Sử Dụng Các Loại Kích Dục Tố Kích Thích Cá Trôi ấn độ (labeo Rohita ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Sử dụng các loại kích dục tố kích thích cá trôi ấn độ (labeo rohita) sinh sản
  • pdf
  • 38 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÝ QUỐC VINH SỬ DỤNG CÁC LOẠI KÍCH DỤC TỐ KÍCH THÍCH CÁ TRÔI ẤN ĐỘ (Labeo rohita) SINH SẢN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÝ QUỐC VINH SỬ DỤNG CÁC LOẠI KÍCH DỤC TỐ KÍCH THÍCH CÁ TRÔI ẤN ĐỘ (Labeo rohita) SINH SẢN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. PHẠM MINH THÀNH 2009 TÓM TẮT Ngày nay ngành thủy sản đang phát triển rất nhanh tuy nhiên gặp khó khăn về vấn đề chưa chủ động động được con giống và việc sử dụng kích dục tố không phù hợp ảnh hưởng đến sự tái thành thục của cá. Do đó, tìm ra một loại kích dục tố thích hợp để kích thích cá sinh sản là vấn đề rất quan trọng. Qua 6 tháng thực tập sử dụng các loại kích dục tố kích thích cá Trôi sinh sản cho thấy, cá Labeo rohita có sức sinh sản cao. Đồng thời, sử dụng não thùy và LHRH đơn độc hoặc kết hợp đều có khả năng kích thích cá sinh sản, khi kết hợp 4-6 não thùy với 2000-3000(UI/kg) HCG cá có khả năng sinh sản tốt. i LỜI CẢM TẠ “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Vâng, trong những năm học ở trường, em đã nhận được rất nhiều tình cảm cũng như sự chỉ dạy tận tình của các thầy, các cô. Và bản thân em đã học hỏi được rất nhiều điều tư những lời chỉ dạy đó. Em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô của Khoa Thủy Sản, đặc biệt là thầy Phạm Minh Thành, người đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tham gia nghiên cứu, cũng như do thời gian và kiến thức có hạn nên còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy và cô. Ngày 26 tháng 06 năm 2009 Sinh viên thực hiện Lý ii Quốc Vinh MỤC LỤC TÓM TẮT.................................................................................................... i LỜI CẢM TẠ .............................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii DANH SÁCH BẢNG .................................................................................. iv 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................... 3 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 15 3.1. NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ .......................................................................... 15 3.2. THỨC ĂN SỬ DỤNG THỨC ĂN NUÔI CÁ BỐ MẸ .......................... 16 3.3. XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ ................................... 16 3.4. NUÔI VỖ TÁI PHÁT CỦA CÁ BỐ MẸ............................................... 17 3.5. KÍCH THÍCH CÁ BỐ MẸ ĐẺ TRỨNG................................................ 17 3.6. THEO DÕI MỘT SỐ CHỈ TIÊU ........................................................... 19 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 20 4.1. ĐIỀU KIỆN AO NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ ............................................... 20 4.2. SỰ THÀNH THỤC CỦA CÁ BỐ MẸ .................................................. 21 4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ THÀNH THỤC................................... 23 4.4. KÍCH THÍCH CÁ SINH SẢN............................................................... 24 4.5. ẢNH HƯỞNG THỜI GIAN HIỆU ỨNG THUỐC................................ 26 4.6. KẾT QUẢ NUÔI VỖ CÁ TÁI PHÁT DỤC .......................................... 26 4.7. KHẢO SÁT NHIỆT ĐỘ, OXY, PH Ở BỂ ĐẺ VÀ BỂ ẤP .................... 27 4.8. ẢNH HƯỞNG NHIỆT ĐỘ NƯỚC ĐẾN TỈ LỆ SINH SẢN ................. 28 4.9. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN PHÔI CÁ ................................. 29 4.10. ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU NOÃN HOÀN CÁ BỘT .......................... 29 4.11. QUÁ TRÌNH ƯƠNG NUÔI CÁ LABEO ROHITA ............................ 30 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... .32 5.1. KẾT LUẬN........................................................................................... 32 5.2. ĐỀ XUẤT ............................................................................................. 32 iii DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu sinh học ........................................................................ 5 Bảng 2.2 : Mối quan hệ giữa trọng lượng cơ thể.................................................... 7 Bảng 2.3:Tác dụng của các loại kích thích tố......................................................... 9 Bảng 2.4:Thử nghiệm kích thích cá Trôi sinh sản bằng Progesteron .................... 12 Bảng 2.5: Kích thích thử nghiệm cá Trôi bằng DOCA .......................................... 13 Bảng 3.1: Mật độ nuôi vỗ cá bố mẹ ...................................................................... 15 Bảng 3.2: Khẩu phần ăn của cá qua các tháng ...................................................... 16 Bảng 3.3: loại và lượng Hormone kích thích cá sinh sản ....................................... 18 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu môi trường đo được qua các tháng ..................................... 20 Bảng 4.2: Tỉ lệ cá thành thục................................................................................. 21 Bảng 4.3: Mức độ thành thục đến quá trình đẻ trứng ............................................. 15 Bảng 4.4: Kích thích sinh sản bằng não thùy và LHRH ......................................... 24 Bảng 4.5: Kích thích sinh sản bằng não thùy và HCG ........................................... 25 Bảng 4.6: Tỉ lệ sinh sản chịu tác động của nhiệt độ nước....................................... 28 Bảng 4.7: Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến thời gian................................................. 29 Bảng 4.8: Kết quả quá trình ương nuôi .................................................................. 30 iv CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Đồng Bằng Sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên ưu đãi cho nghề nuôi thủy sản như: diện tích mặt nước rộng lớn, khí hậu điều hòa, nguồn thức ăn tự nhiên rất dồi dào…Vì thế nghề nuôi thủy sản đang trên đà phát triển mạnh. Cá Trôi Ấn độ (Labeo rohita) thuộc họ cá chép Cyprinidae, chúng phân bố tự nhiên ở lưu vực sông Bắc Ấn, Trung Ấn, và các cửa sông của Pakistan, Banglades…thuộc vùng nước ngọt miền Nam Châu Á. Có giá trị kinh tế cao, cá Labeo rohita thích nghi tốt với điều kiện khí hậu địa phương, tốc độ tăng trưởng nhanh. Thức ăn chính là mùn bã hữu cơ là loại thức ăn rất dồi dào trong thủy vực. Ngày nay khi con người sử dụng các loại phương tiện đánh bắt rất hiện đại làm cho nguồn lợi tôm cá suy giảm nghiêm trọng. Vì thế việc chăn nuôi cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thủy sản của con người. Trên thế giới hiện nay đang có xu hướng sử dụng sản phẩm thủy sản rất lớn, muốn nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững phải tìm được loại kích dục tố thích hợp nhất. Để kích thích các loài cá sinh sản được tốt hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kích dục tố như: HCG, LHRHa, não thùy. Tuy nhiên việc sử dụng loại kích dục tố nào thích hợp nhất để áp dụng trong sinh sản nhân tạo đạt hiệu quả vẫn còn là một vấn đề. Ngành thủy sản đang phát triển rất nhanh tuy nhiên gặp khó khăn về vấn đề chưa chủ động động được con giống và việc sử dụng kích dục tố không phù hợp ảnh hưởng đến sự tái thành thục của cá. Do đó việc nghiên cứu tìm ra một loại kích dục tố thích hợp nhất để kích thích cá sinh sản là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi cần phải nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế trên nên đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng các loại kích dục tố não thùy thể, HCG, LHRHa kích thích cá Trôi sinh sản”. Mục tiêu đề tài: -Nhằm biết được hay hiểu được loại kích dục tố tốt nhất có thể áp dụng trong kích thích cá sinh sản đạt hiệu quả tối ưu nhất. -Thu thập dữ liệu về ghép sản xuất giống cá Trôi đen, góp phần làm cơ sở hoàn thiện biện pháp sản xuất giống cá Trôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1 Nội dung nghiên cứu: -Nuôi vỗ cá bố mẹ. -Xác định hiệu quả nuôi vỗ cá bố mẹ. -Kích thích cá bố mẹ sinh sản bằng các hormone sinh dục.. -Nuôi vỗ tái phát dục. -Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của cá con. -Đo một số chỉ tiêu môi trường tại ao nuôi vỗ, bể đẻ, bể ấp. 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm hình thái và phân bố a. Nguồn gốc, phân bố Bộ cá chép (Cypriniformer) Họ cá chép ( Cyprinidae) Giống cá Trôi (Labeo) Loài cá Trôi (Labeo rohita, Hamilton, 1882) Phận bố: Phân bố tự nhiên ở hệ thống sông Hằng và phía Bắc Ấn Độ. Cá được Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 nhập vào Việt Nam từ năm 1982 theo chương trình di giống của Uỷ ban quốc tế sông Mêkông và cho sinh sản nhân tạo thành công năm 1984, hiện nay đã trở thành một trong các đối tượng nuôi phổ biến ở nước ta. b. Mô tả hình thái Thân cân đối, dẹp bên, thuôn dần về phía đuôi. Đầu múp, dài vừa phải. Mõm tù, hơi nhô ra, không có đường gấp nếp. Miệng ở phía trước và kế dưới, hình vòng cung. Rạch miệng nông, chỉ tối đường thẳng giữa mõm và mũi. Viền môi trên và dưới phủ lớp thịt có tua khía hoặc gai thịt xếp thành hàng. Hàm dưới phủ chất sừng. Môi dưới và hàm dưới có rãnh ngăn cách. Rãnh sau môi hoàn toàn và liên tục. Có hai đôi râu, một đôi râu nhỏ ở góc hàm và một đôi râu mõm rất nhỏ ( Khan và Jhingran, 1975 cá chỉ có một đôi râu nhỏ ở góc hàm). Mắt vừa phải, nằm ở hai bên và phần trước của đầu. Khoảng cách mắt rộng, khum. đỉnh đầu nhẵn. Lỗ mũi ở gần mắt hơn mút mõm. Màng mang hẹp, liền với eo. 3 Rãnh hầu hình vát chéo. Lược mang hình kim và ngắn. Khởi điểm vây lưng trước khởi điểm vây bụng, gần mút mõm hơn gốc vây đuôi, viền sau hơi lõm. Vây ngực nhọn chưa tới vây bụng. Vây bụng chưa tới vây hậu môn. Vây hậu môn tới gốc vây đuôi. Vây đuôi phân làm hai thuỳ bằng nhau. Lỗ hậu môn ngay trước vây hậu môn. Đường bên hoàn toàn, hơi cong xuống ở 5 vẩy phía trước, sau đó chạy thẳng giữa thân đến cuống đuôi. Vẩy tròn, vừa phải xếp chặt chẽ trên thân. Bụng và sống lưng đều phủ vẩy. Gốc vây lưng có phủ vẩy nhỏ. Gốc vây bụng có vẩy nách rất nhỏ. Lưng màu xanh thẫm, hông và bụng trắng bạc. Phần trên đầu có màu xám, bụng trắng. Môi và mõm trắng. Viền mắt đỏ, các vây xám nhạt. Mùa phát dục trên mỗi vẩy thường có một đốm đỏ. Các vây ngực, vây bụng, vây hậu môn và vây đuôi có màu hồng, vây lưng chỉ phớt hồng. c. Đặc điểm hình thái Răng hầu ba hàng 5.4.3-3.4.5. Số que mang ở cung mang thứ nhất là 20+58 =78. Vẩy dọc cuống đuôi 10; vẩy trước vây lưng 13-14; vẩy vòng quanh cuống đuôi 20. Chiều dài thân bằng 4,2-4,7 lần chiều cao thân, gấp 4,5-5,0 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu gấp 4,2-4,7 lần đường kính mắt, gấp 1,6-2,0 lần chiều dài mõm, gấp 2,6-3,5 lần khoảng cách mắt. 2.2. Dinh dưỡng Cá Trôi Ấn độ là loài cá sống ở gần đáy, thích ở nơi nước ấm. Giai đoạn nhỏ cá ăn động vật phù du cỡ nhỏ như động vật nguyên sinh, trùng bánh xe, tảo đơn bào, giáp xác chân chèo, bọ kiếm, kể cả ấu trùng côn trùng. Cá còn có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo như cám, khô dầu, bột cá... Giai đoạn trưởng thành cá ăn mùn bã hữu cơ, nhất là mùn bã hữu cơ thực vật. Trong ao nuôi thương phẩm cá còn ăn cám gạo, hạt cốc cũng như các loại bèo dâu, bèo tấm. Tốc độ tăng trọng của cá Trôi Ấn độ nhanh ở giai đoạn trưởng thành đặc biệt lớn nhất ở tuổi thứ 2 khi cá chín sinh dục lần đầu. Cá nuôi 1 năm đạt 0,6-0,8kg; 2 năm đạt 1,5-1,8kg. 4 Bảng 2. 1: Một số chỉ tiêu sinh học chủ yếu của cá Trôi Ấn Độ nuôi tại Viện NCNT Thuỷ Sản 1 (Hồ Kim Diệp và ctv., 2001) Các chỉ tiêu Cá bột 3-4 Cá Cá giống Cá trưởng ngày tuổi hương - Cao 37,5-38,5 42-42,5 42-43 42,5-43 - Thấp 14,5-15 13-13,5 12-13,5 12-13 Ngưỡng oxy (mg/L) 0,32 0,32 0,48-0,6 0,48 Nhu cầu oxy (mg O2/kg/h) 876 638-726 271-360 250-350 Nồng độ muối NaCl 14 15 15,5-16,9 15,4-17,1 thành Ngưỡng nhiệt độ 2.3. Sinh trưởng, sinh sản Cá Trôi Ấn độ chịu được nhiệt độ cao dẫn đến kết quả tất yếu là cá tăng trọng nhanh vào mùa hè, chậm lớn vào mùa đông. Kết quả thu được khi nuôi cá Trôi Ấn độ ở Viện NCNT Thuỷ sản 1 cho thấy vào mùa hè mỗi tháng cá Trôi Ấn độ tăng trọng 1722%, trong khi đó vào mùa đông mỗi tháng chỉ tăng 0,75%. (Hồ Kim Diệp và ctv., 2001) Ở điều kiện bình thường thì rất khó phân biệt cá Trôi đực và cái theo hình dạng bên ngoài. Chỉ khi cá phát dục mới có thể phân biệt được chúng: Cá cái có bụng to căng, lỗ huyệt sưng và có màu hồng; cá đực có sẹ màu trắng sữa chảy ra khi ta vuốt xuôi nhẹ hai bên bụng cá. Vào mùa sinh trưởng còn có thể tìm thấy sự sai khác về giới tính của cá Trôi Ấn độ: Trong khi ở cá cái vây ngực thường nhỏ hơn hoặc bằng vây hậu môn và trơn nhẵn, thì ở cá đực vây ngực thường to hơn vây hậu môn và nhám. Có thể nhờ vây ngực nhám như vậy mà con đực có thể kẹp chặt con cái trong lúc giao phối (Chauhuri, 1959). Theo lời các chuyên gia Ấn Độ thì cá Trôi Ấn độ thành thục vào cuối năm tuổi thứ 2. Tuyến sinh dục của cá bắt đầu phát triển vào cuối tháng 2; lúc này đã có thể phân biệt được cá đực, cá cái về ngoại hình. Đầu tháng 3 khi giải phẫu cá, độ thành thục của buồng trứng đang ở giai đoạn III. Từ tháng 3-4 đến đầu tháng 5 tuyến sinh dục 5 lớn rất nhanh và đạt độ chín muồi vào trung tuần tháng 5 và tháng 6. Mùa vụ sinh sản của cá là từ tháng 5, 6 đến tháng 8, 9. Đến cuối tháng 9 tuyến sinh dục của cá thoái hoá và chấm dứt thời kỳ phát dục trong mùa sinh sản. Cá thành thục ở 1 tuổi với kích cỡ tương đương 25cm. Tuy nhiên, tuổi thành thục của cá Trôi Ấn độ có thể thay đổi. Ở Trại thực nghiệm Thủ Đức và Cái Bè cá Trôi Ấn độ thành thục lần đầu ở 10 tháng tuổi và kích thước nhỏ nhất là 25cm. Ở Bangladesh, cá Trôi Ấn độ lại thành thục lần đầu rất muộn ở tuổi 3-4 (Alikunhi, 1957). Trứng cá Trôi Ấn độ thuộc loại trứng không dính và không nổi. Khan (1934) là người đầu tiên công bố số lượng trứng của cá Trôi Ấn độ. Theo Khan (1934) cá Trôi Ấn độ có sức sinh sản lớn, cá cái nặng 4,5kg có 1.905.000 trứng, nghĩa là cứ 1g cơ thể cá có 419 trứng. Tuy nhiên, theo một chuyên gia khác về cá Trôi Ấn độ là Alikunhi thì một buồng trứng có khoảng 226.500-2.794.000 trứng tuỳ theo cỡ cá. Bảng 2. 2 : Mối quan hệ giữa trọng lượng cơ thể, trọng lượng buồng trứng và số lượng trứng ở cá Trôi Ấn độ như sau (Alikunhi, 1957) Trọng lượng cá (kg) Trọng lượng buồng trứng Sức sinh Sức sinh Số lượng trứng Tỷ lệ trọng lượng buồng sản tuyệt sản tương trong 1g buồng trứng/trọng lượng cơ thể đối đối trứng (%) 1,75 0,300 369.000 211 1230 17 1,50 0,300 289.500 193 965 20 2,00 0,250 226.500 113 906 12,5 2,50 0,500 758.000 303 1526 20 2,25 0,262 268.500 109 1025 11,6 2,70 0,500 764.250 283 1528 18,5 2,50 0,450 335.925 134 747 18,0 6,75 2,000 2.749.000413 1397 29,6 6 2.4. Các loại kích dục tố sử dụng a. Não thùy thể (Hypophysis – tuyến yên): Hiện nay não thùy cá được sử dụng thường ở hai dạng là não tươi và não khô có nguồn gốc từ nước ngoài đưa vào. Đây là loại kích tố được sử dụng rộng rãi nhất vì bảo quản vận chuyển dễ dàng và khi sử dụng cho cá đẻ ít xảy ra phản ứng phụ. Cấu tạo của não thùy thể của cá cũng như ở động vật có vú, nằm ở mặt bụng của thùy trung gian, nối liền với mấu não dưới, chia thành bộ phận thần kinh và bộ phận tuyến thể. Trong não thùy thể của cá lượng FSH rất thấp còn lượng LH tương đương với động vật có vú (Nguyễn Tường Anh, 1999; Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Người ta lấy não thùy từ những loài cá Chép, Trắm, Mè, Trê,… đã thành thục, còn tươi sống, ở cá chết sau vài giờ thì hoạt tính kích dục tố chỉ còn lại 50% (Nguyễn Tương Anh, 1999), trong trường hợp cùng thể trọng và mức độ thành thục, thì não thùy của cá Chép cái có hoạt tính kích dục tố gây chín cao gấp hai lần não thùy của cá Chép đực cùng loài. Việc định liều não thùy cho cá bố mẹ khi tham gia sinh sản tùy thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng hoạt tính của não thùy, đặc tính nhạy cảm của loài, tình trạng thành thục của cá bố mẹ được tiêm, nhiệt độ nước, các điều kiện khác của môi trường chứa cá, người ta thường dùng mg/kg và đơn vị số lượng não cho một kg cá đẻ, tuân theo phương pháp thực nghiệm sau: Y = 0.125X – 1.75 X: chu vi vòng bụng cá (cm) Y: lượng kích dục tố cần sử dụng (mg) b. LRHa ( Luteotropin Releasing Hormone – Ala Analoge): LRHa là chế phẩm tổng hợp nhân tạo tương tự GnRH của động vật có vú còn được gọi là (D – Ala6, Pro9 Net). LRHa có tác dụng chuyển hóa buồng trứng đồng thời gián tiếp gây rụng trứng. Khi sử dụng phải dùng kèm thêm hoạt chất gọi là Domperidon (DOM). 7 c. HCG ( Human Chorionic Gonadotropin ): Là kích dục tố màng đệm của nhau thai tiết ra, có trong nước tiểu phụ nữ có thai. Lượng HCG cao nhất lúc thai nhi 2–3 tháng sau đó giảm dần. HCG có tác dụng gây chín và rụng trứng. Liều lượng HCG sử dụng cho cá phụ thuộc vào mức độ tinh khiết của chế phẩm cũng như sự thành thục của cá. HCG là loại kích dục tố dị chủng được dùng rộng rãi và có hiệu quả đối với nhiều loài cá: Mè, Trê, Sặc,… d. DOM (Domperidone): Là chất kết hợp với LRHa để ức chế sự tiết Dopamine. Motilium là một trong những sản phẩm thương mại của Domperidone, được sản xuất trong nước (Nguyễn Văn Kiểm, 2004) Bảng 2.3: Tác dụng của các loại kích thích tố (Nguyễn Văn Kiểm, 2004) Loại kích tố Tác dụng chính FSH Thúc đẩy trứng thành thục thêm một bước (phản ứng 1) HCG/LH Gây ra phản ứng chín và rụng trứng (phản ứng 2) Não thùy Tham gia vào phản ứng 1 và 2 LHRHa/GnRH Tham gia vào phản ứng 1 và 2 DOM Chất kết hợp với LHRHa để ức chế sự tiết Dopamine Ovaprim Kích thích phóng thích tố và ức chế sự tiết Dopamine 2.5. Các tìm hiểu về sinh sản nhân tạo cá Labeo rohita Loài cá Labeo rohita phân bố tự nhiên ở lưu vực nước ngọt các sông Bắc Ấn Độ, Narmata, Tapti, Trung Ấn và các cửa sông Pakistan… thuộc vùng nước ngọt miền nam Châu Á. Labeo rohita là loài cá rộng nhiệt từ 15-42OC vẫn sống được khoảng 7 ngày, nhiệt độ nước lên đến 35OC cá vẫn sống bình thường, phôi phát triển rất tốt ít bị dị hình. Khi quan sát mẫu cá ở kích thước 10-25cm chúng thường sử dụng những loại thức ăn gồm: luân trùng, giáp xác, tỏa đơn bào và đa bào, mùn bã hữu cơ, động vật nguyên sinh. 8 Cá Labeo rohita ngoài tự nhiên ở điều kiện sinh thái thích hợp sẽ chủ động tích lũy vật chất dinh dưỡng, sẽ sinh trưởng và phát triển đến một giai đoạn nhất định thì sẽ có khả năng sinh sản. Cá Labeo rohita phải trải qua những giai đoạn phát triển nhất định, mới có thể thành thục về sinh dục và đẻ trứng. Do đó khi nuôi vỗ cá phải có chế độ cho ăn thích hợp thì cá sẽ phát dục sớm và cho sinh sản tốt nhất. Vì thế khi nuôi vỗ cá bố mẹ cần phải cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, đồng thời tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho quá trình chuyển quá chất dinh dưỡng mà cá đã tích lũy trong các tổ chức cơ thể chuyển sang cung cấp cho sự thành thục tuyến sinh dục. Nhiều tác giả đã thống nhất “Nuôi vỗ là khâu có tính chất quyết định đến kết quả sinh sản”. Nhiều tài liệu đúc kết lại về kỹ thuật sản xuất giống cá đã nói rằng: kết quả quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố bên trong và các điều kiện sinh thái bên ngoài. Các yếu tố bên trong cơ thể: bản chất duy truyền, hoạt động hệ thần kinh, hoạt động tuyến nội tiết, tình trạng sinh lý cơ thể… Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như: chế độ thủy lý hóa, vật chất hữu cơ và quan trọng nhất đó là nhiệt độ và dinh dưỡng. (Nguyễn Tường Anh, 1999). Tương tư nhận định trên: với các yếu tố bên ngoài chủ yếu là thức ăn có thể làm cho buồng trứng cá phát dục hoàn toàn”. Ở Ấn Độ mùa vụ sinh sản của cá Labeo rohita trùng với thời kỳ gió mùa Tây Nam thay đổi theo từng địa phương Ấn Độ. “Khi trời mát mẻ nhiệt độ giảm dần và ổn định thích hợp cho việc sinh sản, thì lúc đó tuyến sinh dục sẽ nhanh chóng tiến đến giai đoạn đầy đủ” (Nguyễn Thái Dương, 1986) Cá Labeo rohita ngoài tự nhiên có khả năng sinh sản bình thường nhưng nuôi trong ao hồ mặc dù đã thành thục mà vẫn không sinh sản. Do đó muốn sinh sản người ta phải kích thích nhân tạo, tiêm kích dục tố kích thích tuyến sinh dục chín mùi và rụng trứng. Cá Labeo rohita không sinh sản trong ao được nên phải kích thích sinh sản. Phần lớn người ta thực hiện hai lần tiêm. Cách nhau 6h với tổng liều là 12-15 mg/kg cá cái. Cá đực 3mg/kg vào lúc tiêm lần 2 cá cái. Sau 6-8h cá đẻ, trứng thụ tinh nở sau 18-20h, ở nhiệt độ 28-31OC. Tại viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cho cá đẻ thành công chọn cá cái bụng mềm buồng trứng trông rõ, lỗ sinh dục hơi sưng màu 9 hồng, lấy trứng quan sát trứng rơi đều. Cá đực vuốt nhẹ lường bụng thấy sẹ trắng sữa chảy ra. Thường mỗi kg cá cái cho từ 10-12 vạn. Có những trường hợp đã tiêm kích dục tố xong nhưng cá vẫn không đẻ là do: -Cá bị mệt bị thương tích -Kích dục tố chưa đảm bảo số lượng và chất lượng -Chế độ nuôi vỗ chưa tốt -Sự phát triển không đồng đều của buồng trứng -Đang lúc đẻ gặp nhiệt độ không thích hợp -Sự rụng trứng và đẻ không nhịp nhàng Dòng nước để kích thích cũng đóng góp cho kết quả đẻ và thụ tinh cho buồng trứng. Đối với cá ao tĩnh trước khi kích thích cho cá đẻ, nếu không có dòng nước chảy nhẹ và chất nước tốt thì tỉ lệ đẻ và tỉ lệ nở rất thấp. Thời gian tái phát dục của cá Labeo rohita tương đối ngắn 20-36 ngày. Cá ở nhiệt đới thì đẻ nhiều đợt, cá ở ôn đới và hàn đới đẻ chỉ một đợt trong năm. Sự thay đổi về tập tính sinh sản của Labeo rohita là do sự khác nhau về khí hậu ở các vùng. “tốc độ phát dục thành thục của cá tỉ lệ thuận với nhiệt độ của nước”. “Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ, tức là cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng phù hợp cho từng giai đoạn tuyến sinh dục và tạo những điều kiện sinh thái thích hợp cho quá trình chuyển hóa vật chất dinh dưỡng, mà cá đã tích lũy trong các tổ chức cơ thể sang cho sự thành thục tuyến sinh dục. Đó là quá trình tập vật chất dinh dưỡng vào tế bào sinh dục. Qua nghiên cứu của nhiều tác giả đều cho rằng: cá Labeo rohita đã thành thục nhưng vẫn không thể sinh sản trong ao hồ được, nếu muốn sinh sản thì phải sử dụng kích dục tố. Muốn biết cá thành thục bằng việc quan sát ngoại hình và kết hợp dùng que thăm trứng. Đối với cá cái: bụng to mềm nổi rõ buồng trứng, trứng rời căng đều, lỗ sinh dục màu hồng. Đối với cá đực: vuốt nhẹ hai bên lường bụng có sẹ màu trằng sữa chảy ra là tốt. Các loài cá Ấn Độ phần lớn thành thục vào cuối năm thứ 2 ở trong ao. Ngoài ra có một số trường hợp ngoại lệ cá Labeo rohita một năm tuổi chín mùi sinh dục. Thời gian tái phát dục của cá Labeo rohita tương đối ngắn 20-36 ngày (Nguyễn Thái Dương, 1986). 10 Cá đẻ một lần ở ôn đới và hàn đới và đẻ nhiều lần ở nhiệt đới đều nhận xét trên càng khẳng định rõ kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Phận (1987) “cá Labeo rohita có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” 2.6. Các nghiên cứu sinh sản nhân tạo về cá Labeo rohita 2.6.1 Thử nghiệm kích thích cá Trôi sinh sản bằng Progesteron (P) Trên những loài cá khác nhau liều quyết định để gây chín và rụng trứng của P là khác nhau. Cụ thể liều Progesteron đạt hiệu quả ở cá Chạch là 25mg/kg (Kirshenblat, 1961); trên cá Chép là 7,5-16,25mg/kg (Popov, Budarin, 1976); cá Trê Phi là 1525mg/kg (Nguyễn Tường Anh, 1981). Dựa trên cơ sở đó liều P mà chúng ta thăm dò ở cá Trôi Ấn độ là 10, 15, 20 mg/kg. Kết quả kích thích cá Trôi sinh sản bằng Progesteron Bảng 2.4: Thử nghiệm kích thích cá Trôi sinh sản bằng Progesteron (P) (Nguyễn Tường Anh và ctv, 2007) Kết quả sinh sản Kết quả ấp (mg/kg) hiệu % % % % thụ % ứng đẻ rụng không tinh róc trứng rụng L Tổng Liều Thời ô trọng lượng gian lượng nở Năng suất cá bột vạn/kg trứng 1 2,8 10 3h48 0 75 25 76 82 0,55 2 2,7 15 2h55 75 25 0 90 92,5 11,634 3 2,8 20 2h30 75 25 0 80 84 7,962 Ghi chú: nhiệt độ lúc cá đẻ 30-31oC. Mỗi lô thí nghiệm có 4 cá thể Qua lô thí nghiệm cho thấy liều P 15mg/kg cho thấy tỉ lệ đẻ róc và tỉ lệ rụng trứng là cao nhất, tiếp đến là 20mg/kg và sau cùng là 10mg/kg (25% cá không đẻ, tỉ lệ rụng trứng đạt 75%). Như vậy khi cho sinh sản cá Trôi Ấn độ liều đạt hiệu quả cao nhất của P là 15mg/kg. Có thể cho rằng liều của P ở đây có thể cao rất nhiều lần con số tương tự 17,20P. Nguyên nhân của điều này có thể P không phải là chất gây chín trực 11 tiếp. 17,20P mới là chất cuối cùng của nang trứng gây chín P chỉ là tiền chất (Haider & Inbaraj, 1989; Nagahama, 1997). Kết quả dùng Progesteron kích thích sinh sản cá Trôi Ấn độ thành công có ý nghĩa trong thực tiễn cũng như trong khoa học. Điều này càng được thể hiện rõ khi xem xét nghiên cứu của nhóm Detlaf, Skoblina và Davydova(1968) và Detlaf và Davyova (1979) dùng P gây chín noãn bào cá Tầm sao in vitro. Họ đã cho thấy khả năng phản ứng của noãn bào đối với P để việc trứng chín xuất hiện sớm hơn và được duy trì lâu dài hơn khả năng của nang trứng với kích dục tố để gây chín noãn bào. Nghĩa là P gây chín cho phép mở rộng khoảng thời gian mà noãn bào cá có khả năng chín trong chu kỳ phát triển của buồng trứng. Điều đó giúp chúng ta có thể mở rộng mùa vụ sinh sản và giảm mức độ nghiêm ngặt khi chọn noãn bào có khả năng chín hay những cá cái thành thục được chọn theo ngoại hình để cho sinh sản. Mặt khác P có rất nhiều ưu điểm dể bảo quản, dể sử dụng, giá thành thấp. Tính đến thời điểm hiện tại chi phí P để kích thích cá sinh sản chỉ bằng ½ so với LHRH-A Trung Quốc. Cũng như 17,20P khi tăng liều P thì thời gian hiệu ứng giảm. Mặt khác điều cần quan tâm là P cũng như một số dẫn xuất của nó, trừ 17,20P (Jalabert et al., 1977) chỉ có tác dụng ở nhiệt độ nước trên 23,5oC. Việc này cũng ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của cá ở đầu mùa xuân miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Tường Anh, 1999). 2.6.2. Kích thích thử nghiệm cá Trôi bằng DOCA: Việc sử dụng DOCA kích thích cá Trôi sinh sản chưa được thử nghiệm nhiều ở Việt Nam. Đầu tiên là dùng DOCA kích thích cá Chạch đã gây được sự rụng trứng (Kinshenblat, 1952) tiếp đến là cá Trê phi (DeKimpe&Micha1974; Hogendoorn&Vismans,1980; Nguyễn Tường Anh, 1981) với liều 15mg/kg (Nguyễn Tường Anh, 1982) và sau cùng là cá Trê vàng với liều 15-20mg/kg Nguyễn Tường Anh et al., 2000). Với cá Trôi Ấn độ chúng tôi thử nghiệm với liều 7,5; 10; 15mg/kg. Kết quả cho đẻ cá Trôi được thể hiện 12 Bảng 2.5: Kích thích thử nghiệm cá Trôi bằng DOCA (Nguyễn Tường Anh và ctv, 2007) Kết quả sinh sản Kết quả ấp (mg/kg) hiệu % % % % thụ % ứng đẻ rụng không tinh róc trứng rụng L Tổng Liều Thời ô trọng lượng gian lượng (kg) nở Năng suất cá bột vạn/kg trứng 1 3,1 7,5 3h27 25 50 25 63 75 2,32 2 3,1 10 3h3 100 0 0 86 83 9,02 3 3,0 15 2h45 100 0 0 74 77 7,76 Ghi chú: nhiệt độ lúc đẻ là 32-33oC Liều quyết định với DOCA 7,5; 10; 15mg/kg cho tỉ lệ đẻ róc lần lượt là 25, 100, 100%. Tỉ lệ rụng trứng ở liều 10, 15mg/kg cho tỉ lệ đẻ rất cao. Trong khi ở liều 7,5mg/kg cho tỉ lệ rụng trứng 75%, 25% không thể rụng trứng. Các chỉ số kết quả ấp trứng đạt khá cao. Ở 7,5mg/kg kết quả thấp hơn, tỉ lệ thụ tinh chỉ đạt 63%. Thời gian hiệu ứng có sự khác biệt. Ở cùng nhiệt độ nếu sử dụng liều DOCA càng cao thời gian hiệu ứng càng ngắn Nhìn chung, khi sử dụng Progesteron với liều 15mg/kg cho kết quả rất tốt. Khi sử dụng DOCA với liều lượng 10mg/kg cho năng suất cá bột cao. 13 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được bắt đầu từ ngày 30/11/2008 đến ngày 30/05/2009 Tại cơ sở sản xuất cá giống Minh Trang 3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ Cá bố mẹ được bố trí trong thí nghiệm từ 2-5 tuổi. Trọng lượng cá dao động từ 5001500g. Được nuôi trong các ao có diện tích ao 1 là 2000m2, ao 2 là 700m2, ao 3 là 500m2. Ao có độ sâu từ 1.2-1.5m. Cá được nuôi từ tháng 11/2008 với mật độ như sau: ao 1 là 0.3kg/m2, ao 2 là 0.28kg/m2, ao 3 là 0.5kg/m2. Cá bố mẹ được nuôi kết hợp với cá mè trắng, cá mè vinh. Bảng 3.1: Mật độ nuôi vỗ cá bố mẹ Số cá thả (con) Ao Mè trắng Mè vinh Tổng trọng lượng (kg) Trôi Mè trắng Mè vinh Trôi Tổng cộng 1 200 100 250 220 110 275 605 2 80 40 60 88 44 66 198 3 40 20 30 44 22 33 100 3.2. Thức ăn được sử dụng nuôi cá bố mẹ Cá được nuôi bằng thức ăn công nghiệp dạng viên hiệu Master có hàm lượng đạm 28%. Hàng ngày cho ăn một lần vào lúc 8-9h. Khẩu phần ăn thay đổi qua các tháng. Được trình bày ở bảng 2. Bảng 3.2: Khẩu phần ăn của cá qua các tháng THÁNG Khẩu phần ăn (% trọng lượng cá) 11 5 12 5 1 3 2 3 3 3 4 3 5 3 14 Tải về bản full

Từ khóa » đặc điểm Sinh Sản Cá Trôi ấn độ