Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Cho Doanh Nghiệp Là Gì? - CRMVIET

Rất nhiều ý kiến cho rằng: “Đa dạng hóa sản phẩm sẽ tạo cơ hội cho sự tăng trưởng mới cho doanh nghiệp”. Nhưng bạn đã hiểu đa dạng hóa sản phẩm là gì ?

Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết này cùng CRMVIET nhé!

Mục lục

  • 1. Đa dạng hóa sản phẩm là gì?
  • 2. Lợi ích của đa dạng hóa sản phẩm
    • 2.1. Tăng trưởng doanh thu
    • 2.2. Giảm thiểu rủi ro
    • 2.3. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng
    • 2.4. Củng cố vị thế cạnh tranh
  • 3. Phân loại đa dạng hóa sản phẩm
    • 3.1. Đa dạng hóa sản phẩm theo hàng dọc.
    • 3.2. Đa dạng hóa sản phẩm theo hàng ngang
    • 3.3. Đa dạng hóa sản phẩm kiểu đồng tâm.
  • 4. Ý nghĩa của Đa dạng hóa sản phẩm
  • 5. Các doanh nghiệp thành công với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
    • Apple
    • Unilever
    • VinGroup
  • Kết luận
    • Related Post

1. Đa dạng hóa sản phẩm là gì?

Đa dạng hóa sản phẩm là gì – Là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có. Hoặc cải biến, nhập ngoại nhiều sản phẩm cùng loại, khiến chủng loại và mẫu mã sản phẩm đa dạng hơn.

Đa dạng hóa sản phẩm là chiến lược mà doanh nghiệp phát triển hoặc giới thiệu thêm các sản phẩm mới nhằm phục vụ nhiều phân khúc khách hàng hoặc đáp ứng những nhu cầu mới. Chiến lược này không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị cho khách hàng mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đa dạng hóa sản phẩm là gì

Đa dạng hóa sản phẩm là gì

Xem thêm: Nghệ thuật mê hoặc khách hàng không nên bỏ qua!

2. Lợi ích của đa dạng hóa sản phẩm

2.1. Tăng trưởng doanh thu

Bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm hơn, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng mới và tăng giá trị giao dịch từ khách hàng hiện tại.

2.2. Giảm thiểu rủi ro

Sự phụ thuộc vào một sản phẩm hoặc một thị trường duy nhất dễ dẫn đến rủi ro. Đa dạng hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ này.

2.3. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Cung cấp nhiều lựa chọn giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và mong muốn đa dạng của khách hàng.

2.4. Củng cố vị thế cạnh tranh

Chiến lược này cho phép doanh nghiệp giữ vững thị phần trước sự cạnh tranh khốc liệt bằng cách tạo ra giá trị khác biệt.

3. Phân loại đa dạng hóa sản phẩm

Có 3 loại đa dạng hóa sản phẩm chính:

  • Theo hàng dọc,
  • Đa dạng theo hàng ngang
  • Đa dạng hóa đồng tâm.

3.1. Đa dạng hóa sản phẩm theo hàng dọc.

Đây là kiểu bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không liên quan đến các hoạt động kinh doanh hiện tại của Doanh nghiệp.

Các trường hợp sử dụng

  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp
  • Tạo điểm khác biệt so với đối thủ
  • Kiểm soát các công nghệ bổ sung
  • Cắt giảm chi phí sản xuất.

Ví dụ về đa dạng hóa sản phẩm theo hàng dọc:

Thép Hòa Phát (công ty con của CTCP tập đoàn Hòa Phát) chủ yếu cung cấp các sản phẩm về Thép. Nhưng đến năm 2016, 2017, Thép Hòa Phát mở rộng thêm sản phẩm Tôn mạ màu (vốn là sản phẩm chủ lực của Tôn Hoa Sen)

Đa dạng hóa sản phẩm theo chiều dọc

Đa dạng hóa sản phẩm theo chiều dọc

Các sản phẩm Nông nghiệp, Gỗ, Cao su, Bất động sản là các sản phẩm hàng dọc của Hoàng Anh Gia Lai.

3.2. Đa dạng hóa sản phẩm theo hàng ngang

Là kiểu bổ sung các sản phẩm, dịch vụ mới cho đối tượng khách hàng hiện tại của Doanh nghiệp

Các trường hợp sử dụng:

  • Kinh doanh trong ngành có tính cạnh tranh cao, hoặc ít tăng trưởng.
  • Các sản phẩm mới có doanh số bán hàng theo chu kỳ so với sản phẩm có sẵn.

Ví dụ về đa dạng hóa sản phẩm theo hàng ngang: Iphone, Macbook của Apple; điện thoại của SamSung (và 1 vài hãng khác) là ví dụ điển hình nhất:

  • 2010 Apple cho ra mắt Iphone 4, và Iphone 4S (IPhone 4S là sản phẩm hàng ngang với IPhone 4)
  • Iphone 5, Iphone 5S, Iphone FE là các sản phẩm hàng ngang với nhau.

3.3. Đa dạng hóa sản phẩm kiểu đồng tâm.

Là bổ sung các sản phẩm, dịch vụ mới, có liên quan mật thiết với các sản phẩm, dịch vụ Doanh nghiệp đang cung cấp.

Các trường hợp sử dụng:

  • Khi sản phẩm cũ đang chậm phát triển hoặc suy thoái
  • Mở rộng phạm vi hoạt động cho Doanh nghiệp
  • Lấp đầy một khoảng trống nào đó của thị trường

Ví dụ của đa dạng hóa sản phẩm kiểu đồng tâm:

Các sản phẩm Iphone 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, và Iphone X đều được Apple phát triển dựa trên “sản phẩm lõi” là Iphone nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường

Tương tự với các sản phẩm Samsung A series, J series, Galaxy S series.

Ví dụ khác nữa là Bột giặt SURF là dạng đa dạng hóa đồng tâm với OMO của Unilever

Xem thêm: Cách xác định nhu cầu khách hàng chính xác

4. Ý nghĩa của Đa dạng hóa sản phẩm

Sẽ rất hiệu quả để tối đa Doanh số nếu những sản phẩm mở rộng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm đó giải quyết được 1 vấn đề cụ thể của Khách hàng. Không những thế, mỗi chiến dịch đa dạng hóa sẽ thất bại thảm hại nếu không nghiên cứu kỹ thị trường, nhu cầu Khách hàng trước khi triển khai.

Xem thêm: Thị trường là gì

ý nghĩa của đa dạng hóa sản phẩm

5. Các doanh nghiệp thành công với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Apple

Apple không chỉ tập trung vào iPhone mà còn phát triển thêm các sản phẩm khác như iPad, MacBook, và Apple Watch, tạo ra hệ sinh thái sản phẩm đồng nhất.

Unilever

Unilever sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng từ thực phẩm, đồ uống đến sản phẩm chăm sóc cá nhân, phục vụ hàng tỷ khách hàng trên toàn thế giới.

Unilever SWOT analysis 2023 - SM Insight

VinGroup

Tại Việt Nam, VinGroup là ví dụ điển hình với chiến lược đa dạng hóa từ bất động sản, bán lẻ, giáo dục, y tế đến sản xuất ô tô (VinFast).

Kết luận

Đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu khách hàng và tạo ra tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, đánh giá năng lực nội tại, và triển khai chiến lược một cách bài bản.

Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ và không ngừng học hỏi từ thị trường để xây dựng một danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng!

Related Post

Từ khóa » đa Sản Phẩm