Đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú - Hươu Giống Con
Có thể bạn quan tâm
I. PHÂNLOẠI
Tôm sú (tên tiếng Anh là Giant/Black Tiger Prawn) được định loại là:
– Ngành: Arthropoda
– Lớp: Crustacea
– Bộ: Decapoda
– Họ chung: Penaeidea
– Họ: Penaeus Fabricius
1. Chu kì sống của tôm sú
Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú:
– Nauplli: gồm 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn.
+ N1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm.
+ N2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm.
+ N3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm.
+ N4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm.
+ N5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm.
– Zoea: gồm 3 giai đoạn: 105-120 giờ
Các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mồi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vật phiêu sinh.
+ Z1: dài khoảng 1 ram, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần đầu và bụng rõ rệt.
+ Z2: dài khoảng 1,9mm, xuất hiện mặt và chủy,
+ Z3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng.
– Mysis: 3 giai đoạn 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.
+ M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại.
+ M2: dài khoảng 4.0mm.
+ M3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên chủy.
– Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành.
– Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
2. Tuổi thành thục của tôm sú
Tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.
Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắtmắt tức là thúc đẩy chu kỳ lột xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn.
Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng.
Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ), trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28°C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10.
IV. TẬP TÍNH ĂN
Tôm sú là loại ăn tạp, thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 5% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày.
V. LỘT XÁC
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng.
Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn.
Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời.
Hormone hạn chế sự lột xác (MIH, molt – inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác.
♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi tôm sú của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.
- Chia sẽ Facebook
- Tweet
- Pin
Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây
Bài viết liên quan:
Các yếu tố môi trường nước nuôi tôm sú Đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng, sinh sản của nganTừ khóa » Tôm Sú đẻ Con Hay đẻ Trứng
-
Đặc điểm Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Tôm Sú (Phần 1)
-
Đặc điểm Sinh Học Tôm Sú | Kỹ Thuật Nuôi Trồ
-
Đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú - Tìm Hiểu Tổng Quan Về Tôm Sú - Dr.Tom
-
Trứng Tôm Nằm ở đâu - Chuyên Gia Giải đáp Chính Xác Nhất - Dr.Tom
-
Tổng Quan Về Các đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú - Bacsytom
-
Đặc điểm Chung, Giá Trị Kinh Tế Và Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú đạt Hiểu ...
-
Đặc điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Sú - 2lua
-
Đặc điểm Sinh Học Tôm Sú
-
Sinh Học Và Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Sú (Penaeus Monodon)
-
Đặc điểm Sinh Học Sinh Sản Của Tôm Biển - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đặc điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Sú - Khoa Học
-
Tôm Thẻ Chân Trắng - Litopenaeus Vannamei - Tép Bạc
-
Tôm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Cải Tiến đem đến Thành Công Cho Các ...