“Cường Hào địa Chủ” Có Nghĩa Là Gì?

Cụm từ “cường hào địa chủ” và “ác bá” được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng để gọi những người có của ăn, của để khi tiến hành cải cách ruộng đất (CCRĐ) trong những năm 1953-1956.

Mỗi địa phương phải nêu ra được một danh sách trong ấy số cường hào, địa chủ phải theo một phần trăm dân số đã được cố vấn Trung Cộng đưa ra lúc ấy, tức là một kiểu khoán phải theo đúng kế hoạch.

Caicachruongdat

Tháng 11/1953, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất trong kháng chiến theo đó nông dân cùng nhau chống lại địa chủ, tịch thu hơn 70.000 hécta đất ruộng để chia cho gần 4 triệu nông dân tại 3.314 xã

Chính vì điều này mà biết bao nhiêu người bị tù đầy, đánh đập, xử tử oan.

Tỉ lệ oan sai chừng 70%.

Có nhiều người bị chụp mũ là cường hào, địa chủ nhưng thực ra cũng phải lao động như những người nông dân, phải “ăn mắm, mút dòi” để có được chút gia sản.

Tài sản của tầng lớp cường hào địa chủ do tổ tiên để lại và do lao động mà có.

Họ không đi cướp đất của dân và thời phong kiến thì không có cái luật coi đất đai là sở hữu toàn dân, cho nên không có chuyện thích lấy đất của dân là được.

Dauto-CCRĐ

Một buổi đấu tố địa chủ trong thời gian diễn ra Cải cách ruộng đất

Gia sản chính đáng của họ đã bị tịch thu và nhiều người đã bị mất mạng oan bởi những tòa án được lập ra vội vàng, những ông bà thẩm phán là những bần cố nông mù chữ.

Những người cả đời không hiểu gì về luật pháp, lương tri, bỗng rũ bùn đứng dậy, thấy mình chói loà, oai phong như bố mẹ thiên hạ, nên mặc sức ra lệnh chém giết trả thù cho tầng lớp có của ăn của để mặc dù mới gần đấy có thể là ân nhân của họ.

Chính vì sự sai lầm nghiêm trọng của CCRĐ mà hậu thế đã có thước phim và ảnh ông Hồ Chí Minh rút khăn mù-xoa để lau nước mắt khi nói về vụ “long trời lở đất” này và quá trình sửa sai được tiến hành ngay sau đấy.

Hochiminh-Khoc

Ông Hồ Chí Minh rút khăn mù-xoa lau nước mắt…

Một số người không hiểu bản chất cụm từ “cường hào địa chủ” là gì nên đã dùng rất tuỳ tiện, trong đó có Thiếu tướng Tô An Xô.

Thiếu tướng Xô đã dùng cụm từ này để chụp mũ một đảng viên gần 60 năm tuổi đảng, hoàn cảnh nhà nghèo với một hình ảnh xấu,.

Điều này thể hiện một sự kém hiểu biết, nông nổi và thất bại trong việc truyền thông.

Dưới đây là hình ảnh nhà ông Kình và biệt thự nguyên bí thư Lộc Ninh, một huyện vùng sâu, rất khó khăn của Bình Phước và biệt thự của anh em ông bí thư huyện Duy Tiên, Hà Nam:

Biệt thự nguyên Bí thư huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

NhaCuKinh

Nhà ông Lê Đình Kình

NhaBiThu

Biệt thự của anh em ông bí thư huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Như vậy, ông Kình và các vị quan chức nêu trên, ai mới thực sự là “cường hào địa chủ”?

ĐOÀN BẢO CHÂU

Nguồn: Facebook

Share this:

  • Facebook
  • X
Like Loading...

Từ khóa » Cường Hào ác Bá Là Gì