CSR Mang Lại Giá Trị Khác Biệt Cho DN

  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức - Sự kiện
  • /
  • Tin tức
  • /

CSR mang lại giá trị khác biệt cho DN

Không chỉ được biết đến là một DN hàng đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ, Intel còn được biết đến là một trong những DN đầu tư rất lớn vào lĩnh vực giáo dục và thực hiện tốt TNXH DN.Trao đổi với DDDN, ông Rick Howarth, Tổng giám đốc Intel Việt nam cho rằng Giáo dục là cầu nối quan trọng giúp Intel phát triển các nghiên cứu đột phá cho ngành công nghiệp của mình, trong khi đó CSR là một sự đầu tư mang lại giá trị khác biệt về thương hiệu, uy tín của DN. Nói về vai trò của Phát triển bền vững (PTBV) hay thực hiện CSR tại DN, ông Rick Howarth phân tích: CSR chính là việc gắn kết tầm nhìn của DN với chiến lược đầu tư lâu dài của DN nhằm tạo ra các giá trị bền vững cho DN, cho xã hội và các nhà đầu tư. Trước hết giá trị mang lại dễ nhận thấy nhất đó là đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng thông qua việc tạo ra công ăn việc làm, tăng cường phúc lợi và giáo dục qua đó doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động đó như là một giấy thông hành bảo chứng cho các sản phẩm được làm ra từ một DN làm ăn có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, giúp tìm kiếm tài năng và ổn định nguồn nhân lực của mình tốt hơn vì họ yên tâm đóng góp vào các giá trị PTBV mà họ tin tưởng và tôn trọng sự khác biệt đó. Các nhà đầu tư, cổ đông của DN cũng thấy yên tâm khi uy tín thương hiệu được nâng cao, đảm bảo giá trị lợi nhuận khi DN làm ăn có lãi và phát triển lớn mạnh, hai giá trị quan trọng này sẽ là định hướng chiến lược và là thước đo sự thành công của chính doanh nghiệp đó. Ông đánh giá thế nào về PTBV, thực hiện CSR của các DN Việt Nam hiện nay? Tôi cho rằng các DN Việt Nam đã biết đến PTBV và CSR từ hơn 10 năm qua và họ đã có những hành động thể hiện CSR tùy theo khả năng của ngành nghề mà họ hoạt động. Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn còn thiếu tầm nhìn dài hạn đối với CSR vì chưa thực sự tin tưởng rằng đó là một kênh đầu tư hiệu quả nhất và cũng là kinh tế nhất vì nhiều lý do riêng. Có nghĩa là các DN cần phải xác định PTBV hay CSR là một lĩnh vực cần phải đầu tư mang tính dài hạn và có một chiến lược phát triển những hoạt động đầu tư ấy, chứ không phải là trích ra một khoản lợi nhuận để làm từ thiện hay các hoạt động tương tự? Đúng vậy! Theo tôi, mục đích của PTBV là một cam kết đầu tư có định hướng lâu dài, bền vững cho DN và tạo ra nhiều giá trị có chất lượng đối với cuộc sống ngày một tốt hơn cho cộng đồng và người dân tại đó. Chẳng hạn ở Intel Việt Nam, chúng tôi cam kết đóng góp vào sự PTBV, bằng việc luôn tuân thủ những qui định của pháp luật của nước sở tại, tôn trọng và thực hiện các chuẩn mực về kinh doanh, các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường, môi trường làm việc, không ngừng đề cao các mối quan hệ lao động và kỷ luật lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao động, các chế độ phúc lợi cho người lao động, đào tạo và phát triển nhân viên gắn bó lâu dài với sự phát triển của DN. Vì thế, nếu so sánh CSR với việc trích ra một khoản kinh phí cho hoạt động từ thiện thì đó chỉ là một việc làm mang tính ngắn hạn, chưa thật sự là một chiến lược CSR với tầm nhìn dài hạn, CSR cần đảm bảo mục tiêu cho cả doanh nghiệp và người thụ hưởng từ sự đầu tư đó. Ví dụ, việc Intel hạn chế sử dụng túi nilon thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như sử dụng túi giấy, ly giấy đồng thời phân phát miễn phí túi giấy cho nhân viên khi đi mua sắm ở siêu thị để kêu gọi cộng đồng cùng thay đổi thói quen sử dụng túi nilon chính là một ví dụ về PTBV. Một ví dụ khác nữa đó là việc Intel đầu tư 1.1 triệu USD xây dựng hệ thống điện mặt trời lớn nhất Việt Nam, mục tiêu của dự án này nhằm giảm thiểu lượng khí thải CO2 gây tác hại đến môi trường mặc dù yếu tố kinh tế không phải là ưu tiên của dự án điện sạch này. Được biết, Intel là một trong những DN nước ngoài ở Việt Nam đi đầu PTBV, thực hiện tốt CSR.Trong đó, chiến lược phát triển của tập đoàn luôn gắn với chiến lược CSR mà trọng tâm là đầu tư cho giáo dục. Vậy, xin ông cho biết Intel đã thực hiện hoạt động này như thế nào? Đâu là những nguyên tắc cơ bản ở Intel Việt Nam trong vấn đề này? Có thể nói, giáo dục là cầu nối quan trọng giúp Intel phát triển các nghiên cứu đột phá cho ngành công nghiệp của mình. Vì thế, việc đầu tư vào giáo dục từ cấp tiểu học đến đại học và sau đại học là một định hướng chiến lược giúp phát triển nguồn nhân lực cũng như tìm kiếm tài năng cho doanh nghiệp mình. Intel đã và đang hợp tác với Bộ và các Sở Giáo dục, 8 trường Đại học Sư phạm lớn nhất trong cả nước triển khai nhiều khóa học của Chương trình Dạy học Intel giúp đào tạo trên 100 ngàn giáo viên, giáo sinh, cán bộ quản lý của hơn 5 ngàn trường học từ 20 Tỉnh/Thành áp dụng CNTT có hiệu quả tại lớp học và tiếp cận với những phương pháp dạy học mới của thế kỷ 21. Đến nay, . Từ năm 2006, Intel đã cùng Bộ Giáo dục, VIFOTEC, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, một số Viện nghiên cứu và Trường Đại học lớn triển khai Hội thi Intel ISEF (Hội thi Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật lớn nhất trên thế giới dành cho học sinh Phổ thông lớp 9-12). Intel đã và đang hợp tác tích cực với nhiều trường đại học và cao đẳng kỹ thuật nhằm phát triển giáo trình, hỗ trợ trang thiết bị phòng thí nghiệm và trao nhiều loại học bổng hỗ trợ sinh viên như học bổng du học Hoa Kỳ, học bổng thạc sỹ kỹ thuật tại Đại học RMIT, học bổng tiếng Anh và các khóa học kỹ năng mềm. . Một trong những chương trình lớn Intel đang thực hiện là chương Trình Hợp tác Giáo Dục Đại Học Ngành Kỹ Thuật gọi tắt là HEEAP trong đó các đối tác là Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trường Kỹ Thuật Ira A. Fulton thuộc Đại Học Bang Arizona (ASU) và tập đoàn Intel cùng với các tập đoàn Siemens, Danaher, Cadence hợp tác với các trường đại học và cao đẳng hàng đầu tại Việt Nam để đổi mới giáo dục đại học nghành kỹ thuật. HEEAP có tổng đầu tư là 5 triệu đô la Mỹ cho giai đoạn 1 trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012 và tính đến thời điểm hiện tại 73 giảng viên thuộc 8 trường đại học và cao đẳng đã được tập huấn tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, nói đến Intel là nói đến nét văn hóa tình nguyện mà tất cả nhân viên Intel luôn tự hào. Các hoạt động tình nguyện gọi là “Intel Involved” đã thu hút sự tham gia của hơn 95% nhân viên Intel Việt Nam và trong 5 năm qua các nhân viên đã đóng góp hơn 30 ngàn giờ tình nguyện Hoạt động tình nguyện không chỉ có tại Intel Việt Nam mà nó là một nét văn hóa của cả tập đoàn từ những vị lãnh đạo cao cấp như CEO trở xuống. Vì thế khi Intel đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi cũng đã xây dựng một nét văn hóa tình nguyện ngay từ những ngày đầu cho cộng đồng và tạo ra giá trị bền vững cho Intel và cho xã hội. Theo ông, đâu là vai trò của các DN lớn, các DN nước ngoài trong đó có Intel trong việc hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm PTBV, thực hiện tốt CSR với các DN Việt Nam, nhất là các DNNVV sẽ như thế nào? Intel luôn mời gọi các DN cùng tham gia vào các chương trình có định hướng CSR trong các hoạt động của họ, bằng chứng là các hoạt động tình nguyện của nhân viên Intel đã phản ánh rõ nét văn hóa kinh doanh của Intel và chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về các chương trình liên quan đến CSR và phát triển bền vững. Tôi không cho rằng chỉ có các DN lớn mới có thể hội đủ nguồn lực và vì họ có bề dày về CSR mới làm tốt CSR, thật ra chính các DNNVV cũng là một mô hình phù hợp để xây dựng mô hình PTBV nếu họ biết kết hợp giữa chiến lược kinh doanh với PTBV. CSR là một sự đầu tư mang lại giá trị khác biệt về thương hiệu, uy tín của DN mình. Là một thành viên mới của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững do VCCI chủ trì, Intel Việt Nam sẽ có những hoạt động gì để thúc đẩy các hoạt động của Hội đồng trong năm 2012 và những năm tiếp theo? Là một DN đi đầu trong lĩnh vực công nghệ lẫn trong các định hướng lâu dài về PTBV, Intel cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động của hội đồng có liên quan đến lĩnh vực công nghệ của mình. Cụ thể, Intel đang có kế hoạch triển khai rộng rãi việc phổ cập tin học theo giáo trình Intel Easy Steps cho cộng đồng, phục vụ nhiều đối tượng trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, Intel cũng có thể hợp tác với các doanh nghiệp trong hội đồng để phát triển các hoạt động liên quan giáo dục đào tạo, môi trường, trách nhiệm công dân và đạo đức kinh doanh. Xin trân trọng cảm ơn ông! Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Các tin khác

Hội thảo “Thực hiện trách nhiệm xã hội – Hướng tới phát triển bền vững”

Hội thảo “Thực hiện trách nhiệm xã hội – Hướng tới phát triển bền vững”

Mục đích: cung cấp cho các DN những hiểu biết chung về TNXHDN để từng bước thực hiện TNXHDN trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích của DN với việc giải quyết các vấn đề XH như lao động và môi trường.

Cuộc họp Ban Điều hành VBCSD

Cuộc họp Ban Điều hành VBCSD

Ngày 25/5/2012 tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban Điều hành của Hội đồng Doanh nghiệp vì Sự phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) đã tiến hành cuộc họp định kỳ dưới sự chủ toạ của Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI kiêm Đồng Chủ tịch VBCSD.

Phiên họp giữa Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và VBCSD

Phiên họp giữa Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và VBCSD

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, kiêm Chủ tịch Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Hội đồng Doanh nghiệp vì Sự phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD).

Xây dựng chiến lược CSR tăng tính cạnh tranh cho Doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược CSR tăng tính cạnh tranh cho Doanh nghiệp

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền Vững Việt Nam phối hợp với tập đoàn DuPont đồng tài trợ và tổ chức khóa đào tạo “Xây dựng chiến lược CSR nhằm tăng tính cạnh tranh của Doanh nghiệp”.

Cuộc họp nhóm làm việc “Tầm nhìn 2050“ ngày 21/05/2012

Cuộc họp nhóm làm việc “Tầm nhìn 2050“ ngày 21/05/2012

Ngày 21/5/2012 tại Hà Nội, Nhóm công tác Tầm nhìn 2050 của Hội đồng Doanh nghiệp vì Sự phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) đã nhóm họp để hoàn thiện hai báo cáo quan trọng “Nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ Việt Nam” và “Công trình Xanh” để trình lên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững Rio+20.

Doanh nghiệp, nông dân, người tiêu dùng cùng lợi

Doanh nghiệp, nông dân, người tiêu dùng cùng lợi

Hơn 2400 hộ nông dân đã được ký hợp đồng thu mua và thường xuyên được huấn luyện, kiểm tra, đang cung cấp khỏang 170 tấn sữa chất lượng mỗi ngày (chiếm 25% lượng sữa tươi của cả nước).

Các doanh nghiệp nên sớm đăng ký Nhãn xanh cho sản phẩm của mình

Các doanh nghiệp nên sớm đăng ký Nhãn xanh cho sản phẩm của mình

Đó là khẳng định của Tiến sĩ Dương Thanh An, Vụ trưởng Vụ Chính sách & Pháp chế, Chánh Văn phòng Nhãn Xanh Việt Nam, Tổng cục Môi trường trong buổi Tập huấn doanh nghiệp với biến đổi khí hậu do Văn phòng VCCI phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tổ chức vừa qua tại Hà Nội.

CSR trong DN : Điều khôn ngoan nên làm

CSR trong DN : Điều khôn ngoan nên làm

Trách nhiệm xã hội của DN (CSR) được xem là chìa khóa quan trọng để một DN phát triển bền vững (PTBV). DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Louis Taylor - TGĐ Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered VN xung quanh nội dung này.

Cập nhật thông tin về buổi làm việc giữa lãnh đạo VBCSD với Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Cập nhật thông tin về buổi làm việc giữa lãnh đạo VBCSD với Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Cập nhật thông tin về khoá đào tạo

Cập nhật thông tin về khoá đào tạo " Doanh nghiệp và biến đổi khí hậu"

Khoá đào tạo “Doanh nghiệp & Biến đổi Khí hậu” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.

Đăng nhập

Image Image Đăng nhập Ghi nhớ thông tin Quên mật khẩu?

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Từ khóa » Chiến Lược Csr