Đục Thuỷ Tinh Thể (cườm Khô): Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - YouMed
Nội dung bài viết
- Đục thuỷ tinh thể là gì?
- Nguyên nhân
- Triệu chứng của đục thuỷ tinh thể
- Cách điều trị đục thuỷ tinh thể
- Phòng ngừa đục thủy tinh thể
Đục thuỷ tinh thể là bệnh lý lão hoá về mắt, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù loà trên thế giới. Trước đây, bệnh thường chỉ gặp ở người cao tuổi nhưng hiện ngày càng có nhiều người trẻ bị đục thủy tinh thể. Nắm được dấu hiệu và cách điều trị bệnh sẽ giúp chúng ta phát hiện kịp thời và chữa trị hiệu quả.
Đục thuỷ tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là một bộ phận nằm ở đằng sau tròng đen của mắt. Nó hoạt động như một “thấu kính” tập trung các tia sáng để tạo hình ảnh sắc nét rõ ràng.
Bình thường, thủy tinh thể trong suốt. Nhưng khi thủy tinh thể bị đục, khi soi mắt sẽ thấy như có một viên bi mờ màu trắng ở tròng đen. Sự đục mờ ở thủy tinh thể ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa. Cườm đá, hay cườm khô là những tên gọi khác của đục thủy tinh thể.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trao đổi với bác sĩ những gì khi đi khám bệnh Đục thủy tinh thể?
Nguyên nhân
Cườm đá, hay cườm khô không phải là khối u bất thường trong mắt như nhiều người lầm tưởng. Tình trạng này là do những thay đổi trong thành phần của thủy tinh thể gây đục. Chứng bệnh này có thể được bác sĩ chuyên khoa mắt phát hiện một cách dễ dàng bằng các dụng cụ chuyên khoa.
Nguyên nhân thường gặp nhất gây đục thủy tinh thể là do lão hóa. Tuy nhiên, thực tế là càng ngày càng có nhiều người trẻ bị đục thủy tinh thể. Do tác động liên tục từ môi trường ô nhiễm, tia cực tím, cùng tâm lý chủ quan, không chăm sóc đúng cách, đục thủy tinh thể cũng ngày càng “trẻ hóa”.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể ở người trẻ:
- Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời
- Đã từng phẫu thuật mắt
- Sử dụng các thuốc steroid (corticoid) trong thời gian dài
- Mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp
- Hút thuốc
- Uống rượu
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đục thủy tinh thể ở người trẻ: Hãy đeo kính râm khi trời nắng!
Triệu chứng của đục thuỷ tinh thể
Triệu chứng chủ yếu của đục thủy tinh thể là nhìn mờ, kể cả khi đeo kính hoặc kính áp tròng. Ngoài ra còn có thể gặp các dấu hiệu sau:
- Tăng nhạy cảm với ánh sáng : cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng;
- Thấy quầng sáng quanh ánh đèn;
- Nhìn kém hơn vào ban đêm (còn gọi là bị “quáng gà“);
- Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình;
- Độ kính đang đeo không ổn định;
- Nhìn màu sắc có vẻ nhạt hơn;
- Thấy hiện tượng ruồi bay, chấm đen hoặc các đốm đen xuất hiện trước mắt.
Cách điều trị đục thuỷ tinh thể
1. Điều trị đục thủy tinh thể bằng thuốc
Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, hoặc dùng thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên các loại thuốc nhỏ mắt hiện nay chủ yếu chỉ giúp làm chậm tiến triển của đục thủy tinh thể chứ không điều trị hết đục.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về một loại thuốc nhỏ mắt trị đục thủy tinh thể có tên là Lanosterol. Tuy nhiên, thuốc vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu lâm sàng và chưa được chấp thuận sử dụng rộng rãi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bạn có đang bị mỏi mắt?
2. Phẫu thuật đục thủy tinh thể
Phẫu thuật giúp thay thế thủy tinh thể bị đục bằng thuỷ tinh thể nhân tạo. Có 2 phương pháp thường được sử dụng hiện nay:
- Phương pháp mổ Phaco
Bác sĩ chuyên môn sẽ dùng dao rạch một vết nhỏ ở rìa ngoài giác mạc. Tiếp đó, dùng năng lượng siêu âm để chia nhỏ thủy tinh thể bị đục và hút bỏ ra ngoài. Cuối cùng, bác sĩ sẽ đặt thủy tinh thể nhân tạo vào.
Ưu điểm: Vết mổ nhỏ, chi phí điều trị phù hợp. Vì thế, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để điều trị đục thuỷ tinh thể.
Nhược điểm: Phương pháp này không hiệu quả với các trường hợp nặng.
- Phương pháp mổ bằng Laze
Khác với phương pháp mổ Phaco, bác sĩ sẽ dùng tia laser để tạo một đường rạch chính xác trên giác mạc.
Ưu điểm: Hiệu quả cho cả người bị đục thuỷ tinh thể nặng.
Nhược điểm: Chi phí khá cao, chưa phổ biến ở các bệnh viện tuyến huyện.
Phòng ngừa đục thủy tinh thể
Sử dụng kính râm khi ra ngoài
Hãy sử dụng kính râm có tác dụng chống tia cực tím trước khi ra ngoài. Ngoài việc quan tâm đến hình dáng, thiết kế của kính thì bạn nên quan tâm đến các thông số chống tia cực tím của kính mát.
Đội mũ rộng vành
Hãy đội một chiếc mũ vành rộng mỗi khi ra ngoài đường. Điều này giúp mắt giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời với cường độ cao. Do đó có thể ngăn chặn được tia cực tím hiệu quả.
Chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa, giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe. Việc chọn một chế độ ăn lành mạnh sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 7 loại thuốc nhỏ mắt cho tình trạng khô mắt mà bạn cần biết
Ngoài ra, giảm hút thuốc và bia rượu là các yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể ở mắt sẽ giúp mắt khỏe hơn.
Hãy đặt lịch hẹn khám mắt nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực như nhìn mờ, nhìn đôi hoặc chớp sáng. Nếu không điều trị sớm, thị lực sẽ giảm dần, gây biến chứng ở thị lực, dẫn đến nguy cơ mù lòa. Khi đục thủy tinh thể đã bước vào giai đoạn muộn, thì phải tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.
Từ khóa » Có Cườm Mắt Là Gì
-
Bệnh Cườm Mắt Là Gì? Cườm Khô, Cườm Nước Và Những điều Cần Biết
-
Cườm Mắt Là Gì? Tìm Hiểu Về Cườm Khô Và Cườm Nước - Wit-Ecogreen
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Cườm Nước | Vinmec
-
Thông Tin Về Bệnh đục Thủy Tinh Thể (cườm Khô) | Vinmec
-
Mắt Bị Cườm đá, Cườm Khô Là Gì? 12 điều Giúp Hiểu Rõ Về Bệnh
-
Bệnh Glaucoma (cườm Nước) Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Cườm Mắt Là Gì? Mổ Cườm Mắt Bao Nhiêu Tiền
-
Cườm Khô: Bệnh Lý Lão Hoá Về Mắt Thường Gặp
-
Sự Khác Biệt Giữa Cườm Khô Và Cườm Nước - Hello Bacsi
-
Làm Thế Nào để Phòng Ngừa Bệnh Cườm Mắt - Tuổi Trẻ Online
-
Những Dấu Hiệu Giúp Bạn Phân Biệt Bệnh Cườm Khô Và Cườm Nước
-
Bệnh Cườm Khô: Khi Nào Cần Phẫu Thuật?
-
Bệnh Cườm Nước (Glaucoma): Kẻ đánh Cắp Thị Lực âm Thầm
-
Bệnh Cườm Nước - Bệnh Viện FV - FV Hospital