Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ráy Gai - Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường
Có thể bạn quan tâm
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY RÁY GAI
Ráy gai hay còn gọi là mướp gai, chóc gai là cây thảo có thân rễ và cuống lá đều có gai, cây thường mọc hoang ở vùng đất ẩm ướt, bên trên có tán che như ruộng nước, bãi lầy, bờ ao, ven suối… Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng cây ráy gai như một vị thuốc quý với nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị các chứng bệnh về gan, thận, tê buốt bàn chân, đau lưng, mỏi gối. Để hiểu thêm về cách dùng cũng như những tác dụng tuyệt vời của cây ráy gai, mời bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!
Mô tả dược liệu
Cây ráy gai còn gọi là chóc gai, dã vu, hải vu, sơn thục gai hay cây cừa, cây móp (Nam bộ), rau mác gai, rau chân vịt, tên khoa học Lasia spinosa Thwaites thuộc họ Ráy (Araceae). Là cây thân thảo, có thân rễ mọc ngang, thân cây có chiều cao trung bình từ 1 đến 2m, có nhiều gai nhọn bám xung quanh thân, phần dưới mọc bò, phần trên đứng. Phần dưới đất có thân rễ hình cầu, sau phát triển dần thành củ dài và phân chia thành nhiều đốt ngắn. Lá cây mọc thẳng từ thân rễ, lá non có hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, mép nguyên. Lá to có hình tim, chiều dài của lá từ 10 đến 50cm và chiều rộng từ 8 đến 45cm. Gân lá phẳng, bên sơ cấp to, thứ cấp mỏng, nhiều gân phụ. Cuống lá dài, có nhiều gai xung quanh. Hoa cây ráy gai lưỡng tính, có cuống hoa dài, cụm hoa thường không phân nhánh, hoa đực mọc ở phía bên trên và hoa cái thường có xu hướng mọc ở phần dưới gốc. Quả mọng, có hình trứng vuông hoặc cũng có dạng hình tháp nhọn, thường mọc những gai ngắn ở đỉnh và có hạt dẹp ở bên trong thịt quả. Mùa hoa quả thường diễn ra vào tháng 3-4 hàng năm.
Phân bố: Thuộc dạng cây mọc hoang, mọc nhiều ở nước ta, thích hợp với môi trường ẩm ướt. Tại nước ta, cây ráy gai phân bố ở Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Lâm Đồng… Trên thế giới có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Sri Lanka, Hàn Quốc.
Bộ phận dùng làm thuốc: Phần được sử dụng làm thuốc là bộ phận thân rễ của cây ráy gai. Thân rễ sau khi thu hái thì đem rửa sạch, phơi khô, ngâm với nước đường phèn và gừng để làm sạch, loại bỏ độc tố rồi thái mỏng, sao vàng.
Thành phần hóa học có trong cây ráy gai: Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần hóa học có trong cây ráy gai bao gồm những dược chất chính như Flavonoid, hợp chất phenol, acid hữu cơ, acid amin, đường. Trong toàn cây có chứa saponin triterpen.
Vị thuốc từ cây ráy gai
Theo đông y, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, giúp tiêu đờm, trừ suyễn, chủ trị các chứng phù thũng, viêm gan, ho, đau họng, tê buốt bàn chân, gout, lở ngứa ngoài da, đau lưng mỏi gối.
Liều dùng và cách dùng: Ngày dùng 10-20g sắc uống hoặc dùng làm thuốc ngâm rượu. Dùng tươi để tắm hoặc đắp vết thương ngoài da.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ráy gai
Bài thuốc chữa lở ngứa ngoài da
Chuẩn bị: 100g thân rễ ráy gai tươi
Cách dùng: Dùng toàn bộ thân rễ tươi trên rửa sạch nấu nước tắm, rửa toàn bộ cơ thể hay chỗ lở ngứa.
Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan
Chuẩn bị: 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g).
Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi sắc với 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi nước sắc còn 300ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày rất hiệu quả (theo dân gian dùng tươi tốt hơn hẳn khô), sắc uống trước mỗi bữa ăn chính khoảng 1.5 giờ.
Bài thuốc trị tê thấp, bàn chân tê buốt
Chuẩn bị: 12g ráy gai, 12g cẩu tích, 12g kê huyết đằng, 12g tỳ giải, 12g cỏ xước.
Cách dùng: Sắc uống một thang mỗi ngày, chia làm 3 lần, dùng trước khi ăn 1-2 giờ, liên tục trong 3 – 4 tuần lễ cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm. Để tăng tính hiệu quả cho bài thuốc, đặc biệt là các trường hợp hai chân tê buốt, thêm 20g gừng vào lần sắc thuốc cuối cùng, đổ ngập nước, đun thêm trong 30 phút. Gạn lấy nước này, để đến khi ấm thì ngâm hai bàn chân vào, sau đó lau khô.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout
Chuẩn bị: Củ ráy gai và chuốt hột già mỗi loại 20g được tái nhỏ, phơi khô và sao vàng
Cách dùng: Cho 2 vị thuốc vào nồi sắc với 600ml nước, sắc cạn còn 250ml, chia thành các phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
Bài thuốc trị ho do phế nhiệt, nước tiểu đậm màu, vàng
Chuẩn bị: Ráy gai, bạc hà, huyền sâm, mạch môn, râu ngô mỗi vị từ 10 – 12g.
Cách dùng: Cho các vị thuốc trên vào nồi sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày. Sắc uống 1 thang mỗi ngày, dùng liên tục từ 1 – 2 tuần cho đến khi triệu chứng biến mất.
Tóm lại, cây ráy gai có tác dụng hỗ trợ điều trị suy gan, vàng da do viêm gan, tê buốt chân tay, đau lưng mỏi gối… Tuy nhiên, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của các thầy thuốc hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng nhé!
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282
Từ khóa » đặc điểm Cây Ráy Gai
-
Công Dụng Và Cách Dùng Củ Ráy Gai
-
Ráy Gai - Những Bài Thuốc Trị Bệnh Hay Của Cây Ráy Gai
-
Hình ảnh Nhận Dạng Cây Ráy Gai
-
Cây Ráy: Đặc điểm Sinh Thái, Bài Thuốc Và Một Số Lưu ý
-
Ráy Gai | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
-
Cây Ráy - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Ráy Gai Chữa Lở Ngứa Da - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ráy Gai: Công Dụng Của Loài Cây Quen Thuộc
-
Cây Ráy: Thực Hư Loại Cây Dân Dã Có Tác Dụng Trị Bệnh
-
Đặc điểm Thực Vật Học Loài Ráy Gai (lasia Spinosa (l.) Thwaites), Họ Ráy
-
Cây Ráy Gai - Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh - Thăng Long Đạo Quán
-
Cây Ráy Thủy Sinh đặc điểm Và Cách Nuôi Trồng - Cá Cảnh Kim Giang
-
Chóc Gai Và Tác Dụng Của Cây Chóc Gai Với Cách Dùng Trị Bệnh Hiệu ...
-
Cây Ráy Thủy Sinh - Cách Trồng & Chăm Sóc "Cực Dễ Dàng"