trân chưa mãn khôn nguôn, luôn u sầu khiến  Ngọc Hoàng động lòng ban sắc phong “Liễu Hạnh công chúa” cho phép trắc giáng dương gian để tự diêu tự thích khỏi nỗi u sầu. Khi đó vào năm Kỷ Mão niên hiệu Quang Hưng năm 1579, Tiên chúa khi đó lúc ẩn lúc hiện về thăm quê hương hai lần nữa rồi ngao du thiên hạ, tiêu diêu vào miền Nga Sơn, Thanh Hóa để tái hợp cùng Mai Sinh hậu kiếp của Trần Đào Lang khi đó vào năm 1609. Tuy vậy, cũng chỉ được hơn một năm thì Tiên Chúa mãn hạn phụng mệnh về trời.

Sau khi giáng hạ đủ ba lần, Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở lại Thiên cung mà trong lòng vẫn canh cánh nỗi nhớ với nơi trần thế. Hiểu được nỗi lòng của con gái, Ngọc Hoàng cho phép Tiên Chúa được giáng hạ thế bất thường lần nữa để hóa phép phù đời, miễn vòng sinh tử luân hồi. Trong lần này Tiên chúa xuất hiện dưới hình hài của một tiên nữ, đi cùng hai tiểu tiên khác, giáng hiện xuống  vùng Phố Cát, Thanh Hóa, Tiên chúa khi đó dùng nhiều loại phép tiên huyền ảo giúp dân giúp nước, giác ngộ Phật Pháp và đắc đạo thành Mạ Vàng Bồ Tát. Cũng vì giúp dân giúp nước với nhiều công lao to lớn, Tiên chúa được triều đình và nhân dân lập đền thờ ở nơi giáng trần ngày nay là đền Sòng, Thanh Hóa.

Dù giáng trần tại nhiều nơi gắn liền với nhiều sự tích, câu chuyện tâm linh vì vậy nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh được nhân dân xây dựng ở rất nhiều nơi như đền, điện, phủ để bày tỏ công ơn và tổ chức nhiều lễ hội để suy tôn hàng năm. Trong đó, tiêu biểu là những di tích Phủ Dầy Nam Định nơi gắn liền với hai lần Tiên chúa giáng hạ.

Hằng năm, cứ vào dịp tháng 3 âm lịch, tại khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy với trên 20 di tích phủ, lăng, đền điện,chùa thờ Thánh Mẫu lại mở cửa tổ chức lễ hội đón hàng ngàn con nhang đệ tử, du khách thập phương  về chiêm bái, dâng hương tưởng nhớ Thánh Mẫu linh thiêng, thỉnh cầu thánh Mẫu phù hộ độ trì cho gia trung được trong ấm ngoài êm, năm mới thuận lợi, cát khánh vạn sự bình an, thân tâm an lạc.

>>>> Đọc thêm: Thánh Mẫu Liễu Hạnh một trong bốn vị thánh Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam – Phu Day Festival

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official

Từ khóa » Bồ Tát Liễu Hạnh