Công Dụng Và Cách Dùng Củ Ráy Gai
Có thể bạn quan tâm
Ráy Gai hay còn gọi là mớp gai, chóc gai, tên khoa học là Lasia Spinosa Thwaiters, thuộc họ Ráy (Araceae). Là cây thảo có thân rễ và cuống lá đều có gai. Từ xưa đã lưu truyền công dụng của ráy gai rất tốt cho chữa nhiều bệnh. Vì theo y học cổ truyền, ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ đờm, bình suyễn. Dùng trị các chứng bệnh về gan vàng da, tê buốt bàn chân, đau lưng, mỏi gối…
Thân cây ráy gai
Mục lục
- Cây ráy gai là củ gì?
- Tên gọi
- Đặc điểm
- Phân bổ
- Thu hái và chế biến
- Tác dụng của củ ráy gai
- Cách dùng củ ráy gai
- Ráy gai dùng tươi đun nước tắm
- Ráy gai giã dùng đắp vết thương
- Ráy gai dùng khô ngâm rượu
- Ráy gai dùng khô sắc thuốc uống
- Một số bài thuốc của cây ráy gai
Cây ráy gai là củ gì?
Tên gọi
- Cây ráy gai còn gọi là chóc gai, dã vu, hải vu, sơn thục gai hay cây cừa, cây móp (Nam bộ)
- Cây ráy gai hay còn có tên khoa học Lasia spinosa Thwaites thuộc họ ráy (Araceae)
Đặc điểm
- Ráy gai là loại thân mềm, cây nhỏ, thân rễ nằm ngang cao từ 0,3-1,4m có thể dài đến 5m nhưng phía dưới bò, trên đứng
- Dưới đất có thân rễ hình cầu sau phát triển dần thành củ dài, có nhiều đốt ngắn
- Cuống lá dài, có nhiều gai, lá mọc thẳng từ thân rễ.
- Lá non hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, mép nguyên. Lá to hình tim dài 10 cm đến 50cm, rộng 8-45 cm
- Mùa hoa quả vào tháng 3 – 4 hằng năm;
- Cụm hoa là một bông hoa nang, hoa cái ở gốc, hoa đực ở trên.
- Quả mọng.
- Thân rễ ráy gai được thu hái vào mùa đông.
- Người ta đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.
- Đây là loại cây mọc hoang khắp nơi ở những vùng ẩm ướt, trên có tán che như ruộng nước, bờ ao, ven suối.
Phân bổ
Cây ráy dễ mọc hoang ở nước ta, ưa mọc những nơi ẩm thấp
Thu hái và chế biến
- Thu hái: Quanh năm nhưng thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa đông.
- Chế biến: Thân rễ sau khi thu hái thì đem rửa sạch, phơi khô, ngâm với nước đường phèn và gừng để làm sạch, loại bỏ độc tố rồi thái mỏng, sao vàng.
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ráy gai
Tác dụng của củ ráy gai
- Nhân dân ở vùng có ráy gai mọc thường hái lá non về làm rau ăn, luộc hoặc muối dưa. Theo kinh nghiệm nhân dân, ráy gai thường được dùng chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
- Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội miền Đông Nam Bộ đã dùng rộng rãi ráy gai để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt. Năm 1973, xưởng dược X5 thuộc phòng quân y- B2 đã sản xuất viên ráy gai, dùng điều trị trên lâm sàng và viên ráy gai phối hợp với bột nghệ để làm thuốc ổ gan.
- Ở Trung Quốc, ráy gai được dùng chữa ho, phế nhiệt, nước tiểu vàng đỏ. Ở Malaysia, ráy gai là một thành phần trong bài thuốc chữa ho. Ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho đàn bà sau khi đẻ, nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt.
Xem thêm: Củ ráy gai chữa bệnh gì
Cách dùng củ ráy gai
Ráy gai dùng tươi đun nước tắm
- Chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc: Dùng cây ráy gai nấu nước rửa, sau đó rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh
- Chữa lở ngứa ngoài da: Dùng toàn bộ cây ráy gai hoặc thân rễ tươi rửa sạch nấu nước tắm, rửa toàn bộ cơ thể hay chỗ lở ngứa.
- Chữa viêm gan, xơ gan: Thân rễ ráy gai 30g khô (hoặc 100g tươi), trái dứa dại 30g khô (hoặc 100g tươi), chó đẻ răng cưa 10g khô (hoặc 30g tươi). Tất cả rửa sạch nấu với 2 lít nước, cô nhỏ lửa còn 300ml, chia ra 3 lần uống trong ngày. Nếu có thể hãy tìm các loại cây tươi sẽ có tác dụng tốt hơn là thân khô .
Ráy gai giã dùng đắp vết thương
- Trị bệnh đậu mùa: Dùng thân và lá rửa sạch, để ráo nước, giã nát, nghiền nhỏ ra dùng đắp vào cơ thể nốt đậu mùa.
- Cao dán mụn nhọt: Một củ ráy tươi chừng 80-100g, nghệ một củ chừng 60g. Củ ráy gọt sạch võ, giã nát nhừ cùng với nghệ, sau cho dầu vừng vào nấu dừ, thêm dầu thông và sáp ong vào, khuấy chao tan. Để nguội.phết lên giấy dán vào nơi mụn nhọt, nếu mới mọc thường tan, đã mọc có tác dụng hút mủ.
- Ung nhọt, sưng quai bị: Ráy gai tươi cả rể củ cọng lá giã nhuyễn đắp.
Ráy gai dùng khô ngâm rượu
- Chữa đau khớp do phong thấp, tổn thương do té ngã: Ráy gai (toàn cây) 9-15g sắc uống hoặc dùng 60g ngâm trong nửa lít rượu, vừa uống trong vừa xoa ngoài.
- Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt: Ráy gai, Cẩu tích, Huyết đằng, Kim cang, Ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống.
- Trị đau lưng, đau gối, đau xương khớp: ráy gai, ngũ gia bì, ngưu tất, cẩu tích, cốt toái bổ, bạch thược, đỗ trọng, trần bì, mỗi vị 20g, ngâm rượu uống.
Ráy gai dùng khô sắc thuốc uống
- Trị tê thấp, bàn chân tê buốt: ráy gai, kê huyết đằng, cẩu tích, tỳ giải, ngưu tất, mỗi vị 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Để tăng hiệu quả, nhất là trường hợp hai bàn chân tê buốt, có thể sau mỗi lần sắc thuốc, thêm một củ gừng tươi khoảng 20g, rửa sạch, giã dập cho vào bã của lần sắc cuối cùng, thêm ngập nước, đun sôi 30 phút. Gạn lấy nước này, để vừa ấm, ngâm ngập 2 bàn chân khoảng 30 phút rồi lau khô.
- Chữa thiên trụy (sa dái, thoát vị bẹn): Ráy gai 12g, Hạt vải 10g, Lá trâu cổ 10g. Sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày.
- Chữa bạch đới, thống kinh, viêm thận, tiểu đục: Ráy gai (toàn cây) 9-15g, sắc thuốc thang uống hoặc hầm với xương heo dùng.
- Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu vàng, đậm màu: phối hợp ráy gai với bạc hà, mạch môn, huyền sâm, râu ngô, mỗi vị 10 – 12g sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 1 – 2 tuần đến khi hết các triệu chứng.
- Trị viêm tinh hoàn: ráy gai 12g, lệ chi hạch (hạt vải): gọt bỏ vỏ đỏ, cắt bỏ rốn hạt, thái mỏng 3 – 5mm, sao vàng; lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần trước bữa ăn. Uống nhiều thang cho tới khi các triệu chứng
Củ ráy gai phơi khô
Một số bài thuốc của cây ráy gai
Chữa lở ngứa ngoài da:
Dùng cả cây ráy gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm rửa rất hiệu quả. Ngày 1 lần.
Chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc:
Lấy cây ráy gai nấu nước rửa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh, rất hiệu quả.
Chữa viêm gan, xơ gan:
- Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); Trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g).
- Cho các vị vào nấu với 2.000ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày rất hiệu quả (theo dân gian dùng tươi tốt hơn hẳn khô).
Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt rất hiệu quả:
Dùng thân rễ ráy gai 12g, cẩu tích 12g, kê huyết đằng 12g, kim cang 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, sắc nước uống trong ngày. Cần dùng 5 – 7 thang liền.
Trị đau gối, đau lưng, đau xương khớp:
- Chuẩn bị: 20g ráy gai, ngưu tất, ngũ gia bì, cẩu tích, bạch thược, cốt toái bổ, đỗ trọng, trần bì.
- Thực hiện: Ngâm với rượu làm thuốc.
Trị viêm tinh hoàn:
- Chuẩn bị: 12g ráy gai, 10g lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, lệ chi hạch (hạt vải) thái mỏng, sao vàng.
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 2 lần uống, dùng trước mỗi bữa ăn. Dùng thuốc cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu đậm màu, vàng:
- Chuẩn bị: Ráy gai, bạc hà, huyền sâm, mạch môn, râu ngô mỗi vị từ 10 – 12g.
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, dùng liên tục từ 1 – 2 tuần cho đến khi triệu chứng biến mất.
Chữa gan vàng da, suy gan:
- Chuẩn bị: 12 – 16g ráy gai.
- Thực hiện: Sắc uống trước mỗi bữa ăn chính khoảng 1.5 giờ, dùng từ 2 -3 lần/ ngày.
Để tăng hiệu quả cho bài thuốc, có thể cân nhắc bổ sung một số vị thuốc khác như mã đề, nhân trần, diệp hạ châu – mỗi vị 12 g, dùng liên tục trong 3 – 4 tuần cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm. Hoặc, dùng phối hợp nghệ vàng với Ráy gai, sắc dùng 1 thang mỗi ngày, liên tục trong 3 – 4 ngày.
Chữa suy nhược cơ thể do sốt rét hoặc các di chứng sau đợt sốt rét:
- Chuẩn bị: 12g ráy gai, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo.
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.
Trên đây là công dụng và một số cách dùng củ ráy gai để chữa bệnh. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu, cũng như các sản phẩm được chiết xuất từ các loại dược liệu quý hiếm bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.
Từ khóa » đặc điểm Cây Ráy Gai
-
Ráy Gai - Những Bài Thuốc Trị Bệnh Hay Của Cây Ráy Gai
-
Hình ảnh Nhận Dạng Cây Ráy Gai
-
Cây Ráy: Đặc điểm Sinh Thái, Bài Thuốc Và Một Số Lưu ý
-
Ráy Gai | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
-
Cây Ráy - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Ráy Gai Chữa Lở Ngứa Da - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ráy Gai: Công Dụng Của Loài Cây Quen Thuộc
-
Cây Ráy: Thực Hư Loại Cây Dân Dã Có Tác Dụng Trị Bệnh
-
Đặc điểm Thực Vật Học Loài Ráy Gai (lasia Spinosa (l.) Thwaites), Họ Ráy
-
Cây Ráy Gai - Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh - Thăng Long Đạo Quán
-
Cây Ráy Thủy Sinh đặc điểm Và Cách Nuôi Trồng - Cá Cảnh Kim Giang
-
Chóc Gai Và Tác Dụng Của Cây Chóc Gai Với Cách Dùng Trị Bệnh Hiệu ...
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ráy Gai - Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường
-
Cây Ráy Thủy Sinh - Cách Trồng & Chăm Sóc "Cực Dễ Dàng"