Hình ảnh Nhận Dạng Cây Ráy Gai
Có thể bạn quan tâm
Từ xa xưa cây ráy gai rất gần gũi với đời sống người dân vì công dụng của nó. Đông y cho rằng, thân rễ ráy gai có vị cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, được coi là vị thuốc hay. Ráy gai có thể chữa nhiều bệnh… Tuy vậy không phải ai cũng biết về hình ảnh cây ráy gai, bởi mọi người chỉ nghe về công dụng. Sau đây là những hình ảnh của cây ráy gai
Mục lục
- 1. Đặc điểm cây ráy gai
- 1.1. Đặc điểm nhận dạng
- 1.2. Bộ phận sử dụng
- 1.3. Cách dùng
- 2. Tác dụng cây ráy gai
- 3. Một số hình ảnh quen thuộc cây ráy gai
- 4. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ráy gai
- 4.1. Chữa gan vàng da, suy gan
- 4.2. Chữa suy nhược cơ thể do sốt rét
- 4.3. Trị tê thấp, bàn chân tê buốt
- 4.4. Trị đau gối, đau lưng, đau xương khớp
- 4.5. Trị viêm tinh hoàn
- 4.6. Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu đậm màu, vàng
- 5. Những lưu ý khi dùng cây ráy gai chữa bệnh
Đặc điểm cây ráy gai
Cây ráy gai hay còn gọi là củ chóc sơn, sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cừa, k’lạng đờn.
Cây ráy gai là cây thảo cao 0.4 – 0.7, Thân rễ nằm ngang, chia nhiều đốt. Đây là loại cây ưa nước có thể chịu bóng, thường mọc thành đám lớn bờ ao hồ, bờ suối hay kênh rạch. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều và có khả năng đẻ nhánh khỏe. Khi quả chín rụng, phát tán nhờ nước.
Đặc điểm nhận dạng
Lá: Lá mọc thẳng từ thân rễ, mép nguyên, lá non hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, các thùy hình mác, đầu nhọn, mắt dưới có gai ở gân giữa; cuống lá mập, dài hơn phiến lá, phủ dầy gai, gốc có bẹ.
Thân: thân nằm ngang, chia nhiều đốt
Cụm hoa: Cụm hoa là mọt bông mo, có cuống dài hơn hoặc bằng mo, có gai; mo mở ở phần gốc và xoắn lại ở phần trên, trục hoa hình trụ ngắn, mang toàn hoa toàn lưỡng tính; bao hoa có 4-6 thùy, nhị 4-6,chỉ nhị ngắn; bầu hình trứng.
Quả mọng, có gai ngắn ở đỉnh.
Bộ phận sử dụng
- Thân cây
- Rễ cây
Cách dùng
Cây thường thu hái vào mùa thu đông, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và nước gừng, rồi đồ cho mềm, thái mỏng, sao.
Tác dụng cây ráy gai
- Ráy gai được dùng làm thức ăn hàng ngày như một loại rau củ.
- Theo kinh nghiệm dân gian, ráy gai được dùng để chữa ho, đau bụng, phù tũng.
- Ráy gai chữa tê thấp, bàn chân tay tê buốt, lưng đầu gối đau.
- Ráy gai chữa sốt rét, viêm gan, vàng da
- Ráy gai chữa ung nhọt, sưng qiau bị.
- Ngoài ra ở một số nước như Ấn Độ, thân rễ được dùng làm thuốc trị đau ngực; lá và rễ dùng trị bệnh trĩ; cuống lá giã ra thêm nước cho trâu bò uống trị bệnh đau ngực.
Một số hình ảnh quen thuộc cây ráy gai
Thân cây ráy gai
Lá cây ráy gai
Hoa cây ráy gai
Xem thêm: Củ ráy gai chữa bệnh gì
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ráy gai
Chữa gan vàng da, suy gan
- Chuẩn bị: 12 – 16g ráy gai.
- Thực hiện: Sắc uống trước mỗi bữa ăn chính khoảng 1.5 giờ, dùng từ 2 -3 lần/ ngày.
Để tăng hiệu quả cho bài thuốc, có thể cân nhắc bổ sung một số vị thuốc khác như mã đề, nhân trần, diệp hạ châu – mỗi vị 12 g, dùng liên tục trong 3 – 4 tuần cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm. Hoặc, dùng phối hợp nghệ vàng với Ráy gai, sắc dùng 1 thang mỗi ngày, liên tục trong 3 – 4 ngày.
Chữa suy nhược cơ thể do sốt rét
- Chuẩn bị: 12g ráy gai, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo.
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.
Trị tê thấp, bàn chân tê buốt
- Chuẩn bị: 12g ráy gai, cẩu tích, kê huyết đằng, tỳ giải, ngưu tất.
- Thực hiện: Sắc uống một thang mỗi ngày, chia làm 3 lần, dùng trước khi ăn, liên tục trong 3 – 4 tuần lễ cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Để tăng tính hiệu quả cho bài thuốc, đặc biệt là các trường hợp hai chân tê buốt, thêm 20g gừng vào lần sắc thuốc cuối cùng, đổ ngập nước, đun thêm trong 30 phút. Gạn lấy nước này, để đến khi ấm thì ngâm hai bàn chân vào, sau đó lau khô.
Trị đau gối, đau lưng, đau xương khớp
- Chuẩn bị: 20g ráy gai, ngưu tất, ngũ gia bì, cẩu tích, bạch thược, cốt toái bổ, đỗ trọng, trần bì.
- Thực hiện: Ngâm với rượu làm thuốc.
Trị viêm tinh hoàn
- Chuẩn bị: 12g ráy gai, 10g lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, lệ chi hạch (hạt vải) thái mỏng, sao vàng.
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 2 lần uống, dùng trước mỗi bữa ăn. Dùng thuốc cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu đậm màu, vàng
- Chuẩn bị: Ráy gai, bạc hà, huyền sâm, mạch môn, râu ngô mỗi vị từ 10 – 12g.
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, dùng liên tục từ 1 – 2 tuần cho đến khi triệu chứng biến mất.
Xem thêm: Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai
Những lưu ý khi dùng cây ráy gai chữa bệnh
Trong quá trình dùng Ráy gai chữa bệnh, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Ráy gai có hình dáng, màu sắc khá giống vị thuốc thổ phục linh nên cần lưu ý phân biệt, tránh nhầm lẫn.
- Tránh nhầm lẫn Ráy gai với một số loại cây thuộc họ ráy như ráy leo (ráy leo lá rách), cây ráy dại (dã vu), cây củ chóc (bán hạ nam).
Trên đây là một số thông tin về cây Ráy gai. Tham khảo ý kiến chuyên gia nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết. Mọi trường hợp không hiểu cách sử dụng cũng như dùng không đúng cách đều có thể tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.
Từ khóa » đặc điểm Cây Ráy Gai
-
Công Dụng Và Cách Dùng Củ Ráy Gai
-
Ráy Gai - Những Bài Thuốc Trị Bệnh Hay Của Cây Ráy Gai
-
Cây Ráy: Đặc điểm Sinh Thái, Bài Thuốc Và Một Số Lưu ý
-
Ráy Gai | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
-
Cây Ráy - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Ráy Gai Chữa Lở Ngứa Da - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ráy Gai: Công Dụng Của Loài Cây Quen Thuộc
-
Cây Ráy: Thực Hư Loại Cây Dân Dã Có Tác Dụng Trị Bệnh
-
Đặc điểm Thực Vật Học Loài Ráy Gai (lasia Spinosa (l.) Thwaites), Họ Ráy
-
Cây Ráy Gai - Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh - Thăng Long Đạo Quán
-
Cây Ráy Thủy Sinh đặc điểm Và Cách Nuôi Trồng - Cá Cảnh Kim Giang
-
Chóc Gai Và Tác Dụng Của Cây Chóc Gai Với Cách Dùng Trị Bệnh Hiệu ...
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ráy Gai - Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường
-
Cây Ráy Thủy Sinh - Cách Trồng & Chăm Sóc "Cực Dễ Dàng"