CSR Là Gì? Trách Nhiệm Xã Hội Có Thật Sự Quan Trọng Cho Thương ...

CSR góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh thành công và lâu dài của bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào. Việc bỏ qua các khía cạnh CSR tùy mức độ cụ thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng thương hiệu, giảm lượng khách hàng trung thành,…

CSR là gì?

CSR là viết tắt của Corporate Social Responsibility với ý nghĩa là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Điều này cần một công ty, doanh nghiệp cân bằng được hoạt động kinh doanh của họ với các hoạt động mang lại ý nghĩa cho cộng đồng, xã hội về nhiều vấn đề khác nhau chẳng hạn quyền con người, môi trường, đạo đức,… trong phạm vi địa phương, quốc gia hoặc toàn cầu.

Tùy thuộc vào từng khía cạnh cụ thể mà các hoạt động CSR của từng doanh nghiệp sẽ được triển khai khác nhau, tuy nhiên sẽ cùng hướng về các mục đích tiêu chuẩn theo hướng tích cực cho xã hội và cộng đồng.

Một vài ví dụ điển hình cho các hoạt động CSR gồm:

  1. Giảm thiểu các bao nilông sử dụng trong đóng gói, bao bì sản phẩm nhằm bảo vệ môi trường.
  2. Đóng góp % doanh thu trên mỗi sản phẩm gây quỹ học tập.
  3. Dọn rác, vỏ chai, mảnh thủy tinh tại các bờ biển, cứu hộ sinh vật biển...
  4. Tăng phúc lợi cho nhân viên hoặc tài trợ học bổng cho con của họ.
  5. ...

Tầm quan trọng của CSR trong công ty, doanh nghiệp

Các hoạt động CSR góp phần quan trọng trong công ty, doanh nghiệp bởi các vai trò, ý nghĩa lợi ích của chúng trong nhiều khía cạnh, sau đây là một số tầm quan trọng của CSR:

  1. CSR giúp tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành bởi các hoạt động có trách nhiệm và vô cùng ý nghĩa hướng tới cộng đồng, xã hội
  2. CSR có thể xem là nghĩa vụ mà bất kỳ công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cần thực hiện để tăng mức tích cựcgiảm độ tiêu cực về thương hiệu công ty và xã hội
  3. CSR được nhiều công ty áp dụng vào các chiến dịch tiếp thị với mục đích mang đến ý nghĩa cho cộng đồng và tăng độ thiện cảm của khách hàng khi xây dựng thương hiệu
  4. Đòn bẩy giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn vì công ty đó ủng hộ vấn đề xã hội mà khách hàng quan tâm
  5. Thu hẹp khoảng cách giữa các lãnh đạo cấp trên với nhân viên cấp dưới cũng như tăng tính đoàn kết giữa các nhân viên với nhau khi cùng tham gia các hoạt động CSR
  6. Các hoạt động CSR góp phần khẳng định văn hóa, bản sắc công tytăng mức độ trung thành của nhân viên, khách hàng đối với doanh nghiệp

CSR là gì? Trách nhiệm xã hội có thật sự quan trọng cho thương hiệu?

Bốn khía cạnh cơ bản trong CSR

CSR được triển khai khá đa dạng trên bốn khía cạnh là khía cạnh kinh tế, luật pháp, đạo đức và trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng. Hãy cùng LPTech tìm hiểu chi tiết về các khía cạnh này:

Khía cạnh kinh tế

Kinh tế là một trong bốn khía cạnh cơ bản của CSR - trách nhiệm xã hội. Phần lớn các trách nhiệm xã hội ở khía cạnh này tương đồng với các qui định pháp lý. Nhìn chung, khía cạnh kinh tế trong CSR bên cạnh lợi nhuận kinh doanh cần quan tâm đến các trách nhiệm còn lại. Theo đó, một số vấn đề cần quan tâm ở có thể là:

  1. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  2. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, vệ sinh
  3. Cân bằng mức giá ổn định trên thị trường
  4. Đảm bảo các phúc lợi cho nhân viên (bảo hiểm, lương thưởng, tthời gian tăng ca,…)
  5. Hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước

Khía cạnh pháp lý

Pháp luật là hệ thống những điều đúng và sai của xã hội. Khía cạnh này trong CSR yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý. Có năm yếu tố trong khía cạnh pháp lý cơ bản sau đây:

  1. Điều tiết cạnh tranh (đảm bảo cạnh tranh công bằng và lành mạnh)
  2. Bảo vệ người tiêu dùng (quyền đóng góp ý kiến, yêu cầu bồi thường,…)
  3. Bảo vệ môi trường (khai thác khoáng sản, thải các chất độc hại,…)
  4. An toàn và bình đẳng (trang bị đồ bảo hộ cho lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm,…)
  5. Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái (kinh doanh chất cấm,…)

Khía cạnh đạo đức

Đây là khía cạnh thứ ba trong hoạt động CSR, phạm trù đạo đức là những việc làm đúng, chính đáng, công bằng và không gây hại tới cộng đồng. Khía cạnh đạo đức trong CSR là những điều tuy không bắt buộc giống với pháp lý nhưng chúng là những điều mà xã hội mong đợi đối với doanh nghiệp. Một vài ví dụ ở phạm trù đạo đức gồm:

  1. Các vấn đề tăng lương, thưởng, thăng tiến cho nhân viên
  2. Doanh nghiệp tôn trọng lời hứa và giữ uy tín
  3. Tôn trọng đối tác và nhân viên trong công ty

Trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng

CSR với khía cạnh này cần doanh nghiệp quan tâm và đóng góp các nguồn lực cho cộng đồng dựa trên các hành động cống hiến có ý nghĩa chẳng hạn:

  1. Hỗ trợ người dân gặp khó khăn vùng lũ
  2. Quyên góp tập sách giúp trẻ em đồng bào thiểu số đến trường
  3. Lập quỹ mổ tim cho bệnh nhân hiểm nghèo

Ví dụ về các chiến dịch CSR của những thương hiệu lớn

Các doanh nghiệp, thương hiệu lớn đã thực hiện CSR thành công, hãy cùng LPTech điểm qua một vài chiến dịch đặc trưng của họ nhé

Dell

Nổi tiếng là một thương hiệu kinh doanh công nghệ, chiến dịch “Legacy of Good” được ra mắt với ý nghĩa thân thiện môi trường thông qua hoạt động tái chế rác thải điện tử của Dell

Tập đoàn Tôn Hoa Sen

Tôn Hoa Sen nổi bật với hoạt động CSR trao tặng 6.100m tôn cho các gia đình khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão lũ thuộc hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên

Mc Donald’s

Chiến dịch “Happy meal bird box” tại Phần Lan với 1.400 tổ chim được đặt trên khắp đất nước nhằm bảo vệ các loài chim bé nhỏ tránh nguy cơ tuyệt chủng

Vinamilk

Vinamilk - "Triệu ly sữa" là chiến dịch CSR vô cùng ý nghĩa của Vinamilk và "Quỹ sữa vươn cao Việt Nam" thực hiện để mang đến 1,7 triệu ly sữa đến với các trẻ em khó khăn trên cả nước

Bên cạnh những chiến dịch điển hình trên, bạn có thể tìm hiểu thêm các chiến dịch của những thương hiệu mà mình yêu thích và tham khảo từ họ những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời

Bốn khía cạnh cơ bản trong CSR

Các lưu ý giá trị khi thực hiện CSR mà các doanh nghiệp, công ty cần biết

CSR khá dễ hiểu và mang nhiều ý nghĩa, tuy nhiên việc triển khai các chiến dịch CSR không hề đơn giản. Bạn cần lên kế hoạch cụ thể, thực sự đầu tư về ý tưởng, nhân sự, ngân sách,… để đạt được mục tiêu mong muốn. Sau đây là một số lưu ý khi thực hiện CSR

Nhân lực

Ban quản trị và nội bộ công ty cần cam kết và vận động nhân lực vào tham gia thực hiện các hành động CSR nhiệt tình, nghiêm túc. Nếu hoạt động chỉ được làm sơ sài và không từ đại diện phía công ty sẽ khiến khách hàng không tin tưởng vào thương hiệu, những "phản ứng ngược" của truyền thông, khán giá hay khách hàng sẽ xảy ra!

Hiệu quả

Thực hiện CSR cần được doanh nghiệp thực hiện và giải quyết cẩn thận, có hiệu quả, tránh vi phạm các quyền về con người, cộng đồng và xã hội.

Thời gian

Tránh việc quá phô trương hoạt động CSR trên truyền thông nhưng chỉ giải quyết trong thời gian ngắn và không mang lại nhiều kết quả bởi CSR cần phải thực hiện có đầu tư, kiên trì và lâu dài.

Kết luận

Nhìn chung, các hoạt động CSR xoay quanh bốn khía cạnh cơ bản là kinh tế, pháp lý, đạo đức và trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng. Các chiến dịch CSR dù ở khía cạnh nào cũng rất cần thiết và mang đến ý nghĩa cho cộng đồng, xã hội!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)

Từ khóa » Chiến Lược Csr