Tìm Hiểu Chi Tiết Về Chiến Lược đa Dạng Hóa Sản Phẩm

Trong lĩnh vực kinh doanh, có vô số các chiến lược khác nhau giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển. Được biết đến như một phương pháp kích thích tăng trưởng doanh thu và nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm đã trở thành một trong những chiến lược không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp.

Khái quát về chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Lịch sử hình thành chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm nằm trong “bộ tứ” chiến lược thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp, được xác định bởi Igor Ansoff vào năm 1957. Chiến lược này giúp doanh nghiệp xác định đúng thị trường và sản phẩm tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận khách hàng và tăng trưởng doanh thu.

chien-luoc-da-dang-hoa-san-pham

Igor Ansoff không chỉ là nhà toán học đại tài mà còn là một quản lý kinh doanh thành công. Ông được biết đến với tư cách là người sản sinh ra 4 giải pháp quản lý chiến lược, bao gồm:

  • Thâm nhập thị trường (Market Penetration).
  • Phát triển thị trường (Market Development).
  • Phát triển sản phẩm (Product Development).
  • Đa dạng hóa sản phẩm (Product Diversification).

Thế nào là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm?

Đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược hữu ích được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Chiến lược này giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng tiếp cận của sản phẩm trên thị trường.

Để thực hiện được chiến lược này, doanh nghiệp có thể bổ sung một thành phần, tính năng hoặc công dụng mới vào dòng sản phẩm hiện có. Chẳng hạn như: tích hợp thêm công nghệ mới, nâng cấp phiên bản cũ, ra mắt sản phẩm mới,…

Đa dạng hóa được các doanh nghiệp áp dụng như một chiến lược giúp tăng khả năng bán hàng. Đây được xem là “đòn bẩy” hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.

chien-luoc-da-dang-hoa-san-pham

Bên cạnh đó, chiến lược này còn là giải pháp hữu hiệu để đáp ứng tốt các yếu tố ngoại vi lẫn nội vi như:

  • Sự phát triển, cải tiến của khoa học, công nghệ mới.
  • Hạn chế tình trạng sản phẩm bị chuyên môn hóa quá mức.
  • Phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp.
  • Mong muốn được mở rộng thị trường.
  • Thay đổi theo nhu cầu và xu hướng phát triển của xã hội.

Lợi ích của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Giảm thiểu rủi ro

Trong mọi lĩnh vực, suy thoái ngành một hiện trạng xảy ra vô cùng phổ biến. Khi áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, bạn sẽ giảm thiểu rủi ro về tài chính nếu xuất hiện suy thoái ngành.

Nếu bạn tạo ra khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm hiệu quả, mục đích sử dụng sản phẩm cũng sẽ được mở rộng theo. Việc này giúp bạn giảm bớt những rủi ro tiềm ẩn từ hiện trạng suy thoái ngành.

Củng cố vị thế thương hiệu

Đa dạng hóa sản phẩm là “bước đà” giúp thương hiệu tăng khả năng nhận diện trên thị trường. Có thể nói, đa dạng hóa chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để xây dựng và củng cố thương hiệu.

chien-luoc-da-dang-hoa-san-pham

Chiến lược này tạo ra nhiều cơ hội để khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu của bạn. Thông thường, người tiêu dùng sẽ để tâm đến các thương hiệu cung cấp đa dạng các loại sản phẩm mà họ tìm kiếm. Vì vậy, đây chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đang tìm cách tăng lợi nhuận và nâng cao lòng trung thành của khách hàng.

Duy trì sự ổn định

Phần lớn các doanh nghiệp áp dụng chiến lược đa dạng hóa như một phương thức phòng thủ. Chiến lược này giúp doanh nghiệp ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trước các đối thủ cạnh tranh. Khi gia tăng sự đa dạng sản phẩm, doanh nghiệp có khả năng duy trì sự ổn định của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, chiến lược này còn là “chiếc khiên” bảo vệ doanh nghiệp trước xu thế cạnh tranh khốc liệt.

Xúc tiến doanh thu

Doanh thu tăng trưởng, lợi nhuận tăng cao chính là một lợi thế vượt trội của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tận dụng chiến lược này để tối đa hóa các nguồn lực sẵn có, phát triển thêm các nguồn lực mới và tăng sức mạnh chinh phục thành công.

Một số phương pháp tạo ra chiến lược đa dạng hóa sản phẩm phổ biến

Có nhiều phương pháp khác nhau để đa dạng hóa sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp có thể áp dụng bất kỳ phương pháp nào sao cho phù hợp với mục tiêu và định hướng kinh doanh của mình.

chien-luoc-da-dang-hoa-san-pham

Trong bài viết này, Tino Group sẽ giới thiệu đến bạn 6 phương pháp đa dạng hóa sản phẩm phổ biến nhất, bao gồm: đổi bao bì sản phẩm, đổi tên sản phẩm, đổi kích thước sản phẩm, định giá lại sản phẩm, mở rộng thương hiệu và mở rộng sản phẩm.

Đổi bao bì sản phẩm

Một số doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm của mình bằng cách thay đổi bao bì của chúng. Về bản chất, thiết kế bao bì của sản phẩm phụ thuộc vào các đối tượng tiếp thị mà doanh nghiệp hướng đến.

Hình dáng bên ngoài là một trong những nhân tố thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng. Điều này đặc biệt chính xác đối với các sản phẩm đa dụng nhưng chỉ được bán cho một nhóm khách hàng cụ thể. Thay đổi bao bì tạo ra nhiều cơ hội mới để doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận của sản phẩm.

Đổi tên sản phẩm

Một số doanh nghiệp đổi tên sản phẩm để tăng cơ hội xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Phương pháp này giúp sản phẩm tăng sức hấp dẫn trong mắt người dùng. Đồng thời, đổi tên sản phẩm còn là một chiến lược tiếp thị mang tính đột phá của mọi doanh nghiệp.

Trong trường hợp này, các sản phẩm mới thường khá tương đồng với sản phẩm gốc nhưng lại được tung ra thị trường với một tên gọi hoàn toàn mới. Bằng cách “thay tên đổi họ” và điều chỉnh phương thức tiếp thị, sản phẩm của bạn sẽ phát triển tốt hơn khi “bước sang vùng đất mới”.

chien-luoc-da-dang-hoa-san-pham

Đổi kích thước, số lượng sản phẩm

Thay đổi kích thước và số lượng cũng là phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp thay đổi kích thước hoặc số lượng sản phẩm nhằm thu hút các đối tượng khách hàng khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có kích thước từ nhỏ đến lớn với các mức giá khác nhau để phù hợp với “túi tiền” của mọi khách hàng.

Định giá lại sản phẩm

Doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm giá thành của sản phẩm để tạo nên sự đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giảm giá thành hầu như rất ít được áp dụng. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp đều chọn cách thức tăng giá thành sản phẩm sau một thời gian tung ra thị trường.

Mở rộng thương hiệu

Phương pháp này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cao cấp, như: trang sức, ô tô, máy tính, điện thoại thông minh,… Doanh nghiệp mở rộng thương hiệu bằng cách giới thiệu đến khách hàng các tính năng cao cấp hơn về dòng sản phẩm của họ.

chien-luoc-da-dang-hoa-san-pham

Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng mà còn thu hút đúng khách hàng tiềm năng – nhóm đối tượng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm chất lượng, bất chấp giá thành.

Mở rộng sản phẩm

Một sản phẩm có thể được đa dạng hóa nhờ vào phương pháp mở rộng sản phẩm. Các doanh nghiệp thực hiện phương pháp này bằng cách giới thiệu một số phiên bản khác nhau của cùng dòng sản phẩm. Chẳng hạn, doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm với đa dạng mẫu mã và màu sắc khác nhau.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể cung cấp các phiên bản sản phẩm mới với những tính năng được bổ sung, nâng cấp. Chiến lược này giúp doanh nghiệp thu hút những khách hàng quan tâm đến tính thẩm mỹ hoặc tính năng cải tiến cụ thể của một sản phẩm. Ví dụ: Apple cung cấp các phiên bản Iphone với nhiều màu khác nhau.

chien-luoc-da-dang-hoa-san-pham

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm là một phương pháp tối ưu giúp doanh nghiệp định vị thứ hạng của mình trên thị trường. Với những kiến thức đã chia sẻ, Tino Group hy vọng bạn sẽ tìm thấy chiến lược đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với mình. Chúc bạn thành công!

FAQs về chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Có bao nhiêu loại chiến lược đa dạng hóa sản phẩm?

Có 4 loại đa dạng hóa sản phẩm, bao gồm:– Đa dạng hóa đồng tâm– Đa dạng hóa theo chiều ngang– Đa dạng hóa theo chiều dọc– Đa dạng hóa tập đoàn

Các yếu tố giúp phân loại đa dạng hóa sản phẩm?

Để phân loại đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp có thể xét trên 4 phương diện:– Xu hướng thị trường và nhu cầu về sản phẩm– Cơ sở các điều kiện thực hiện đa dạng hóa– Phạm vi và tính chất của nhu cầu về sản phẩm.– Cơ sở sử dụng nguyên vật liệu.

Khi nào nên áp dụng đa dạng hóa đồng tâm?

Bạn có thể áp dụng đa dạng hóa đồng tâm khi:– Sản phẩm chậm phát triển hoặc có dấu hiệu suy thoái– Doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động– Lỗ hổng thị trường cần được bù đắp

Tại sao doanh nghiệp nên đa dạng hóa sản phẩm?

Có rất nhiều lý do để một doanh nghiệp thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Nhưng chung quy là:– Tăng doanh thu và lợi nhuận– Tăng khả năng mở rộng sang thị trường quốc tế– Giảm thiểu rủi ro suy thoái ngành– Nâng cao hình ảnh của thương hiệu trên thị trường– Tạo ra sức mạnh cạnh tranh

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
Tags: tự vận hành doanh nghiệp

Từ khóa » đa Sản Phẩm