Phát Huy Thế Mạnh Cá Trôi Ấn Độ - Tạp Chí Thủy Sản
Có thể bạn quan tâm
Đặc điểm sinh học
Cá trôi Ấn Độ có tên khoa học là Labeo rohita, nguồn gốc từ Ấn Độ. Chúng là một loài cá ăn tạp và có đặc điểm gần giống với cá trôi ở Việt Nam. Cá có thân cân đối, dẹp bên, thuôn dần về phía đuôi. Đầu múp, dài vừa phải. Mõm tù, hơi nhô ra, không có đường gấp nếp. Miệng ở phía trước và kế dưới, hình vòng cung. Viền môi trên và dưới phủ lớp thịt có tua khía hoặc gai thịt xếp thành hàng. Hàm dưới phủ chất sừng. Môi dưới và hàm dưới có rãnh ngăn cách. Rãnh sau môi hoàn toàn và liên tục. Có hai đôi râu, một đôi râu nhỏ ở góc hàm và một đôi râu mõm rất nhỏ. Mắt vừa phải, nằm ở hai bên và phần trước của đầu. Đường bên hoàn toàn, hơi cong xuống ở 5 vảy phía trước, sau đó chạy thẳng giữa thân đến cuống đuôi. Vảy tròn, vừa phải xếp chặt chẽ trên thân. Bụng và sống lưng đều phủ vảy. Lưng màu xanh thẫm, hông và bụng trắng bạc. Phần trên đầu có màu xám, bụng trắng. Môi và mõm trắng. Viền mắt đỏ, các vây xám nhạt. Mùa phát dục trên mỗi vảy thường có một đốm đỏ. Các vây ngực, vây bụng, vây hậu môn và vây đuôi có màu hồng, vây lưng chỉ phớt hồng. Cơ quan tiêu hóa có thực quản ngắn, dạ dày kéo dài, ruột rất dài và gấp khúc (dài gấp 5 – 8 lần chiều dài chuẩn).
Cá phân bố ở miền Trung và miền bắc Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Pakistan… Đây là loài cá rộng nhiệt, chúng có thể sống được ở nhiệt độ từ 12 – 420C; tuy nhiên, nếu trong điều kiện nhiệt độ nóng ấm 32 – 380C thì rất thuận lợi cho cá phát triển. Cá trôi có thể sống ở pH 5,5 và nước lợ có nồng độ muối thấp; do nhu cầu ôxy khá cao nên cá ưa sống nơi thoáng, đủ ôxy. Hàm lượng ôxy hòa tan thấp nhất là 0,32 – 0,48 mg/l. Chúng là loài khá hiền, sống ở gần đáy, thích ở nơi nước ấm. Khi còn nhỏ, cá ăn chủ yếu sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ; từ 1 tháng tuổi trở lên cá ăn mùn bã và động vật phù du là chính. Khi trưởng thành chúng ăn tạp, ngoài thức ăn tự nhiên, chúng ăn cả các loại bột ngũ cốc, sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm, mùn bã hữu cơ, phân gia súc gia cầm, thức ăn chế biến, thức ăn viên công nghiệp. Cá đẻ trứng dạng trôi nổi. Mùa vụ sinh sản chính thường diễn ra từ giữa tháng 5 – 8 hàng năm, trong đó thời điểm rộ nhất là khoảng tháng 5 – 6. Cá trôi Ấn Độ thành thục khi 2 tuổi, lúc này cá bố mẹ thường đat cỡ 1 – 2 kg/con. Tuyến sinh dục ở cá này bắt đầu phát triển từ cuối tháng 2, nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ trứng từ 28 – 300C.
Phù hợp khí hậu nóng ẩm
Cá trôi Ấn Độ được nhập vào nuôi ở Viện Nghiên cứu NTTS I từ năm 1982. Đến năm 1984 cá được cho sinh sản nhân tạo thành công. Sau một thời gian theo dõi chặt chẽ những đặc điểm sinh học của cá trôi Ấn Độ nuôi thử nghiệm ở điều kiện của nước ta, khả năng khôi phục quần đàn thông qua các biện pháp kỹ thuật cho cá sinh sản nhân tạo và xác định khả năng sinh trưởng, kỹ thuật ương cá hương, cá giống, nuôi cá thịt của cá trôi Ấn Độ, loài cá nhập nội này đã được chính thức công nhận là một giống vật nuôi tốt, có thể tham gia vào quần đoàn cá nuôi ở nước ta. Từ đó, giống cá mới này đã được đưa về các địa phương để nuôi và nhanh chóng tạo ra một lượng cá thịt đáng kể, với chất lượng thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa thích.
Hiện nay, cá trôi Ấn Độ đã phân bố rộng rãi trong các loại hình mặt nước ngọt ở Việt Nam. Loài cá này có thể dễ dàng bắt gặp trong các ao nuôi của người dân. Ngoài ra, chúng còn được nuôi trong bè, hồ chứa và có thể ghép nhiều loại cá khác nhau. Cá được nuôi chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là những tỉnh giáp ranh TP Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Dương, Hòa Bình, Bắc Giang… nơi có những con sông lớn. Qua nhiều năm, kỹ thuật nuôi cá trôi Ấn Độ cũng dần được cải tiến, một số hộ dân đã chuyển sang nuôi cá trong ao xi măng hoặc lót bạt thay vì ao đất như thông thường; đồng thời, sử dụng thêm các chế phẩm sinh học tạo thức ăn tự nhiên cho cá. Đánh giá về sự tăng trưởng và phát triển của cá trôi Ấn Độ, các chuyên gia nhận định đây là một trong những loài cá có tốc độ lớn khá nhanh, chúng có thể đạt đến trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg sau một năm khi được nuôi trong ao bình thường. Đến năm thứ 2 có thể đạt 2,4 kg và sang năm thứ 4 là 4 kg. Trường hợp ao nuôi có dinh dưỡng dồi dào, cá sẽ đạt từ 1 đến 1,2 kg sau một năm và có thể đạt đến 12 kg nếu nuôi từ năm thứ 3 trở lên. Đặc biệt, cá trôi Ấn Độ là loài rộng nhiệt nên chúng có thể sinh sống và phát triển tốt trong môi trường nước nóng ẩm vào mùa hè, phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta.
>> Cá trôi Ấn Độ thuộc họ cá chép, thịt thơm ngon, ăn lành, có thể chế biến nhiều món ngon bổ và có giá trị phòng trị bệnh. Thịt cá trôi Ấn Độ chứa nhiều protein, lipid, khoáng… và nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.
Lê Loan
Từ khóa » đặc điểm Sinh Sản Cá Trôi ấn độ
-
Cá Trôi Mrigal - Cirrhina Mrigala - Tép Bạc
-
Sự Khác Nhau Giữa Cá Trôi Ấn Độ Và Cá Trôi Việt Nam
-
Đặc điểm Sinh Học Của Các Loài Cá Nước Ngọt - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Cá Trôi Ấn Độ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Luận Bài Cá Trôi Ấn Và Cá Chình - Tài Liệu Text - 123doc
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trôi Ấn độ - Việt Nam
-
Đặc điểm Sinh Học Của Các Loại Cá Nuôi
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trôi Ấn Độ - Máy Nhà Nông
-
[PDF] Kỹ TRÔIẾN ĐỘ - ỹ Thuật Nuôi Cá
-
Thức ăn Của Cá Trôi Là Gì? Cách Làm Mồi Câu Cá Trôi Hiệu Quả Ra Sao?
-
Sử Dụng Các Loại Kích Dục Tố Kích Thích Cá Trôi ấn độ (labeo Rohita ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trôi Ấn Độ Part 5 - Tailieuchung
-
CHI CỤC KIỂM LÂM AN GIANG
-
NUÔI CÁ GIU