Đặc điểm Sinh Học Của Các Loại Cá Nuôi

1.1. Sinh trưởng:

Sinh trưởng tức là sự tăng về chiều dài và cân nặng của cá. Đặc điểm nổi bật của sinh trưởng của cá là sinh trưởng liên tục, các cơ quan trong cơ thể cá sinh trưởng với tốc độ tương ứng. Cá có các đặc điểm sinh trưởng như sau:

-Sinh trưởng có tính chu kỳ: trong năm tường có thời kỳ sinh trưởng nhanh (nhiều thức ăn: mùa mưa) và thời kỳ sinh trưởng chậm (ít thức ăn, mùa khô).

-Sinh trưởng có tính cạn tranh đàn: khi thiếu thức ăn con nào khỏe, ăn nhiều sẽ lớn vượt, con nào yếu không kiếm được thức ăn sẽ bị còi cọc. Sinh trưởng về chiều dài nhanh ở tuổi thành thục, sau đó lớn nhanh về khối lượng.

Cá cái có kích thước lớn hơn cá đực vì nó mang chức năng sinh sản tuổi thành thục muộn hơn.

-Sinh trưởng mang đặc điểm di truyền của loài.

-Sinh trưởng về khối lượng và chiều dài tăng tỷ lệ thuận theo tuổi ở giai đoạn nhỏ đến trưởng thành, sau giảm dần khi già. Nếu thiếu thức ăn sinh trưởng của cá chậm lại.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá

-Yếu tố di truyền: có loài có kích thước lớn thì tốc độ sinh trưởng lớn và ngược lại loài có kích nhỏ sinh trưởng chậm.

-Yếu tố môi trường: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, các chất hoá học, các chất khí. Mỗi loài cá thích nghi với một khoảng nhiệt độ ánh sáng, chất hoá học và chất khí nhất định, ngoài khoảng đó cá sinh trưởng chậm, có thể chết.

Tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng qua ống tiêu hoá. Ngoài ra còn có khả năng hấp thụ qua bề mặt da của cơ thể. Nhu cầu về dinh dưỡng của cá bao gồm: Loại vật chất cung cấp năng lượng, loại vật chất xây dung cơ thể, loại vật chất điều hoà sự sống. Tính ăn của cá phụ thuộc vào cấu tạo của cơ quan bắt mồi và tính di truyền của cá: cá ăn thực vật, cá ăn động vật, cá ăn tạp.

bồn cá của hệ aquaponics

1.2. Hô hấp:

Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường của cá. Ôxy là chất khí quan trọng trong hô hấp. Nhu cầu ôxy của cá khác nhau tuỳ theo:

Nhu cầu của cá non lớn hơn cá già.

Nhu cầu của cá đực lớn hơn cá cái.

Nhu cầu của cá ở trạng thái hoạt động cao hơn ở trạng thái yên tĩnh.

Nhu cầu ôxy vào mùa hè nhiều hơn vào mùa đông.

Trong nghề nuôi cá ảnh hưởng của mật độ nuôi là một chỉ tiêu hàng đầu cần quan tâm khi nói đến ôxy. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp của cá là môi trường (nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp phải tăng; nước có nhiều sắt lấp kín màng mang cá không hô hấp được sẽ bị chết), mang cá là cơ quan hô hấp chính vì vậy mang tốt thì hô hấp sẽ tốt. ảnh hưởng chủ quan đến hô hấp của cá chính là các yếu tố di truyền (kích thước nhỏ có tần số hô hấp cao và ngược lại, cùng một loài cá nhỏ có tần số hô hấp cao hơn cá lớn, cá đực hô hấp cao hơn cá cái).

1.3. Tuổi thọ và tuổi thành thục

Các loài cá khác nhau có tuổi thọ khác nhau, cá có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn thường thành thục sớm, ví dụ: cá rô phi thành thục ở 4 tháng tuổi. Cá mè thành thục ở tuổi thứ 3.

  1. Đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi

Các loài cá nuôi hiện nay: Cá Mè trắng, Trắm cỏ, Mè hoa, Cá Rôhu, cá Mrigan, Cá Chép, Cá rô phi…

Cá đẻ trứng dính: Đại diện là cá chép Cyprinus carpio

Cá đẻ trứng trôi nổi: Đại diện: cá mè trắng Hypophthalmichthys molitris harmangdi

Cá trắm cỏ Cyprinodon indellus

Cá mè hoa Arichthichthys nobilis

Cá Mrigal Cá Trôi Ấn Độ…

2.1. Cá mè trắng Hypophthalmichthys molitrix harmangdi

Cá mè trắng thích nghi ở pH 6,8, bơi lội nhanh. Đây là loài cá ăn thực vật nổi, cám, bã rượu, bã đậu. Tốc độ lớn phụ thục vào môi trường nước và lượng tảo trong ao. Nuôi ở điều kiện đầy đủ thức ăn cá 1 năm tuổi nặng 0,5-0,9kg, 2 năm: 1,51,9kg, 3 năm 2-4kg.

Cá mè trắng thành thục 3 tuổi, có thể thành thục trong ao nhưng không đẻ được mà phải cho đẻ nhân tạo. nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ là 24-280C.

-Dinh dưỡng: Ăn TVPD là chính.

-Sinh trưởng: Nhanh, 0,5-0,9kg/năm.

-Sinh sản: Vào mùa hè; 2-3+ và 2kg thì thành thục;

-Cá đẻ cần dòng chảy, ghềnh thác và cá đực, 10-15vạn trứng/1kg cá cái.

-Nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ là 24-280C.

2.2. Cá trắm cỏ Ctepharyngodon indellus

ca-tram-co

Cá sinh trưởng tốt trong ao với độ pH 5,5-6, thức ăn chủ yếu là thực vật bậc cao như cỏ, lá mì, bèo, sống ở tầng giữa nhưng không cạnh tranh với cá mè hoa, nên thường được ghép với cá mè trắng, mè hoa và một loài ăn đáy. Tốc độ lớn của cá trắm cỏ nhanh, 1 năm nuôi: 1kg/con, 2 năm trên 3kg. Cá trắm cỏ thành thục trong ao nhưng cũng không đẻ được, tuổi thành thục 3 tuổi.

2.3. Cá chép Cyprinus carpio

ca-chep

-Cá có vảy. Công thức vây cá:

D= III-IV;17-22

A= III;5-6

V= I;6-9

Đặc điểm sinh trưởng:

Cỡ trung bình, nặng nhất 13kg, trung bình 0,8kg/năm.

+ Đặc điểm phát triển:

7-10 ngày có vảy (1,2cm-1,3cm), hàm trên xuất hiện răng sừng, cá bơi chậm, chủ động bắt mồi; 15-25ngày (1,5-2,5cm), vảy phủ toàn thân, mọc râu, hoàn chỉnh răng hầu, chủ động bắt mồi, chuyển sang sống đáy.

Đặc điểm dinh dưỡng:

Cá bột ăn ĐVPD cỡ nhỏ, cá hương ăn chủ yếu là ĐVĐ cỡ nhỏ: giáp xác đáy, ấu trùng sâu bọ, giun, ấu trùng thân mềm, mùn bã hữu cơ.

Đặc điểm sinh sản:

Cá đẻ trứng dính, tuổi thành thục: 1+ nặng 2-3kg 1kg để 15-20vạn trứng. Mùa sinh sản: mùa xuân và mùa thu; đẻ ở nơi nước mới, có dòng chảy.

Tính thích nghi:  Sống ở ao, hồ, đàm ruộng, sông, suối.  Cá có khả năng thích ứng ở: nhiệt độ: 0-400C, nồng độ ôxy 2mg/l, pH 6,57,5

Rộng muối: có khả năng sống được ở độ muối 14 ‰ Cá sống ở môi trường pH 5-8,5, sống ở tầng đáy, ăn tạp nhưng chủ yếu là sinh vật đáy như ốc, giun, côn trùng, thực vật non, mùn bã hữu cơ, lớn nhanh, dễ nuôi và thịt ngon, 1 năm cá nặng 0,3-0,8kg. Cá chép sinh sản tự nhiên, thành thục khi 1 năm tuổi.

2.4. Cá rô hu Labeo rohita 

Cá sống ở môi trường nước có pH 6-8, nồng độ muối 5-9‰, nhiệt độ 18380C, nếu nhiệt độ xuống 110C cá có thể chết. Cá ở tầng sát đáy, thuộc loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, số ít thực vật nổi, bèo tấm bèo dâu và rau muống non. Trong ao nuôi còn sử dụng phân chuồng, phân bắc, một số thức ăn tinh như cám ạo, khô dầu, thức ăn tổng hợp. Cá lớn nhanh, sau 8 tháng tuổi nặng 0,8kg. Cá rô hu không đẻ trong ao nuôi nhưng vẫn có khả năng thành thục, tuổi thành thục là 2-3 tuổi.

2.5. Cá rô phi Tilapia niloticus 

ca-ro-phi

Cá phân bố ở tầng gần đáy và giữa, nhiệt độ thích hợp là 20-300C. Cá bị chết rét ỏ dưới 5 và trên 420C, nhiệt độ xuống dưới 100C thì cá ngừng ăn và hay bị bệnh nấm thuỷ mi. Độ pH thích hợp là 4-9, độ muối rộng, 5-30‰. Cá cho năng suất cao hơn cá mè, cá trôi, cá trắm cỏ vì có một số ưu điểm nổi bật: ch?u đựng được mật độ dày, sống trong môi trường chật hẹp, hàm lượn ôxy thấp, ăn tạp, mắn đẻ. Tuy nhiên trong ao nuôi nguời ta không nuôi cá cái vì đẻ quá dày ảnh hưởng tới mật độ ao nuôi và không tính được mức độ sử dụng thức ăn tự nhiên trong thuỷ vực.

Nguồn: RXCS sưu tầm

Từ khóa » đặc điểm Sinh Sản Cá Trôi ấn độ