Đái Ra Sỏi, Nước Tiểu đục Là Bệnh Gì? - Bidimin
Có thể bạn quan tâm
Nước tiểu đục, đái ra sỏi là những triệu chứng khá thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh tiền liệt tuyến, bệnh về tiết niệu. Vậy nguyên nhân cụ thể do đâu? Cách xử lý khi gặp phải hiện tượng này là gì? Mời bạn đọc ngay bài viết sau
Nước tiểu đục cảnh báo bệnh gì?
Người bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt đến màu hổ phách do lượng nước uống vào ít hay nhiều, thuốc hay thức ăn hàng ngày. Nước tiểu bình thường sẽ khá trong và không có cặn vì thế khi thấy nước tiểu đục hoặc tiểu ra cặn trắng thì có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây:
- Mất nước: Khi bạn bị mất nước cơ thể sẽ giữ lại tối đa lượng nước có thể vì thế mà nước tiểu bạn đi sẽ rất ít nồng độ các chất thải tập trung cao do đó nước tiểu sẽ đục hơn bình thường. Tuy vào tình trạng mất nước nhẹ đến vừa mà biểu hiện nước tiểu bị đục khác nhau, mất nước nặng thì sẽ bí tiểu hoàn toàn. Mất nước xảy ra trong các bệnh lý tiêu chảy, sốt cao….
- Nhiễm trùng tiết niệu: Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng nước tiểu đục ở cả nam và nữ giới [1]. Nhiễm trùng tiết niệu hay gặp ở nữ giới hơn do cấu tạo niệu đạo ngắn vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây viêm nhiễm và tiết dịch ở từ niệu đạo là cho nước tiểu bị đục.
- Viêm niệu đạo: do lậu khuẩn, Chlamydia thì biểu hiện rõ nhất là đái đục.
- Viêm âm đạo: Âm đạo bị viêm do vi khuẩn, nấm gây tiết dịch đục và xác vi khuẩn, nấm gây viêm là nước tiểu bị đục.
- Sỏi tiết niệu: Cũng gây ra hiện tượng tiểu đục và tiểu ra cặn trắng ở nam và nữ giới.
- Đái dưỡng chấp: Dưỡng chấp chính là chất trong hệ bạch huyết chủ yếu là lipid, do một số nguyên nhân như giun chỉ, viêm, khối u ở hệ bạch huyết gây nên lỗ rò từ hệ thống bạch huyết sang hệ thống tiết niệu là nước tiểu đục như sữa để lâu sẽ đông lại như thạch. Bệnh nhân mắc chứng đái dưỡng chấp thường xảy ra theo từng đợt và có thể tự ổn định [2].
- Bệnh tiền liệt tuyến gây nước tiểu đục ở nam giới: điển hình là viêm tiền liệt tuyến làm nam giới đi tiểu bị đục. Dịch đục xuất hiện trong nước tiểu có thể là tế bào máu trắng, dịch tiết của dương vật và mủ. U xơ tiền liệt tuyến giai đoạn muộn có kèm nhiễm khuẩn, viêm bể thận, nam giới sẽ có triệu chứng đái đục, tiểu ra cặn trắng. Tuy nhiên một số triệu chứng viêm tiền liệt tuyến và u xơ khác kèm theo tiểu đục sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
- Do dùng thuốc: Một số thuốc như thuốc điều trị đái tháo đường, vitamin C, viatmin B có thể gây nước tiểu đục bởi có chứa thành phần Phospho trong công thức thuốc làm nước tiểu có màu trắng đục.
Khi gặp hiện tượng tiểu đục, tiểu ra cặn trắng bạn nên uống nhiều nước và quan sát sự thay đổi tình trạng nước tiểu. Khi vẫn còn hiện tượng tiểu đục thì cần đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân gây tiểu đục tại các cơ sở y tế có khoa tiết niệu, sinh dục.
Đái ra sỏi là bệnh gì?
Đái ra sỏi là bệnh lý của thận và tiết niệu, sỏi có thể được hình thành ở đường tiết niệu, niệu quản hoặc trong thận, bàng quang.
Khi sỏi có kích thước nhỏ thì đi tiểu hàng ngày bệnh nhân có thể đái ra sỏi. Lúc đó bệnh nhân đi đái rất đau, buốt kèm theo đái ra mủ, đái đục, đau bụng dưới dữ dội hoặc đau quặn, có khi kèm đái ra máu.
Những dạng sỏi thận, tiết niệu bao gồm:
- Sỏi Calci: Gặp đến 90% các trường hợp
- Sỏi acid uric
- Sỏi Oxalat
- Sỏi Cystin
Khi sỏi hình thành với kích thước to sẽ không đi qua được đường tiết niệu để tống ra ngoài do đó sẽ gây xước, rách và gây đau, chảy máu, nhiễm khuẩn và gây sốt.
Khi phát hiện đái ra sỏi bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên môn để được siêu âm, chụp X quang tìm vị trí và kích thước sỏi. Sỏi nhỏ, ít, bề mặt nhẵn thì có thể sử dụng các thuốc nội khoa để tán sỏi, tống sỏi ra ngoài. Khi sỏi quá lớn, nhiều và bề mặt gai góc, sắc nhọn thì cần can thiệp phẫu thuật nội soi hoặc mổ để lấy sỏi.
Đồng thời biện pháp uống nhiều nước, cây cỏ, thuốc lợi tiểu vẫn là biện pháp hỗ trợ hiệu quản cho bệnh nhân bị đái ra sỏi. Một số thực phẩm nên tránh ăn như sữa chứa nhiều canxi, thực phẩm chứa nhiều oxalat như chè, socola, cà phê…
>>Xem thêm: Bị nhiễm trùng - viêm đường tiểu phải làm sao?
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin về triệu chứng nước tiểu đục, đái ra sỏi ở nam và nữ. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi đang gặp phải vấn đề này.
Dược sĩ Thu Hoài
Từ khóa » Cách đái Ra Sỏi
-
Các Loại Sỏi Tiết Niệu Thường Gặp Và Cách ứng Phó - Vinmec
-
Thế Nào Là Sỏi Thận Rơi Xuống Bàng Quang? | Vinmec
-
Đái Ra Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Hay Không?
-
“Bất Ngờ” Với 10 Cách Làm Tan Sỏi Thận, Sỏi Tiết Niệu Tại Nhà
-
Sỏi Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Triệu Trứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Sỏi Thận: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Sỏi Thận Xuống đường Tiết Niệu Nguy Hiểm Ra Sao?
-
“Tiểu Ra Sỏi Rồi, Bác Sĩ ơi!” | Báo Dân Trí
-
Điều Trị Và Phòng Ngừa Sỏi Tiết Niệu
-
Tổng Hợp Cách Chữa Sỏi Niệu đạo Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Sỏi Bàng Quang Là Gì - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa
-
Sỏi Tiết Niệu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Góc Tư Vấn: Kích Thước Sỏi Niệu Quản Bao Nhiêu Thì Phải Mổ?
-
[PDF] Hướng Dẫn Dành Cho Bệnh Nhân Sỏi Thận