Đặc điểm Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Tôm Sú (Phần 1)
Có thể bạn quan tâm
Các giai đoạn biến thái và tốc độ sinh trưởng
Thời kì biến thái của ấu thể sau khi nở
Nauplius: giai đoạn ấu trùng Nauplius trải qua 6 lần lột xác, sau 30 – 35 giờ thì chuyển thành Zoea kích thước cơ thể đạt 0,34mm theo kỹ thuật nuôi tôm.
Zoea: qua 3 lần lột xác thời kì biến thái từ giai đoạn Zoea 1 đến Zoea 3 mất khoảng 4 ngày và kích thước cơ thể đạt khoảng 2,5mm.
Qua 3 lần lột xác thời kì biến thái từ giai đoạn Zoea 1 đến Zoea 3 mất khoảng 4 ngày
Mysis: giai đoạn Mysis qua 3 lần lột xác, thời gian biến thái từ Mysis 1 đến Mysis 3 hết 3 ngày. Đầu giai đoạn này, kích thước cơ thể trung bình đạt 2,83mm, cuối giai đoạn kích thước cơ thể đạt 3,79mm.
Postlarvae: đầu giai đoạn Postlarvae cứ một ngày lột xác một lần, từ Postlarvae 5 trở đi thì sau 1 – 2 ngày tôm lột xác một lần (phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ muối). Ở giai đoạn này cơ thể gần giống tôm trưởng thành, kích thước cơ thể đầu giai đoạn Postlarvae đạt 4,9 – 5mm. Đến cuối giai đoạn kích thước cơ thể đạt 2 – 3cm và cần bổ sung oxy trong nước bằng cánh quạt nuôi tôm.
Thời kỳ tôm con
Tôm lớn lên phải trải qua quá trình lột xác, mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về trọng lượng từ 10 – 15% so với lúc ban đầu. Ở thời kỳ tôm con cứ sau 2 – 3 ngày tôm lột xác một lần theo kỹ thuật nuôi tôm.
Mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về trọng lượng từ 10 – 15% so với lúc ban đầu
Thời kì tôm trưởng thành
Tôm trưởng thành lột xác ít hơn, thời gian giữa hai lần lột xác phụ thuộc rất lớn vào nồng độ muối. Nồng độ muối thích hợp cho tôm sú là 15 – 20%. Ở Đài Loan nuôi tôm sú ở nồng độ muối là 10 – 15%. Thực tế cho thấy nếu nồng độ muối lớn hơn 25% tốc độ lột xác của tôm chậm, dẫn tới chậm lớn. Bên cạnh đó nên cung cấp đầy đủ oxy cho tôm bằng cách lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để tôm phát triển tốt hơn.
Đặc trưng của giai đoạn này là ấu trùng bơi ngược về phía sau. Thời gian cần thiết cho sự biến thái trong giai đoạn phụ thuộc vào nhiệt độ và cần từ 24 – 48 giờ cho mỗi giai đoạn Mysis: Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của tôm sú (Phần 2) |
Đặc điểm sinh sản của tôm sú
Cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực ở tôm sú
Cơ quan sinh dục cái: Cơ quan sinh dục cái được nhận biết nhờ một cơ quan giao cấu gọi là Thelycum nằm giữa đôi chân bò thứ 5.
Cơ quan sinh dục đực: Cơ quan sinh dục đực được nhận biết dễ dàng bằng mắt thường qua cơ quan giao cấu gọi là Petasma nằm giữa đôi chân bò thứ nhất.
Cơ quan sinh dục đực được nhận biết dễ dàng bằng mắt thường
Đặc điểm các giai đoạn phát triển buồng trứng của tôm
Giai đoạn 1: Buồng trứng dạng sợi mảnh nằm trên ruột, dưới động mạch bụng kéo dài từ tâm dạ dày đến hết đốt bụng thứ 6.
Giai đoạn 2: Do buồng trứng phát triển tăng về thể tích và trọng lượng nên dễ dàng phân biệt với ống tiêu hóa và động mạch bụng, kích thước trứng đạt từ 174 - 177 n. Nếu nhìn tôm mẹ dưới ánh sáng qua lớp vỏ hoặc lưng ta thấy một đường đậm chạy dọc theo chiều dài thân tôm.
Giai đoạn 3: Buồng trứng trương phồng, đường kính trứng đạt kích thước trung bình 208 - 215 n. Thể tích tăng nhiều lần so với giai đoạn 2 do đó cần lắp đặt cánh quạt nuôi tôm để cung cấp oxy cho tôm.
Giai đoạn 4: Là giai đoạn chín mùi sinh dục, trứng đã chuẩn bị cho quá trình chuyển hóa vật chất sau này, đường kính trứng đạt kích thước tối đa 235 - 239 n. Nếu đặt tôm mẹ dưới nguồn sáng quan sát, ta thấy có dãy trứng rộng nhất kéo dài từ tâm dạ dày đến giữa đốt bụng thứ 6 và phình to hình tam giác ở đốt thứ nhất và thứ hai, hạt trứng có màu xanh nhọc và phân biệt rõ ràng.
Giai đoạn 5: Gọi là giai đoạn sau khi đẻ buồng trứng đã thải hết trứng ra ngoài nên khó phân biệt với ống mật. Khả năng đẻ trứng của tôm sú: tôm sú tự nhiên (ở vùng biển Khánh Hòa, Cà Mau) có thể đẻ từ 300.000 – 1.000.000 trứng. Tôm thường đẻ trứng ở các bãi xa bờ, nước sâu, trong sạch và có độ mặn cao trên 30%.
Tôm sú tự nhiên có thể đẻ từ 300.000 – 1.000.000 trứng
(Còn nữa)
Để tôm giống có môi trường sống tốt, hạn chế bệnh tật bà con có thể đặt mua quạt nuôi tôm chất lượng cao giá tốt tại Đại Tam Phát bằng cách click vào link bên dưới: Quạt nuôi tôm chất lượng cao Đại Tam Phát |
Từ khóa » Tôm Sú đẻ Con Hay đẻ Trứng
-
Đặc điểm Sinh Học Tôm Sú | Kỹ Thuật Nuôi Trồ
-
Đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú - Tìm Hiểu Tổng Quan Về Tôm Sú - Dr.Tom
-
Trứng Tôm Nằm ở đâu - Chuyên Gia Giải đáp Chính Xác Nhất - Dr.Tom
-
Đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú - Hươu Giống Con
-
Tổng Quan Về Các đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú - Bacsytom
-
Đặc điểm Chung, Giá Trị Kinh Tế Và Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú đạt Hiểu ...
-
Đặc điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Sú - 2lua
-
Đặc điểm Sinh Học Tôm Sú
-
Sinh Học Và Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Sú (Penaeus Monodon)
-
Đặc điểm Sinh Học Sinh Sản Của Tôm Biển - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đặc điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Sú - Khoa Học
-
Tôm Thẻ Chân Trắng - Litopenaeus Vannamei - Tép Bạc
-
Tôm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Cải Tiến đem đến Thành Công Cho Các ...