Cườm Mắt Là Gì? Tìm Hiểu Về Cườm Khô Và Cườm Nước - Wit-Ecogreen
Cườm mắt là gì?
Cườm mắt là tên gọi chung của hai chứng bệnh thường gặp ở mắt đó là cườm nước (hay còn gọi là cườm ướt, glaucoma, thiên đầu thống) và cườm khô (hay còn gọi đục thủy tinh thể, cườm đá, cườm hạt). Tuy có tên gọi chung là cườm mắt nhưng đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, cả về cơ chế sinh bệnh và cách điều trị.
Phân biệt cườm khô và cườm nước
Điểm chung của cườm khô và cườm nước là tác động ảnh hưởng rất lớn đến thị lực, nếu đục thủy tinh thể (cườm khô) là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực, thì glaucoma (cườm nước) lại đứng ở vị trí “á quân” trong nhóm nguyên nhân gây mù lòa. Dưới đây là thông tin chi tiết giúp bạn phân biệt giữa cườm khô và cườm nước.
Cườm khô
Cườm khô (hay còn gọi là đục thủy tinh thể, cườm đá, cườm hạt): là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục, gây ra những rối loạn thị giác. Thủy tinh thể là cấu trúc có tỉ lệ protein rất cao (chiếm 30%), bao gồm nhiều loại protein khác nhau và được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc.
Tuy nhiên, theo thời gian, dưới tác động của các chất có hại bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài gây biến đổi tỉ lệ và thành phần các phân tử protein, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, cản trở ánh sáng đến võng mạc và gây giảm thị lực.
Xem thêm: Cườm nước và cườm khô: Phân biệt như thế nào?
Khi thủy tinh thể bị mờ đục gây ra những rối loạn thị giác
1. Nguyên nhân cườm khô
Có rất nhiều nguyên nhân gây đục thủy tinh thể, trong đó bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Và một số nguyên nhân khác có thể xuất phát từ yếu tố môi trường sống… Các chuyên gia chia nhóm nguyên nhân đục thủy tinh thể thành 2 nhóm chính:
Nguyên nhân nguyên phát
- Do bẩm sinh, di truyền: Có thể do rối loạn di truyền, rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, biến chứng của triệu chứng toàn thân.
- Do lão hóa (chiếm 80% người trên 65 tuổi).
Nguyên nhân thứ phát
- Do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, tia hàn, tia X.
- Do tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị màn hình trên 3h/ngày.
- Mắc các bệnh tại mắt: viêm kết mạc, bệnh giác mạc.
- Chấn thương mắt hoặc tai biến, phẫu thuật mắt để lại di chứng.
- Sử dụng thuốc dạng uống, thuốc nhỏ chứa corticoid kéo dài.
- Người mắc các bệnh lý mãn tính như: béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường…
- Sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT)
- Dinh dưỡng thiếu cân đối, đặc biệt là thiếu các thành phần dinh dưỡng chuyên biệt cho mắt.
2. Dấu hiệu cườm khô
Tùy theo giai đoạn bệnh mà có các triệu chứng đi kèm khác nhau:
- Giai đoạn sớm: ít có dấu hiệu, nhìn hơi mờ, chỉ phát hiện bệnh khi được khám chuyên khoa.
- Giai đoạn muộn: Thị lực giảm nhiều, nhìn xa kém; Có thể nhìn thấy những chấm đen trước mắt, nhìn màu không chuẩn; Lóa mắt khi gặp ánh sáng cường độ mạnh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh cườm nước có trị được không? Khỏi hoàn toàn không?
3. Cườm đá có nguy hiểm không?
Cườm đá là căn bệnh phổ biến ở người già, tuy nhiên không được chủ quan, vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực, và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây mù lòa.
4. Bệnh cườm khô, cườm đá có lây không?
Câu trả lời là không. Bệnh cườm đá không lây người sang người, không lây từ mắt này sang mắt khác. Phần lớn đục thủy tinh thể đều phát triển ở cả hai mắt, trường hợp mới bị một mắt thì mắt còn lại có nguy cơ xuất hiện đục thủy tinh thể vào thời gian sau. Sự tổn thương tích tụ ở cả hai mắt trong một thời gian dài, tùy mức độ tổn thương hoặc tật kèm theo ở mỗi mắt thì mức độ biểu hiện của bệnh sẽ khác nhau, vì vậy mà xảy ra mắt bị trước và mắt bị sau.
Cườm nước(glaucoma)
Cườm nước (hay còn cọi là cườm ướt, glaucoma, thiên đầu thống): Đây là một bệnh lý về mắt, nguyên nhân là do áp suất của thủy dịch trong mắt tăng lên quá mức làm tổn thương thần kinh thị giác (tăng nhãn áp). Thủy dịch được lưu thông thường xuyên để nuôi dưỡng các bộ phận trong mắt và thoát ra khỏi mắt thông qua lỗ nhỏ phía trước để trở vào cơ thể.
Trường hợp lỗ này bị bít, hẹp, thủy dịch sẽ bị ứ lại trong mắt, làm tổn thương thần kinh thị giác, có nguy cơ bị mù mắt. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng bệnh khó nhận biết, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến mù lòa.
Xem thêm: Bệnh cườm nước có lây không?
Khi thủy dịch sẽ bị ứ lại trong mắt, làm tổn thương thần kinh thị giác, có nguy cơ bị mù lòa
1. Nguyên nhân cườm nước
Bệnh cườm nước thường không rõ nguyên nhân, nhưng chung quy có liên quan đến sự tăng áp lực trong mắt hoặc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng thần kinh thị giác. Cườm nước có thể do bẩm sinh hoặc do tổn thương bên trong mắt. Ngoài ra còn một số nguyên nhân có thể tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh glaucoma:
- Do lão hóa: Bệnh này thường tập trung ở người già, theo thông kê, cứ 10 người trên 75 tuổi thì có 1 người bị mắc bệnh cườm nước.
- Yếu tố chủng tộc: Người châu Á, châu Phi, Caribbean có nguy cơ bị cườm nước cao hơn.
- Do di truyền: Những người sinh trong gia đình có người thân bị thân bị bệnh này thì rất có thể bạn cũng mắc bệnh.
- Có tiền sử chấn thương mắt.
- Bị cận thị nặng.
- Bị tăng huyết áp.
- Có bề dày giác mạc giảm.
- Hút thuốc lá nhiều.
2. Dấu hiệu cườm nước
Cườm nước có 2 loại là cấp tính và mãn tính. Bệnh nhân có thể bị 1 mắt hoặc 2 mắt.
- Cườm nước cấp tính: tiến triển nhanh, người bệnh cảm thấy nhức mắt, đau nửa đầu, có thể đau dữ dội, kèm theo buồn nôn, ói mửa, đau bụng, lóa mắt, nhìn mờ, cảm giác căng cứng, đồng tử bị giãn ra.
- Cườm nước mãn tính: diễn tiến âm thầm, khó nhận biết, cảm giác mắt bị xốn, mỏi mắt, thỉnh thoảng nhìn bị mờ. Với trẻ nhỏ, khi bị cườm nước thì rất sợ ánh sáng, hay chảy nước mắt sống, và hay nheo mắt. Nếu không phát hiện sớm, từ 6 tháng trở đi, thị lực của trẻ sẽ giảm dần. Khi trẻ bị cườm nước, con ngươi của trẻ nở to tròn, to như mắt trâu.
Xem thêm: Mổ cườm nước bằng laser
3. Cườm nước có nguy hiểm không?
Bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm là cực kỳ quan trọng. Khi thấy mắt có dấu hiệu khác lạ cần thăm khám để được bác sĩ thăm khám, có biện pháp điều trị thích hợp như dùng thuốc, hay phẫu thuật…
4. Bệnh cườm ướt có lây không?
Bệnh này không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nhân bị cườm nước cấp tính mà xảy ra 1 một bên mắt thì khả năng mắt còn lại cũng bị bệnh, nên cần phải theo dõi thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: Mắt bị cườm nước có mổ được không?
Điều trị bệnh cườm mắt như thế nào?
Khi thấy mắt có dấu hiệu khác lạ cần thăm khám ngay để được chẩn đoán bị cườm mắt hay không? bị cườm khô hay cườm nước và tùy mức độ bệnh để bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Phương pháp phẫu thuật phaco được sử dụng phổ biến hiện nay
Phương pháp điều trị cườm khô (đục thủy tinh thể)
Đối với trường hợp đục thủy tinh thể ở giai đoạn sớm, bệnh nhân sẽ được sử dụng các thiết bị hỗ trợ như: đeo kính, dùng kính lúp và đảm bảo ánh sáng nơi làm việc.
Nếu sử dụng biện pháp hỗ trợ mà vẫn không cải thiện thị lực của mắt thì sẽ cho phẫu thuật thủy tinh thể là cách điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Có hai cách lấy thủy tinh thể:
Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể (hay còn gọi là phương pháp phaco): bệnh nhân sẽ được rạch nhỏ ở 1 bên giác mạc, sau đó đưa thiết bị nhỏ vào mắt, tần số siêu âm của thiết bị này làm thủy tinh thể mềm nhuyễn, sau đó được rút ra hoàn toàn;
Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao: bác sĩ sẽ rạch dài hơn ở giác mạc, sau đó lấy phần nhân cứng ở thủy tinh thể ra, và đặt kính nội nhãn vào vị trí của thủy tinh thể.
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật lấy thủy tinh thể được thực hiện bằng phương pháp rạch đường nhỏ (phaco) được sử dụng phổ biến.
Chi phí mổ cườm khô
Trường hợp mổ cườm mắt miễn phí: Đối với những trường hợp được bảo hiểm y tế chi trả. Theo điều 21 Luật bảo hiểm y tế được bổ sung năm 2014 quy định rõ phạm vi những người được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế.
Trường hợp mổ mắt trả phí: Căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch Số: 37/2015/TTLT-BYT-BTC về giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện thì:
- Phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco (01 mắt), giá dịch vụ: 2.615.000 đồng chưa bao gồm thủy tinh thể nhân tạo; đã bao gồm casset dùng nhiều lần, dịch nhầy.
- Phẫu thuật thể thủy tinh bằng phaco và femtosecond có hoặc không có đặt IOL, giá dịch vụ: 4.799.000 đồng chưa bao gồm thủy tinh thể nhân tạo, thiết bị cố định mắt (Pateient interface).
Phương pháp điều trị cườm ướt (glaucoma)
Tùy thuộc vào loại glaucoma, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc nhỏ, thuốc uống hoặc phẫu thuật hay điều trị bằng tia laser.
- Các loại thuốc điều trị bằng thuốc nhỏ hoặc thuốc uống có tác dụng làm giảm áp lực cho mắt bằng cách giúp chất lỏng thoát ra từ mắt. Tất cả các loại thuốc này đều theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
- Phẫu thuật: Khi việc điều trị bằng thuốc không có hiệu quả và trong các trường hợp cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Phẫu thuật bằng laser: tùy thuộc vào mức độ và mục đích giảm áp lực trong mắt của bệnh nhân; Phẫu thuật thông thường: Khi sử dụng thuốc điều trị hay phẫu thuật laser thất bại, bệnh nhân sẽ có chỉ định phẫu thuật thông thường để can thiệp làm giảm tổn thương, phục hồi thị lực cho mắt.
Chi phí phẫu thuật cườm ướt
Đối với phẫu thuật cườm ướt không thể xác định được tổng chi phí, vì bệnh cần phải theo dõi thời gian dài. Vì vậy, kinh phí điều trị tùy thuộc vào nhiều thứ: như cườm nước loại gì, sử dụng phương pháp điều trị gì (dùng thuốc, lazer hay phẫu thuật) và trong suốt quá trình điều trị có phát sinh hay chuyển đổi phương pháp điều trị khác không.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa cườm mắt
Bệnh cườm mắt ảnh hưởng rất lớn đến thị lực, khi phát hiện cần điều trị, phẫu thuật tốn kém thời gian và chi phí. Tuy nhiên, có thể có những rủi ro biến chứng trong quá trình phẫu thuật rất nguy hiểm. Vì vậy, việc chăm sóc và phòng ngừa cườm mắt là việc quan trọng.
Đối với bệnh cườm nước không rõ nguyên nhân nên không thể có biện pháp phòng ngừa bệnh từ sớm. Tuy nhiên, người bệnh có thể phòng tránh được nguy cơ mù lòa bằng cách phát hiện bệnh sớm, để có phương pháp điều trị thích hợp và được theo dõi thường xuyên.
Đối với cườm khô (đục thủy tinh thể) có thể phòng ngừa từ những nguyên nhân gây bệnh đã xác định:
- Hạn chế tiếp xúc với tia cực tím, tia X, ánh sáng xanh, khói bụi.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường những thực phẩm tốt cho mắt, hạn chế rượu bia, thuốc lá, duy trì chế độ vận động phù hợp.
- Kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, bản chất của đục thủy tinh thể là do thành phần và tỉ lệ các phân tử protein trong mắt bị biến đổi. Vì vậy, cần có phương pháp phòng ngừa và chủ động bảo vệ thủy tinh thể từ việc bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu sự biến đổi cấu trúc protein, bảo vệ sự “lớp kính” thủy tinh trong suốt, sáng khỏe.
Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra tinh chất Broccophane thiên nhiên (có trong sản phẩm Wit) giúp tăng Thioredoxin, là loại protein phân tử nhỏ, tham gia bảo vệ thủy tinh thể qua 2 cơ chế: Giữ cân bằng thành phần tỉ lệ các loại protein tham gia cấu tạo thủy tinh thể, đặc biệt là 2 loại protein có liên kết – SH và – SS, nhằm giữ độ trong suốt và co giãn của thủy tinh thể khi tiếp nhận hình ảnh và ánh sáng bên ngoài đưa vào, cải thiện khả năng thị lực; Trung hòa các chất làm biến đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể.
Kết quả nghiên cứu của ĐH hàng đầu Hoa Kỳ, Johns Hopskin, cũng có kết luận: việc sử dụng Broccophane giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể từ 2-4 lần.
Theo các chuyên gia, Thioredoxin giữ vai trò rất quan trọng như giữ gìn và bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, đặc biệt Thioredoxin làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thị giác, trung hòa các chất gây hại cho tế bào thần kinh thị giác. Do đó, thiếu hụt Thioredoxin có thể dẫn tới tật khúc xạ ở trẻ em tăng lên, những người bị đục thủy tinh thể sẽ lão hóa sớm hơn, một số bệnh lý ở hoàng điểm có thể xuất hiện.
Dưới tác động của môi trường, lối sống hiện đại và sự già hóa về dân số… là những yếu tố tạo ra “áp lực” cho cửa sổ tâm hồn. Vì vậy, bên cạnh xây dựng lối sống lành mạnh, thì mỗi người cần chăm sóc, cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt thường xuyên, giúp mắt khỏe ngời sáng, phòng ngừa bệnh cườm mắt nguy hiểm.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Có Cườm Mắt Là Gì
-
Bệnh Cườm Mắt Là Gì? Cườm Khô, Cườm Nước Và Những điều Cần Biết
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Cườm Nước | Vinmec
-
Thông Tin Về Bệnh đục Thủy Tinh Thể (cườm Khô) | Vinmec
-
Mắt Bị Cườm đá, Cườm Khô Là Gì? 12 điều Giúp Hiểu Rõ Về Bệnh
-
Bệnh Glaucoma (cườm Nước) Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Cườm Mắt Là Gì? Mổ Cườm Mắt Bao Nhiêu Tiền
-
Cườm Khô: Bệnh Lý Lão Hoá Về Mắt Thường Gặp
-
Sự Khác Biệt Giữa Cườm Khô Và Cườm Nước - Hello Bacsi
-
Đục Thuỷ Tinh Thể (cườm Khô): Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - YouMed
-
Làm Thế Nào để Phòng Ngừa Bệnh Cườm Mắt - Tuổi Trẻ Online
-
Những Dấu Hiệu Giúp Bạn Phân Biệt Bệnh Cườm Khô Và Cườm Nước
-
Bệnh Cườm Khô: Khi Nào Cần Phẫu Thuật?
-
Bệnh Cườm Nước (Glaucoma): Kẻ đánh Cắp Thị Lực âm Thầm
-
Bệnh Cườm Nước - Bệnh Viện FV - FV Hospital