Tổng Hợp Cách Chữa Sỏi Niệu đạo Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Sỏi niệu đạo chỉ chiếm khoảng 4% số ca mắc sỏi tiết niệu nhưng tiềm ẩn những nguy hiểm lớn cho sức khỏe. Cách chữa sỏi niệu đạo phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là gì? Bài viết sau đây sẽ đưa đến bạn đọc những kiến thức bổ ích nhất.
Menu xem nhanh:
- 1. Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi niệu đạo
- 2. Những dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh sỏi niệu đạo
- 2.1. Bệnh nhân bị đau bụng dưới và đau bộ phận sinh dục
- 2.2. Bệnh nhân gặp phải các tình trạng tiểu khó và tiểu buốt
- 2.3. Người bệnh bị tiểu nhiều lần trong ngày
- 2.4. Người bệnh đi tiểu có màu đục, mùi hôi
- 2.5. Người bệnh bị sốt, buồn nôn
- 3. Tại sao cần có cách chữa sỏi niệu đạo kịp thời
- 4. Những cách chữa sỏi niệu đạo hiệu quả nhất hiện nay
- 4.1. Cách chữa sỏi niệu đạo bằng thuốc – phương pháp nội khoa
- 4.2. Cách chữa sỏi niệu đạo bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng
- 5. Đề phòng sỏi niệu đạo và sỏi tiết niệu nói chung bằng cách nào?
1. Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi niệu đạo
Bệnh thường xảy ra ở nam giới, với tỷ lệ xấp xỉ 90%.
Độ tuổi trung bình mắc bệnh sỏi tiết niệu ở nam giới là từ 20 đến 40 tuổi. Phụ nữ trên 55 tuổi mắc bệnh sỏi niệu đạo nhiều hơn các độ tuổi trẻ.
Nam giới mắc sỏi niệu đạo chủ yếu do sỏi bàng quang hoặc đường tiết niệu trên rơi xuống. Cũng có trường hợp do chít hẹp đoạn niệu đạo gốc dương vật. Còn phụ nữ thường mắc sỏi tại túi thừa niệu đạo.
Theo các nghiên cứu dịch tễ, bệnh thường xảy ra ở khu vực nông thôn, vùng ven biển và các vùng núi đá vôi. Những vùng nguồn nước có chứa nhiều canxi tỷ lệ bệnh nhân sỏi tiết niệu, niệu đạo cũng cao hơn.
2. Những dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh sỏi niệu đạo
Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và độ cứng, lớp ngoài của viên sỏi mà sẽ gây ra cho bệnh nhân những khó chịu khác nhau. Thông thường bệnh sẽ có biểu hiện tăng tiến theo thời gian.
2.1. Bệnh nhân bị đau bụng dưới và đau bộ phận sinh dục
Sỏi niệu đạo sẽ chèn ép các dây thần kinh cảm giác. Đồng thời sỏi cọ xát làm xước niêm mạc niệu đạo dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị đau bụng dưới nghiêm trọng. Tình trạng đau sẽ âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào từng mức độ tiến triển của bệnh.
2.2. Bệnh nhân gặp phải các tình trạng tiểu khó và tiểu buốt
Cấu tạo niệu đạo có đường kính rất nhỏ do đó viên sỏi có thể gây cản trở việc lưu thông nước tiểu. Đồng thời viên sỏi cọ sát vào niêm mạc niệu đạo. Dẫn đến tình trạng người bệnh bị tiểu khó, tiểu buốt.
2.3. Người bệnh bị tiểu nhiều lần trong ngày
Sỏi niệu đạo khiến người bệnh tăng tần suất đi tiểu. Hoặc vừa đi tiểu đã có cảm giác buồn tiểu ngay sau đó.
2.4. Người bệnh đi tiểu có màu đục, mùi hôi
Dẫn đến tình trạng này là do sỏi gây ra tổn thương niệu đạo gây viêm nhiễm. Hoặc sỏi cọ xát làm niêm mạc niệu đạo chảy máu khiến người bệnh đi tiểu có lẫn máu.
2.5. Người bệnh bị sốt, buồn nôn
Do những tổn thương gây nhiễm trùng đường tiểu cấp tính. Dẫn đến tình trạng cơ thể có phản ứng với nhiễm trùng gây sốt, nôn, ớn lạnh…
3. Tại sao cần có cách chữa sỏi niệu đạo kịp thời
Bệnh sỏi niệu đạo tuy không phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe:
– Gây viêm nhiễm đường tiểu
– Viên sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu, cọ xát làm trầy niêm mạc niệu đạo. Từ đó vi khuẩn từ nước tiểu xâm nhập gây ra nhiễm khuẩn. Bệnh nhân có thể bị viêm bàng quang, niệu quản, viêm thận khi vi trùng đi ngược lên theo dòng nước tiểu ứ đọng.
– Bệnh gây ra ứ nước tại thận và giãn bể thận, giãn đài thận
– Đây là hậu quả tất yếu nếu đường tiểu bị tắc nghẽn. Nước tiểu không thoát được sẽ ứ đọng tại thận dẫn đến giãn đài bể thận.
– Sỏi niệu đạo dẫn đến suy thận cấp và mãn tính
Đó cũng là hậu quả tất yếu của tất cả các biến chứng nhẹ. Viêm đường niệu và giãn đài bể thận nếu không được chữa sẽ dẫn đến tổn thương các tế bào thận. Nếu không kịp thời được chữa trị sẽ dẫn đến suy thận cấp và mãn tính rất nguy hiểm.
4. Những cách chữa sỏi niệu đạo hiệu quả nhất hiện nay
4.1. Cách chữa sỏi niệu đạo bằng thuốc – phương pháp nội khoa
Phương pháp điều trị này được chỉ định cho sỏi niệu đạo kích thước nhỏ và đơn thuần một viên. Đồng thời, sỏi chưa gây ra tổn thương niệu đạo hay biến chứng ảnh hưởng đến đường tiết niệu.
Những nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: Thuốc giãn cơ trơn giúp sỏi được đẩy ra ngoài dễ hơn. Thuốc lợi tiểu để tăng cường lưu lượng nước tiểu, giúp dễ dàng bài xuất sỏi ra ngoài hơn. Thuốc giảm đau chống viêm giúp người bệnh không đau, chống nhiễm khuẩn…
4.2. Cách chữa sỏi niệu đạo bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng
Phương pháp tán sỏi này bác sĩ sẽ thực hiện tán sỏi theo đường tự nhiên. Ống nội soi được đưa lên niệu đạo. Năng lượng laser giúp phá vỡ viên sỏi, sau đó sỏi được hút rửa đưa ra ngoài theo thiết bị nội soi vừa thực hiện.
Tán sỏi niệu đạo bằng nội soi ngược dòng có rất nhiều ưu điểm trong điều trị:
– Tán được sỏi có kích thước lớn và nhiều viên.
– Tán sỏi theo đường tự nhiên nên bệnh nhân không bị mất máu, không có sẹo.
– Quá trình tán sỏi bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân nên không đau.
– Bệnh nhân nhanh hồi phục, chỉ phải nằm viện trung bình khoảng 2 đến 3 ngày.
– Quá trình hậu phẫu chăm sóc dễ dàng hơn rất nhiều.
5. Đề phòng sỏi niệu đạo và sỏi tiết niệu nói chung bằng cách nào?
– Cung cấp tối thiểu từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. Điều này đảm bảo nồng độ chất khoáng trong nước tiểu ở mức thấp, hạn chế nguy cơ tạo thành sỏi.
– Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều acid citric để ức chế kết tinh tạo sỏi. Những thực phẩm này bao gồm cam, chanh, bưởi, dứa…
– Ăn vừa phải các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat như đậu phộng, khoai tây, măng tây… Và các thực phẩm nhiều canxi như sữa, trứng, hải sản…
– Thực hiện thói quen ăn nhạt. Vì natri trong muối là nguyên nhân chính gây giảm lượng nước tiểu. Và làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu khiến việc tạo sỏi nhanh hơn. Do đó bạn không nên ăn quá 2.3 gam muối trong một ngày.
– Thực đơn ăn hàng ngày không nên ăn quá nhiều thịt động vật.
– Không nên nhịn tiểu và không nên hút thuốc lá, uống rượu bia…
– Tránh ngồi quá lâu và nên vận động thể lực phù hợp để tăng cường sức khỏe…
Quyết định áp dụng cách chữa sỏi niệu đạo nào sẽ phụ thuộc vào kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Người bệnh cũng không quá lo lắng vì hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, nhiều ưu điểm. Tuy nhiên cần thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện kịp thời bệnh, chữa trị khi đó sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Từ khóa » Cách đái Ra Sỏi
-
Các Loại Sỏi Tiết Niệu Thường Gặp Và Cách ứng Phó - Vinmec
-
Thế Nào Là Sỏi Thận Rơi Xuống Bàng Quang? | Vinmec
-
Đái Ra Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Hay Không?
-
Đái Ra Sỏi, Nước Tiểu đục Là Bệnh Gì? - Bidimin
-
“Bất Ngờ” Với 10 Cách Làm Tan Sỏi Thận, Sỏi Tiết Niệu Tại Nhà
-
Sỏi Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Triệu Trứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Sỏi Thận: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Sỏi Thận Xuống đường Tiết Niệu Nguy Hiểm Ra Sao?
-
“Tiểu Ra Sỏi Rồi, Bác Sĩ ơi!” | Báo Dân Trí
-
Điều Trị Và Phòng Ngừa Sỏi Tiết Niệu
-
Sỏi Bàng Quang Là Gì - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa
-
Sỏi Tiết Niệu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Góc Tư Vấn: Kích Thước Sỏi Niệu Quản Bao Nhiêu Thì Phải Mổ?
-
[PDF] Hướng Dẫn Dành Cho Bệnh Nhân Sỏi Thận