Cùi Bắp | Robbey Reviews

Sẵn đang hưng phấn vì mới party cty về, mình sẽ bàn về một từ thông dụng trong giới trẻ (và không trẻ) hiện nay: Cùi Bắp.

I. Giới thiệu:

Tránh lẫn lộn “cùi bắp” với các thể loại “cùi” khác. Thói thường, khi ai phát ngôn từ “cùi”, “cùi chỏ”, “cái cùi” – điều đó đồng nghĩa với những cụm từ phổ thông hơn trên toàn quốc như là “nghĩ gì”, “mơ đi nhé”.

Cùi Bắp không giống vậy!

Bạn có nhìn thấy trong ảnh không, cùi bắp đó. Mà bắp này bắp Mỹ chứ hem phải bắp Việt Nam kakak. Ta nói, đã là cùi bắp thì xuất xứ từ đâu nó cũng cùi bắp, quả không sai.

II. Những cách dùng của “Cùi Bắp”

1. Danh Từ (Noun):

– Cùi bắp ám chỉ những con người, đồ vật, sự kiện kém chất lượng; hay nặng hơn là nham nhở và vô giá trị (nhìn ảnh là biết hen). Cùi bắp cũng có thể là trở ngại trên con đường của bạn, vì khi đi bạn có thể trượt cùi bắp như thể vỏ dưa hay vỏ dừa.

– Khi cùi bắp làm danh từ, nó ít khi đứng một mình, mà thường được kèm theo trợ từ như là “Thằng cùi bắp”, “Con cùi bắp”, “Cái cùi bắp”.

– Khi muốn ví cùi bắp với ai đó, bạn dùng “Đồ Cùi Bắp!”

– Khi xuất hiện riêng lẻ, nó thường được dùng để so sánh.

Ví dụ: Dự án gì mà như cùi bắp!

2. Động Từ (Verb):

– Cùi bắp ít khi được dùng làm động từ, nhưng cũng có thể được sử dụng để ám chỉ sự cẩu thả và kém cỏi trong công việc.

Ví dụ: Thằng này cùi bắp kiểu gì vậy nè?

Cùi bắp ở VD trên có thể hiểu như “làm ăn (kém)”.

3. Tính Từ (Adjective):

– Không phù hợp.

Ví dụ: Mày mặc áo này cùi bắp quá à.

– Tầm thường, lởm.

Ví dụ: Cùi bắp vậy mà mày cũng đưa tao coi. Pageviews cùi bắp mà cứ ra oai như đúng rồi. Tiếng Anh cùi bắp mà cũng xổ.

– Nhảm nhí, vớ vẩn, nhạt.

Ví dụ: Cùi bắp quá, kể chuyện khác đi cha.

4. Trạng Từ (Adverb):

– Thiếu chuyên môn.

Ví dụ: Mày trang điểm cùi bắp quá, chờ thằng A đến làm cho.

– Yếu kém.

Ví dụ: Em đi học bao nhiêu lâu mà viết văn cùi bắp vậy đó hả?

5. Sao Cũng Được (As Random As You Want):

Ví dụ: Cùi bắp! Dù sao cùi bắp vẫn là cùi bắp. Nếu cùi bắp không nhận cùi bắp là cùi bắp thì có lẽ cái con cùi bắp ấy cũng chả hiểu cùi bắp gì. Bởi vì thực sự cùi bắp chính là cùi bắp. Dù nó có cùi bắp thế nào đi chăng nữa thì cùi bắp nó vẫn cứ là cùi bắp. Đồ cùi bắp!

III. Nguồn gốc:

Được sử dụng rộng rãi khoảng 5 năm trở lại đây (đương nhiên trước đó cái cùi bắp vẫn tồn tại với nghĩa đen), nghĩa “cùi bắp” phát huy rộng rãi như hiện nay là nhờ vào sự phổ biến của các gamers. Bản thân tui cũng dùng từ này nhiều hơn vì bị nhiễm mấy đứa em.

Ví dụ: Cho đồ cùi bắp vậy cũng cho! Thằng cùi bắp, đánh một nhát chết queo!

IV. Thái độ khi sử dụng:

1. Trung tính:

Cùi bắp chưa phải là một từ chửi để bị đánh giá khi dùng ngoài đời hay bị kiểm duyệt khi ở forum. Dùng từ cùi bắp chỉ như một cách ví von cho cái gì bạn cảm thấy chán ngán, nhưng cảm xúc không thái quá.

Ví dụ: Bạn mở đầu entry bằng, “Hôm nay là một ngày cùi bắp.” Nhìn chung về tâm lý, bạn vẫn muốn viết một cái gì đó thú vị để phản ánh lại cái “ngày cùi bắp” ấy, chứ không phải, “Hôm nay thật tệ hại.”

2. Bực dọc:

Tuy nhiên, cùi bắp cũng có thể biểu lộ sự bất mãn khi kết hợp với giọng nói và nét mặt. Ví dụ như, “Mày làm bản thiết kế như cái cùi bắp vậy thì ai biết đường mà lần???” Hiểu rồi ha.

3. Vui vẻ:

Chuyện bạn bè trêu nhau “Mày cùi bắp quá à” cũng không lạ. Nói chung vẫn phụ thuộc phần lớn vào tone giọng.

V. Áp dụng vào thực tế:

1. Có những loại cùi bắp mà cứ nghĩ như chúng hay lắm. Chả ai đả động gì đến cũng tốc lá bắp lên khoe cái cùi mốc ra. Mình đi học, quan điểm xưa nay vẫn là tiếp thu kiến thức chứ không phải vì thành tích hay lấy được tấm bằng nào đó, thế nên cảm thấy hứng thú, phù hợp và hiệu quả thì tiếp tục; không thì thôi. Cũng như việc vào đội tuyển hay trường chuyên lớp chọn, ai cảm thấy áp lực mình không biết, chứ mình luôn enjoy khoản thời gian đó vì được trau dồi cùng những người ngang tầm và có sở thích giống mình (English chẳng hạn).

Chỉ có cái loại cùi bắp đầu óc nông cạn mới nghĩ việc một mảnh giấy nói lên được… tất cả. Xin lỗi chứ, những người có bằng đi làm chưa chắc lương cao bằng những người không có, mà kiến thức cũng chưa chắc hơn. Mà vụ này “đo” cũng đâu khó, mở mồm ra là biết, nhúng tay vào làm là biết ai giỏi ai dở. Bây giờ tuyển dụng cũng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, đi làm cũng ít ai nộp giấy tờ như trước, chỉ là cho có hình thức. Đâu phải mình chưa chứng kiến dân du học MBA về được cho thôi việc, bởi đã học như một con vẹt mà không biết áp dụng vào thị trường Việt Nam.

Nói thế này, không phải để AQ rằng “cái bằng không cần thiết”, vì rõ nó cũng nói lên một số thứ. Cũng giống như khi tớ nói Page Views không phải là quan trọng nhất, không đồng nghĩa với “nó chả là gì cả.” Nếu chỉ xem bằng cấp là một loại chứng nhận đã hoàn thành chương trình gì đấy, bạn sẽ có cái nhìn thoáng về nó hơn. Chứng nhận thì có nhiều: Kinh nghiệm cũng là một loại chứng nhận, những mối quan hệ bạn có cũng là một loại chứng nhận. Vậy thôi.

Quay lại với cùi bắp. Bạn nghĩ xem, một người tốt nghiệp sư phạm Anh mà viết sai chính tả, ngữ pháp căn bản, có đáng để mình nể không? Một người đi du học, ở môi trường Anh ngữ mà vẫn dùng những cấu trúc câu đơn giản, ngôn từ thì bình dân khi viết luận, chưa kể word-by-word translation theo kiểu Việt Nôm – có đủ thuyết phục không? Ví dụ, “My grandfather is a mirror” = “Ông tôi là một… tấm gương”. Chịu nổi không trời ơi! Đúng là đồ cùi bắp!

Một ví dụ khác nữa, chữ “blood” là bình thường nhưng “bloody” lại bị cấm kỵ ở Anh. Tương tự, “bitch” có thể là curse word nhưng “bitchy” lại được dùng để diễn tả sự khó ở and/or đanh đá, ít có ai dở hơi đến mức dùng “bitchy” để chửi bao giờ cả. Như kiểu Tata Young hát Sexy, Naughty, Bitchy có nghĩa là “em là một con chó hư hỏng” ư? Bởi, khi chửi thì để người nghe được thuyết phục một tí, chứ cứ viết sai thì chỉ để họ cười vào cái dốt nát của mình.

Nói chung là bản thân nghe chửi từ bọn cùi bắp cũng nhiều, cũng muốn nhục lắm mà không nhục được, vì đầu óc hay phân tích nên nhận ra rằng nó ngu quá! Thế nên, cùng lắm thấy phiền phức như bị mấy con chó cùi bắp bám đuôi thôi chứ chả xi-nhê gì về mặt tinh thần.

Nếu muốn hiệu quả thì phải đánh đúng nhược điểm của đối phương, ví dụ như việc nó hay sai chính tả, hoặc việc nó không biết dùng từ phù hợp. Vì sao? Vì điều đó phản ánh sự ngu xuẩn của nó VÀ ai cũng thấy được. Không cần quan tâm nó học được bao nhiêu cái bằng, làm ra được bao nhiêu tiền, cái đẳng cấp cùi bắp thì có xứng để mình tiếp chuyện lâu không?

2. Ngắn gọn hơn, có một số công ty cùi bắp, tầm nhìn cùi bắp mà phát ngôn không biết giữ mồm. Thà như thằng F, thằng V, mình còn nể. Giời ôi, website cùi bắp trượt dài trên Alexa mà nhân viên đứa nào cũng tự tin phát ớn! Kinh doanh mạng mà nhân viên lại không biết gì về Alexa mới ghê chứ. Pó tay đồ cùi bắp. Toàn nuốt trọng từ nhà đầu tư với cả lợi dụng sự lao động miễn phí từ các em 9x, tưởng hay lắm. Hết thời rồi.

VI. Từ liên quan: Cùi mía.

VII. Sáng Tạo:

Các bạn miền Bắc biết “cùi bắp” là gì chưa? Lõi ngô. Mà theo như wiki thì một số vùng miền còn dùng “lõi ngô” để ám chỉ cái bờ. Thế nên mình mạn phép dành vài lời cho hạng cùi bắp quấy rối trong suốt nửa năm nay:

Đúng là đồ cùi bắp, đầu óc như cái bờ đầy bờ. Bố mẹ đẻ ra cứ tưởng không có bờ, hóa ra cái bờ nó lại ở tít trên đấy! Đã là Cùi thị Bắp thì mãi vẫn chỉ đến thế.

Các bạn không cùi bắp thì tham khảo cái poll này giúp mình nhé.

Bạn thích trong email của mình có chuyên mục dự báo thời tiết không?
Ý tưởng hay đấy chứ!

22 Phiền phức lắm…

13 Sao cũng được

14

Sign in to vote

Chia sẻ:

  • Tweet
  • Email
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Nghĩa Của Từ Cùi Mía