Sự Tích Và đền Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Thị Xã Kỳ Anh
Có thể bạn quan tâm
Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam từ lâu đời nhằm thể hiện sự trân trọng, biết ơn với những người mẹ, người phụ nữ bên cạnh. Khám phá câu chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và những ngôi đền thờ Người trên khắp đất nước.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong ba vị Tam Toà Thánh Mẫu, là vị thánh thần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Liễu Hạnh là công chúa trên thiên đình, là người con gái thứ hai của Ngọc Hoàng. Người được nhân dân tôn kính và thờ tự từ xa xưa đến bây giờ. Người được biết đến với nhiều tên gọi như Mẫu Đệ Nhị Tiên, Mã Hoàng Bồ Tát, Thiên Tiên Thánh Mẫu,
Cùng với Sơn Tinh, Thánh Gióng và Chử Đồng Tử, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được phong là Tứ Bất Tử, mang ý nghĩa trường tồn cùng nhân gian và con cháu.
Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế
Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường giáng thế giúp dân an cư lạc nghiệp, trồng trọt chăn nuôi, phát triển buôn bán,…Trong đó, dân gian thường truyền tụng ba lần giáng thế của bà như sau:
Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ Nhất
Tương truyền rằng, lần đầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã đầu thai làm con gái của đôi vợ chồng già người Nam ĐỊnh, vốn là cặp chợ chồng luôn sống hiền lành và làm điều thiện nhưng ngoài 40 tuổi mà vẫn chưa có con. Rằm tháng hai năm đó, vợ chồng được báo mộng là Ngọc Hoàng cho con gái thứ của mình đầu thai làm con nhà đó. Bà vợ sau đó liền hạ sinh con gái vào đêm mùng 6 tháng 3 năm Quý Sửu.
Cô con gái được đặt tên là Phạm Tiên Nga. Dù xinh đẹp muôn phần và khéo léo trong công việc nhưng hiện thân Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn khước từ chuyện hôn sự vì mong muốn ở lại chăm sóc cho cha mẹ vốn đã già yếu. Đôi vợ chồng già yếu và trở về tiên cảnh. Nàng Tiên Nga cũng hoàn thành bổn phận nên liên đi khắp nơi giúp đỡ dân lành. Cuối cùng bà mất năm 1473 thời Hồng Đức lúc 40 tuổi.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ Hai
Lần giáng thế thứ hai công chúa Liễu Hạnh làm con gái ông Lê Thái Công, bà Trần Thị Phúc, cũng là người quê Nam Định và được đặt tên là Lê Giáng Tiên.
Lần này, Thánh Mẫu Liễu Hạnh kết duyên tơ hồng cùng tiên sinh Trần Đào Lang và sinh được một trai một gái đặt tên là Nhân, Hoà. Nhưng năm bà 21 tuổi (Đinh Sửu 1577) thì bỗng qua đời dù không có bệnh tật gì.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ Ba
Dân gian lưu truyền rằng, vì lần giáng thế trước chưa trọn vẹn và còn lưu luyến nghĩa cũ nên năm Canh Dần (1650) bà đã hạ thế ở làng Tây Mỗ chốn Thanh Hoá vào đúng ngày mùng 10 tháng 10 để kết duyên cùng tiên sinh Mai Thanh Lâm (vốn là ông Trần Đào Lang chuyển kiếp).
Lần này vào lúc trần gian loạn lạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực nên Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã đi cứu độ khắp nơi, ra tay trừng trị những kẻ ác. Chính vì thế mà được nhân dân lập đền thờ tại vùng quê này.
Từ khóa » Bồ Tát Liễu Hạnh
-
Liễu Hạnh Công Chúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thánh Mẫu Liễu Hạnh Là Ai? Sự Tích Mẫu Liễu Hạnh - Oản Tài Lộc
-
NHỮNG LUẬN CỨ KHẲNG ĐỊNH MẪU LIỄU HẠNH LÀ ... - Facebook
-
NỮ BỒ TÁT TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM - - Chùa Xá Lợi
-
Mẫu Liễu Hạnh Và Sự Tích Ba Lần Giáng Thế - Oản Cô Tâm
-
Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Sự Tích Và Đền Thờ ... - Văn Hóa Trầm Hương
-
Công Chúa Liễu Hạnh Là Ai ? - Phủ Dầy Nam Định
-
Mẫu Liễu Hạnh Là Ai? Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Trong Văn Hóa Việt
-
Sự Tích Mẫu Liễu Hạnh - ĐỒ THỜ VIỆT
-
Phủ Mỗ- Nơi Giáng Sinh Lần Thứ Ba Của Mẫu Liễu Hạnh
-
Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara) Với Tín Ngưỡng Dân Gian ở Việt ...
-
TRUYỀN THUYẾT VỀ THÁNH MẪU LIỄU HẠNH - Trải Nghiệm Sống
-
Mẫu Liễu Hạnh - Blog Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ