Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Sự Tích Và Đền Thờ ... - Văn Hóa Trầm Hương

Thánh Mẫu Liễu Hạnh, sự tích và đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam từ lâu đời nhằm thể hiện sự trân trọng, biết ơn với những người mẹ, người phụ nữ bên cạnh. Khám phá câu chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và những ngôi đền thờ Người trên khắp đất nước qua bài viết sau của Văn Hoá Trầm Hương.

thanh-mau-lieu-hanh-1
Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam

Nội dung

  • Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai? Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh
    • Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai?
    • Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế
      • Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ Nhất
      • Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ Hai
      • Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ Ba
  • Những ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
    • Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Quảng Bình
      • Lịch sử và kiến trúc của đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh
      • Cách di chuyển đến Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình
    • Phủ Tây Hồ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Hà Nội
      • Lịch sử và kiến trúc của ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
      • Cách di chuyển đến Phủ Tây Hồ
    • Đền Phủ Dầy thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Nam Định
      • Lịch sử và kiến trúc của ngôi đền
      • Cách di chuyển đến Đền Phủ Dầy
  • Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh
    • Trang phục, giá Thánh Mẫu Liễu Hạnh cần chuẩn bị
    • Lễ vật dâng lên Thánh Mẫu Liễu Hạnh
    • Những lưu ý khi dâng lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
    • Văn khấn lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
    • Lễ Hầu đồng – Tín ngưỡng thờ Mẫu

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai? Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai?

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong ba vị Tam Toà Thánh Mẫu, là vị thánh thần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Liễu Hạnh là công chúa trên thiên đình, là người con gái thứ hai của Ngọc Hoàng. Người được nhân dân tôn kính và thờ tự từ xa xưa đến bây giờ. Người được biết đến với nhiều tên gọi như Mẫu Đệ Nhị Tiên, Mã Hoàng Bồ Tát, Thiên Tiên Thánh Mẫu,…

Cùng với Sơn Tinh, Thánh Gióng và Chử Đồng Tử, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được phong là Tứ Bất Tử, mang ý nghĩa trường tồn cùng nhân gian và con cháu.

>> XEM THÊM: Ông Hoàng Bảy là ai?

thanh-mau-lieu-hanh-2
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong ba vị Tam Toà Thánh Mẫu

Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế

Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường giáng thế giúp dân an cư lạc nghiệp, trồng trọt chăn nuôi, phát triển buôn bán,… Trong đó, dân gian thường truyền tụng ba lần giáng thế của bà như sau:

Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ Nhất

Tương truyền rằng, lần đầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã đầu thai làm con gái của đôi vợ chồng già người Nam ĐỊnh, vốn là cặp chợ chồng luôn sống hiền lành và làm điều thiện nhưng ngoài 40 tuổi mà vẫn chưa có con. Rằm tháng hai năm đó, vợ chồng được báo mộng là Ngọc Hoàng cho con gái thứ của mình đầu thai làm con nhà đó. Bà vợ sau đó liền hạ sinh con gái vào đêm mùng 6 tháng 3 năm Quý Sửu.

Cô con gái được đặt tên là Phạm Tiên Nga. Dù xinh đẹp muôn phần và khéo léo trong công việc nhưng hiện thân Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn khước từ chuyện hôn sự vì mong muốn ở lại chăm sóc cho cha mẹ vốn đã già yếu. Đôi vợ chồng già yếu và trở về tiên cảnh. Nàng Tiên Nga cũng hoàn thành bổn phận nên liên đi khắp nơi giúp đỡ dân lành. Cuối cùng bà mất năm 1473 thời Hồng Đức lúc 40 tuổi.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ Hai

Lần giáng thế thứ hai công chúa Liễu Hạnh làm con gái ông Lê Thái Công, bà Trần Thị Phúc, cũng là người quê Nam Định và được đặt tên là Lê Giáng Tiên.

Lần này, Thánh Mẫu Liễu Hạnh kết duyên tơ hồng cùng tiên sinh Trần Đào Lang và sinh được một trai một gái đặt tên là Nhân, Hoà. Nhưng năm bà 21 tuổi (Đinh Sửu 1577) thì bỗng qua đời dù không có bệnh tật gì.

thanh-mau-lieu-hanh-3
Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ 2

Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ Ba

Dân gian lưu truyền rằng, vì lần giáng thế trước chưa trọn vẹn và còn lưu luyến nghĩa cũ nên năm Canh Dần (1650) bà đã hạ thế ở làng Tây Mỗ chốn Thanh Hoá vào đúng ngày mùng 10 tháng 10 để kết duyên cùng tiên sinh Mai Thanh Lâm (vốn là ông Trần Đào Lang chuyển kiếp).

Lần này vào lúc trần gian loạn lạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực nên Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã đi cứu độ khắp nơi, ra tay trừng trị những kẻ ác. Chính vì thế mà được nhân dân lập đền thờ tại vùng quê này.

> XEM THÊM: Cách ngồi thiền chuẩn

> XEM THÊM: nhang vòng trầm hương cao cấp

Những ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Để tưởng nhớ những lần giáng thế của Thánh Mẫu Liễu Hạnh giúp đỡ dân chúng, nhân dân trên khắp cả nước lập nên nhiều đền thờ người. Nổi tiếng nhất trong đó có lễ là Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Quảng Bình, Phủ Tây Hồ ở Hà Nội, Đền Phủ Dầy ở Nam Định.

Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Quảng Bình

Lịch sử và kiến trúc của đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Bên chân đèo Ngang có một ngôi miếu nhỏ nằm trên trục đường chính thờ Liễu Hạnh Công Chúa. Vào thời vua Lê Thái Tổ trị vì (1385-1433), công chúa Liễu Hạnh giáng thế từng mở quán nước và bán hàng cho những khách bộ hành ngang qua chân Đèo Ngang. Cô gái xinh đẹp ở chốn hẻo lánh kia đã thu hút nhiều kẻ tò mò. Hoàng tử lúc bấy giờ đến với ý đồ xấu xa đã bị nàng làm cho trở dại. Nhà vua sai người bắt nàng về hỏi tội, nhà vua thấy xấu hổ khi Liễu Hạnh kể lại hành động của hoàng tử nên đã tha cho nàng về. Sau khi nàng mất, nhân dân nơi ấy đã lập ngôi đền tại chính vị trí đó để tưởng nhớ.

thanh-mau-lieu-hanh-4
Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Quảng Bình

Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngay cạnh dãy Hoành Sơn là dấu tích cho sự giáng trần của bà năm ấy. Ngôi đền với tổng diện tích khoảng 350 m², mặt đền hướng ra biển và phía sau là dãy Hoành Sơn. Từ ngoài đi vào trong lần lượt là cổng đền, tới bức bình phong, cánh cổng tam quan, trụ đầu lân và cuối cùng là đền Tiền, đền Hậu. Công trình là một lối kiến trúc Á Đông thu nhỏ được xây dựng bằng những vật liệu gần gũi như đá, gạch và vôi mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc. Kiến trúc của ngôi đền được tạo điểm nhấn bởi những mảnh sứ ghép lại với nhau hết sức khéo léo, trở thành điều thu hút nhiều du khách ghé thăm.

Cách di chuyển đến Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình

Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh nằm ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đền cách Hà Nội 430km về hướng Nam. Bạn có thể đến sân bay Đồng Hới và thuê xe đến Đền Thánh. Nếu di chuyển bằng xe ô tô theo đường quốc lộ 1A thì từ đỉnh Đèo Ngang đi tiếp về hướng Nam chừng 2km, sau đó rẽ trái vào con đường mòn 500m sẽ đến.

Đền nằm dưới chân ngọn núi đèo Ngang nên địa hình khá bằng phẳng, dễ dàng đi lại cho du khách đến tham quan.

thanh-mau-lieu-hanh-5
Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh nằm ở dưới chân đèo Ngang

Phủ Tây Hồ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Hà Nội

Lịch sử và kiến trúc của ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Phủ Tây Hồ là phủ trên bán đảo lớn nằm giữa Hồ Tây, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Trong những lần giáng thế, Thánh Mẫu luôn lấy danh hiệu là Liễu Hạnh, đi khắp giang sơn để du ngoạn, giao lưu gặp gỡ nhiều người. Một trong số đó là vị mặc khách Phùng Khắc Khoanh nơi Phủ Hồ Tây. Nhân dân ở đây đã lập đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh bên trong Phủ Hồ Tây để ghi nhớ lần giáng thế này của bà.

Theo truyền thuyết kể lại thì phủ được xây dựng ở khoảng thế kỷ 17. Ngày nay, Phủ Tây Hồ thường mở hội vào 2 ngày lễ quan trọng là mùng 3 tháng 3 âm lịch và ngày 13 tháng 8 âm lịch hàng năm.

thanh-mau-lieu-hanh-6
Phủ Hồ Tây thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Kiến trúc Phủ Tây Hồ gồm cổng tam quan, kiến trúc 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu. Qua tam quan là phương đình, nhà tiền tế và hậu cung. Kế bên là Điện Sơn Trang cao 3 tầng. Di tích lịch sử Phủ Tây Hồ bây giờ vẫn còn lưu giữ nhiều di vật mang giá trị văn hoá, lịch sử phong phú.

Cách di chuyển đến Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, người tỉnh khác có thể đến đây bằng xe ô tô hoặc máy bay tới sân bay Nội Bài. Đền nằm cách trung tâm của thủ đô về hướng Tây 4km. Ngoài ra còn có thể sử dụng xe buýt số 31,33 và 55 để di chuyển.

thanh-mau-lieu-hanh-7
Phủ Tây Hồ cách trung tâm 4km về phía Tây

Đền Phủ Dầy thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Nam Định

Lịch sử và kiến trúc của ngôi đền

Phủ Dầy (hay đền Phủ Giầy, Phủ Giày) là một quần thể di tích thuộc về tâm linh đạo Mẫu ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đền được xây dựng từ thời Cảnh Trị của nhà Lê (1663-1671).

Kiến trúc đặc sắc nhất là ngôi đền là ngôi đền thờ chúa Liễu Hạnh ngay cạnh chợ Viềng. Sau khi được sắc phong với hiệu “Liễu Hạnh Công Chúa” thì ngôi đền được đổi tên là Phủ Dầy. “Phủ” là dinh cơ của các Thánh Mẫu và vương công. Quần thể di tích Phủ Dầy có khoảng hơn 20 công trình kiến trúc độc đáo, nhiều phần liên quan chặt chẽ với chính cuộc đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh như: Phủ Vân Cát, Phủ Tiên Hương và lăng Chúa Liễu.

thanh-mau-lieu-hanh-8
Đền Phủ Dầy ở Nam Định thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Phủ Tiên Hương (hay phủ chính) là công trình được xây từ thời Cảnh Trị nhà Lê (1663 – 1671) với kiến trúc độc đáo dù đã qua nhiều lần sửa chữa, trùng tu. Phủ Vân Cát là nơi thờ Thánh Mẫu, rộng gần 1ha và có hướng Tây Bắc. Lăng Chúa Liễu được xây dựng về sau này (năm 1938) và nằm cạnh phủ chính.

Cách di chuyển đến Đền Phủ Dầy

Từ từ Hà Nội đến Phủ Dầy Nam Định có khoảng cách 90km, du khách có thể đi xe ô tô hoặc xe máy đều rất thuận tiện. Đi theo hướng Quốc lộ 1A về Phủ Lý (Hà Nam), rẽ trái ở trạm thu phí tầm 10km. Từ chợ Lợn Nam Định, rẽ phải Cầu Họ tới ngã ba đường 56 là tới xã Kim Thái, quê hương của đền Phủ Dầy.

thanh-mau-lieu-hanh-9
Đền Phủ Dầy cách trung tâm thành phố Hà Nội 90km

Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Vào ngày này, các đền phủ trên khắp cả nước đều tổ chức lễ hội. Nhân dân làm lễ để tỏ lòng biết ơn với Thánh Mẫu và cầu mong sự may mắn, bình an đến với gia đình mình.

Trang phục, giá Thánh Mẫu Liễu Hạnh cần chuẩn bị

Giá Thánh Mẫu Liễu Hạnh với trang phục màu đỏ, bên trên thêu rồng uốn lượn. Về cơ bản một bộ giá sẽ bao gồm:

+ 1 khăn ren chúa

+ 1 bộ trang phục ren chúa

thanh-mau-lieu-hanh-10
Giá Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn có màu đỏ rực rỡ

Lễ vật dâng lên Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ vật để dâng lên Thánh Mẫu Liễu Hạnh cần là những vật phẩm quý, tươi ngon để tỏ lòng thành kính. Một mâm lễ thông thường sẽ có những thứ sau:

  • Hoa tươi
  • Xôi trắng, thịt luộc/ gà luộc và chai rượu trắng
  • Cơi trầu
  • Một mâm tiền vàng giấy
  • Một đĩa oản đỏ
  • Một tờ lá sớ.
thanh-mau-lieu-hanh-11
Lễ vật dâng lên Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn được chuẩn bị đầy đủ

Những lưu ý khi dâng lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

  • Khi đi dâng lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, du khách cần phải ăn mặc lịch sự, kín đáo và chỉnh tề trước bậc tôn nghiêm thánh Mẫu.
  • Lời ăn tiếng nói phải lịch sự dễ nghe, không vì xô xát chen lấn mà cãi cọ trước không gian đền phủ.
  • Đến đền Thánh Mẫu chỉ nên cầu sức khoẻ và tài lộc giản đơn, không nên tham lam vô độ khó được Người ưng thuận.
thanh-mau-lieu-hanh-12
Đi dâng Lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh phải ăn mặc lịch sự, chỉnh tề

Văn khấn lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Hương tử chúng con kính lạy:

Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”!

Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên!

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn!

Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung!

Con là….

Hiện ngụ tại…

Hôm nay là ngày….

Tại:…

Con thành kính dâng lên lễ vật. Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh, Hội Đồng Các Quan, Bát bộ Sơn Trang, Thập Nhị Quan Hoàng, Thập Nhị Chầu Cô, Thập Nhị Quan Cậu, Ngũ Lôi Thiên Tướng, Ngũ Hổ Thần Quan,

Thanh Bạch Xà Thần Linh chấp kỳ lễ bạc, chứng giám cho con được hưởng:

Gia quyến bình an, tài lộc hưng vượng, vạn sự cát tường…

Chúng con xin thành tâm kính lễ, cúi xin các ngài chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

>> XEM THÊM: xin lộc Ông Hoàng Bảy

thanh-mau-lieu-hanh-13
Sự thành tâm của con dân lúc khấn là điều phải làm

Lễ Hầu đồng – Tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghi lễ Hầu Đồng trong lễ hội giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một nghi lễ quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu. Hầu đồng vốn là một hình thức kết hợp hát chầu văn và diễn xướng dân gian để đưa cậu đồng/ cô đồng vào trạng thái thoát tục và giao tiếp với thần thánh. Thần linh giáng thế vào họ và giao tiếp với những cung văn hầu để truyền đạt những ý niệm riêng hay là dịp để ban phước, ban lộc cho người dự lễ.

thanh-mau-lieu-hanh-14
Lễ Hầu Đồng là nghi thức tâm linh đặc biệt trong ngày Giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của con người về những mong muốn thường nhật như cầu sức khoẻ, bình an, cầu công danh tài lộc.

Với mục đích duy nhất là giữ gìn nét văn hoá truyền thống đặc sắc của người dân Đất Việt, tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh dần đi sâu, len lỏi vào trong tâm trí, vào đời sống tinh thần của mọi người. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan

Trầm hương và vai trò phong thủy trong cân bằng ngũ hành

Trầm hương và vai trò phong thủy trong cân bằng ngũ hành

Nội dung1. Trầm hương và ảnh hưởng của trầm đến các yếu tố ngũ hành2. Trầm hương trong phong thủy ngũ hành2.1. Mộc – bản chất của trầm hương2.2. Hỏa – năng lượng kích thích của hương trầm2.3. Thổ – sự vững chãi và ổn định2.4. Kim – sự tinh khiết và sáng tạo2.5. Thủy […] Xem thêm Cách bố trí lư xông trầm hợp phong thủy trong nhà

Cách bố trí lư xông trầm hợp phong thủy trong nhà

CÁCH ĐẶT LƯ TRẦM THEO PHONG THỦY TRONG NHÀ Lư xông trầm không chỉ là vật dụng trang trí mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, giúp cân bằng năng lượng trong không gian sống. Việc bố trí lư xông trầm đúng cách sẽ tạo ra một môi trường hài hòa, thu hút […] Xem thêm Sử dụng trầm hương để thu hút tài lộc và may mắn

Sử dụng trầm hương để thu hút tài lộc và may mắn

Sử dụng trầm hương để thu hút tài lộc và may mắn Nội dungI. Trầm hương – báu vật của thiên nhiênII. Tại sao trầm hương có thể thu hút tài lộc?III. Cách sử dụng trầm hương để thu hút tài lộcIV. Trầm hương và phong thủyV. Kết luận I. Trầm hương – báu vật […] Xem thêm Cách nhận biết trầm hương thật chi tiết nhất

Cách nhận biết trầm hương thật chi tiết nhất

Trầm hương là một loại gỗ vô cùng quý giá, nhiều người muốn mua, sưu tầm trầm hương nhưng trong một thị trường đầy hỗn loạn thật giả khó phân, vấn đề gặp phải là làm sao để nhận biết trầm hương thật thì đại đa số mọi người cần phải có đầy đủ kiến […] Xem thêm Lá cây trầm hương trông như thế nào? Nhận biết cây trầm hương

Lá cây trầm hương trông như thế nào? Nhận biết cây trầm hương

Trầm hương đã đã quá quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là những người yêu thích trầm hương. Trầm hương ngày càng được nhiều người biết tới bởi tác dụng tốt đến sức khỏe, mang nhiều ý nghĩa tâm linh, phong thủy. Vậy làm sao nhận biết cây trầm hương và lá cây […] Xem thêm

Từ khóa » Bồ Tát Liễu Hạnh