Sỏi Bàng Quang Là Gì - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa
Có thể bạn quan tâm
Sỏi bàng quang gì, điều trị sỏi bàng quang như thế nào là những câu hỏi rất phổ biến được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy bệnh do nguyên nhân nào gây ra, dấu hiệu và cách chữa bệnh như thế nào?
Menu xem nhanh:
- 1. Sỏi bàng quang là gì – Tiếp cận dễ hiểu nhất theo giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
- 2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi bàng quang là gì?
- 3. Dấu hiệu sỏi bàng quang gì?
- 3.1. Sỏi bàng quang gì – Gây ra dấu hiệu đau quặn bụng dưới
- 3.2. Sỏi bàng quang gì – Gây cho người bệnh cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần
- 3.3. Dấu hiệu tiểu buốt và tiểu ra máu
- 4. Sỏi bàng quang gì? Biến chứng nguy hiểm ra sao?
- 5. Các phương tiện chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang
- 6. Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang hiệu quả hiện nay
1. Sỏi bàng quang là gì – Tiếp cận dễ hiểu nhất theo giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu do thận thải ra trước khi được bài tiết ra ngoài cơ thể qua niệu đạo.
Theo đó, sỏi bàng quang gì? Sỏi bàng quang được tạo ra bởi quá trình tích tụ các khoáng chất và tinh thể rắn. Nguyên nhân của sự tích tụ này do nước tiểu bị đọng lại tại bàng quang quá lâu. Hoặc cũng có thể do sỏi niệu quản, sỏi thận rơi xuống mắc kẹt tại bàng quang. Sỏi tại đây thường có hình tròn, bề mặt nhẵn, ít khi xù xì.
Sỏi ở bàng quang có thể thoát được ra bên ngoài theo đường tiểu khi có kích thước nhỏ. Nhưng với viên sỏi lớn, nằm lại tại bàng quang, theo thời gian tích tụ thành những viên sỏi có kích thước lớn, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi bàng quang là gì?
Theo thống kê thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang:
– Do sỏi từ thận và niệu quản rơi xuống và mắc kẹt tại bàng quang.
– Do nước tiểu vì bị hẹp cổ bàng quang hay viêm tuyến tiền liệt nên ứ đọng lâu tại bàng quang. Nước tiểu ứ đọng tạo điều kiện cho kháng chất và tinh thể lắng đọng thành sỏi.
– Những người uống ít nước cũng có nguy cơ bị sỏi cao hơn. Do cơ thể thiếu nước, khiến nước tiểu ở trong bàng quang lâu hơn. Nước tiểu đậm đặc hơn cũng dễ bị lắng cặn khoáng chất, tinh thể gây sỏi.
– Ở phụ nữ bị sa bàng quang gây ra tình trạng cản trở sự lưu thông của nước tiểu.
– Một vài dụng cụ y tế cũng tăng khả năng gây sỏi như vòng tránh thai, ống thông tiểu…
– Những người thường xuyên ngồi làm việc, ít hoạt động thể chất, nhịn tiểu thường xuyên.
3. Dấu hiệu sỏi bàng quang gì?
Sau khi hiểu về sỏi bàng quang là gì thì cần nhận biết đúng về soi. Khi sỏi có kích thước nhỏ hầu hết không gây ra triệu chứng đặc biệt nào. Nhưng khi có kích thước lớn, sỏi sẽ gây ra những triệu chứng điển hình.
3.1. Sỏi bàng quang gì – Gây ra dấu hiệu đau quặn bụng dưới
– Sỏi gây đau quặn vùng bụng dưới và đau lan đến hông, bộ phận sinh dục. Mỗi khi đi tiểu do áp lực của nước tiểu sỏi sẽ va đập vào thành bàng quang gây ra những cơn đau. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn vùng bụng dưới, vùng bụng quanh rốn.
3.2. Sỏi bàng quang gì – Gây cho người bệnh cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần
Sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu khiến cho người bệnh phải tiểu nhiều lần trong ngày. Mỗi lần đi tiểu, người bệnh thường tiểu được rất ít. Khi vận động nhiều thì cơn buồn tiểu càng gia tăng.
3.3. Dấu hiệu tiểu buốt và tiểu ra máu
Cùng với cảm giác tiểu nhiều lần như đã nói ở trên, người bệnh sỏi bàng quang còn xuất hiện dấu hiệu tiểu buốt, do sỏi cọ sát với niêm mạc bàng quang. Người bệnh cảm thấy rất buốt ở bộ phận sinh dục khi đi tiểu. Khi cơ thể được nằm nghỉ các dấu hiệu đau buốt mới bắt đầu giảm dần.
Trong một số trường hợp, nước tiểu có màu bất thường như màu sẫm hơn, màu hồng và đỏ có mùi hôi. Dẫn đến tình trạng này là do khi sỏi va đập vào thành bàng quang gây cọ xát và tạo tổn thương chảy máu. Khi đó, các vi khuẩn có hại xâm nhập vào và gây ra tình trạng viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, dẫn đến sự biến đổi của màu và mùi nước tiểu.
4. Sỏi bàng quang gì? Biến chứng nguy hiểm ra sao?
Bên cạnh thông tin sỏi bàng quang gì thì những biến chứng nguy hiểm do sỏi gây ra cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Khi sỏi bàng quang không được điều trị đúng cách có thể gây ra nguy cơ biến chứng như:
– Viêm bàng quang là biến chứng sớm nhất: Sỏi bàng quang kích thước lớn va đập vào thành bàng quang gây tổn thương niêm mạc bàng quang. Từ đó các vi khuẩn trong nước tiểu dễ dàng xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Viêm bàng quang cấp tính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm mạn tính và kéo theo biến chứng teo bàng quang, rò bàng quang, thậm chí là ung thư bàng quang.
– Người bệnh đối mặt với biến chứng rò bàng quang: Sỏi kích thước lớn có thể gây rò bàng quang dẫn đến rò âm đạo ở nữ giới. Tình trạng rò bàng quang này khiến nước tiểu rỉ liên tục gây viêm nhiễm âm đạo. Người bệnh đối diện với nguy cơ rất mất vệ sinh và bất tiện trong đời sống.
– Viêm thận, suy thận là biến chứng nguy hiểm của sỏi bàng quang gây ra: Từ viêm bàng quang, vi khuẩn có thể xâm nhập ngược lên niệu quản và thận gây viêm tại đây. Viêm thận không điều trị dần dẫn đến mất dần chức năng thận, người bệnh có thể bị suy thận cấp và mạn tính.
5. Các phương tiện chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang
Bước đầu tiên, người bệnh đăng ký khám và được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ cho bạn những chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác vị trí, kích thước viên sỏi. Từ đó bác sĩ có những tư vấn về pháp đồ điều trị phù hợp.
– Thứ nhất là xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này giúp phát hiện các thành phần khác như máu, mủ có trong nước tiểu hay không. Từ đó xác định tình trạng viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu.
– Thứ hai là siêu âm ổ bụng: Siêu âm ổ bụng giúp bác sĩ phát hiện những bất thường các tạng trong ổ bụng. Đồng thời ghi nhận những bất thường khác của thận, bàng quang, tuyến tiền liệt,…
– Thứ ba là chụp X-quang: Phương tiện chẩn đoán hình ảnh này giúp bác sĩ xác định rõ vị trí và kích thước của viên sỏi.
– Thứ tư có thể áp dụng soi bàng quang và đo áp lực bàng quang: Soi bàng quang giúp đánh giá kích thước và xác định chính xác số lượng sỏi trong bàng quang.
6. Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang hiệu quả hiện nay
Điều trị sỏi bàng quang nói riêng và điều trị sỏi tiết niệu nói chung sẽ được chỉ định theo tình trạng bệnh cụ thể:
– Sỏi bàng quang có thể được chỉ định thuốc như các trường hợp điều trị sỏi tiết niệu nói chung. Thuốc có tác dụng với các viên sỏi còn nhỏ và chưa gây ra biến chứng.
– Khi sỏi có kích thước lớn và số lượng nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp tán sỏi. Hiện nay các phương pháp tán sỏi công nghệ cao giúp điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả với ưu điểm không đau, không mổ và rất an toàn.
Bài viết trên đây đã đưa đến cho quý độc giả những thông tin về sỏi bàng quang là gì cũng như những dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị bệnh đúng cách. Những hiểu biết chính xác về sỏi bàng quang sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Từ khóa » Cách đái Ra Sỏi
-
Các Loại Sỏi Tiết Niệu Thường Gặp Và Cách ứng Phó - Vinmec
-
Thế Nào Là Sỏi Thận Rơi Xuống Bàng Quang? | Vinmec
-
Đái Ra Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Hay Không?
-
Đái Ra Sỏi, Nước Tiểu đục Là Bệnh Gì? - Bidimin
-
“Bất Ngờ” Với 10 Cách Làm Tan Sỏi Thận, Sỏi Tiết Niệu Tại Nhà
-
Sỏi Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Triệu Trứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Sỏi Thận: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Sỏi Thận Xuống đường Tiết Niệu Nguy Hiểm Ra Sao?
-
“Tiểu Ra Sỏi Rồi, Bác Sĩ ơi!” | Báo Dân Trí
-
Điều Trị Và Phòng Ngừa Sỏi Tiết Niệu
-
Tổng Hợp Cách Chữa Sỏi Niệu đạo Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Sỏi Tiết Niệu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Góc Tư Vấn: Kích Thước Sỏi Niệu Quản Bao Nhiêu Thì Phải Mổ?
-
[PDF] Hướng Dẫn Dành Cho Bệnh Nhân Sỏi Thận