Đất Nước Giàu Dầu Mỏ Kuwait

Là nước xuất khẩu dầu lửa lớn thứ 6 thế giới, trung bình mỗi năm Kuwait (Cô-oét) có được 63,5 tỷ USD từ xuất khẩu dầu lửa. 95% tổng nguồn thu của Chính phủ nước này đến từ các giếng dầu. Dân số chưa tới 4,5 triệu người, nguồn thu dồi dào nên mức sống người dân cao, các đô thị hào nhoáng mọc lên ngày một nhiều.

Tòa tháp Al Hamra

Tòa tháp Al Hamra

Tòa tháp có cấu trúc cuộn tròn độc đáo, nhằm tăng tối đa tầm nhìn và giảm thiểu sức nóng hấp thụ từ ánh sáng mặt trời

Kuwait là một quốc gia Tây Á, chung biên giới với Iraq và Arb Saudi. Đất nước giàu có, công ăn việc làm thuận lợi nên người từ các nơi đổ về Kuwait rất đông. Trong tổng số 4,5 triệu người thì chỉ có khoảng 1,5 triệu là công dân Kuwait còn khoảng 3 triệu người là ngoại kiều. Đây là đặc điểm đặc biệt khiến xã hội Kuwait không giống với bất cứ quốc gia nào, và chính điều đó cũng tạo nên sự đa dạng, phong phú cho văn hóa đất nước này.

Trước kia, cũng như tất cả các nước Vùng Vịnh, Kiuwait là một quốc gia nghèo, khí hậu khắc nghiệt, nhiều diện tích đất khô cằn dần trở thành hoang mạc. Nhưng kể từ năm 1938, từ khi phát hiện ra dầu mỏ thì đất nước này thay đổi hẳn.

Đó là một cuộc lột xác thật sự- Franklin Sinatias, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông nhận xét. Không thể có được đất nước Kuwait giàu có, tráng lệ như hiện nay nếu như người ta không xây dựng những giếng dầu ở đây. Dầu mỏ đã đem lại tất cả cho người Kuwait.

8 năm sau khi dầu mỏ được phát hiện, kể từ năm 1946 việc khai thác bắt đầu và tăng tốc rất nhanh, kể cả cường độ lẫn khối lượng. Hầu hết các tập đoàn dầu lửa hùng hậu nhất trên thế giới đều có mặt ở đây. Những giàn khoan khổng lồ được dựng lên ngày một nhiều. Cho đến năm 1982, người ta cho rằng những dòng tiền khổng lồ từ việc bán dầu mỏ đã giúp Kuwait hoàn thành việc hiện đại hóa trên quy mô lớn toàn đất nước.

Trên đường phố thủ đô Kuwait

Đường phố ở Kuwait

Đường phố nhộn nhịp tại t hành phố Kuwait

Tuy là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 6 trên thế giới nhưng dân số lại ít nhất trong tất cả những nước có dầu mỏ, nên Kuwait đã trả thành quốc gia dầu mỏ giàu có nhất. Cuộc chiến tranh với Iraq vào năm 1990 kết thúc, thế giới lại một lần nữa chứng kiến công cuộc kiến thiết hùng hậu của đất nước này, kể từ năm 1991. Cơ sở hạ tầng quốc gia được mở rộng, làm mới hết sức hiện đại. Những tòa cao ốc với thiết kế tân kỳ bậc nhất, sử dụng những vật liệu mới nhất, đắt tiền nhất lần lượt mọc lên.

Người ta nói rằng, chưa ở đâu mà những tòa cao ốc lung linh hào nhoáng lại tập trung với mật độ dày như tại thủ đô của Kuwait.Là một đất nước mà số ngoại kiều nhiều hơn dân bản địa, nên văn hóa Kuwait mang nhiều nét độc đáo. Đó là sự hòa trộn, tổng hợp, giao thoa một cách rất nhuần nhuyễn. Cũng nhờ vào sự giàu có mà những sản phẩm văn hóa mang tính công nghiệp phát triển rất mạnh, xuất khẩu sang nhiều nước, nhất là những nước Trung Đông. Trong đó phải kể đến hệ thống truyền hình và nhất là những bộ phim truyền hình dài tập. Chính vì thế, Kuwait thường được biết đến như một “Hollywood vùng Vịnh”. Thực tế cho thấy, hầu hết những bộ phim truyền hình dài tập của các quốc gia Vùng Vịnh đã được sản xuất tại Kuwait.

Tháp đôi Kuwait

Tháp đôi Kuwait

Các tòa tháp được mở cửa cho công chúng tháng 3 năm 1979

Tuy không có nhiều danh họa mang tầm thế giới nhưng hội họa lại rất phát triển ở Kuwait. Phong trào nghệ thuật đương đại ở Kuwait không chỉ tác động tới các quốc gia Vùng Vịnh mà còn ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác, nhất là với những trung tâm giàu có ở châu Phi. Người ta cho rằng, chính những “ông vua dầu mỏ” là cha đỡ cho hội họa phát triển. Họ có thể bỏ ra hàng trăm triệu USD cho những bộ sưu tập tranh, cũng như những bức tượng dựng trong “lâu đài” của mình. Năm 2003, Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Kuwait được khánh thành đã trở thành một sự kiện văn hóa mang tầm thế giới. Nhiều danh họa có mặt tại buổi lễ ra mắt để chứng kiến sự huy hoàng của nghệ thuật. Còn công chúng cũng như những nhà sưu tập, nhà buôn tranh có mặt để được chiêm ngưỡng những kiệt tác trong mơ và cũng là để tìm kiếm cơ hội làm ăn. Tới nay, Kuwait có tới 20 nhà triển lãm nghệ thuật, trong đó nhà triển lãm Sultan là nhà triển lãm Arab chuyên nghiệp đầu tiên tại Vùng Vịnh.

Về âm nhạc, người ta cũng hết sức thú vị khi tiếp nhận được ở đây sự pha trộn có một không hai. Trước hết, đólà mạch chảy ngầm của âm nhạc bản địa Vùng Vịnh mang tính cổ tích, tín ngưỡng theo kiểu “ngàn lẻ một đêm”. Đặc điểm thứ hai rất rõ ràng đó là sự tiếp thu và thăng hoa của di sản âm nhạc hàng hải quốc tế. Những con tàu từ bốn phương trời đến rồi lại đi mang tới những giai điệu nồng nàn của những chàng thủy thủ rồi để lại trong những quán rượu. Chưa hết, Kuwait còn được cho là quốc gia tiên phong trong âm nhạc đương đại tại Vùng Vịnh. Cũng từ sự giàu có, người Kuwait rất chú trọng việc học tập, rèn giũa, biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật, trong đó có âm nhạc. Hầu hết những nhà soạn nhạc, nhạc công, ca sĩ của Kuwait được đào tạo bài bản tại những trung tâm âm nhạc lớn Âu-Mỹ. Họ vừa mang tính hàn lâm lại vừ tiếp thu trực tiếp âm nhạc tiên tiến của thế giới. Cũng chính vì thế, âm nhạc ở Kuwait phát triển nhanh và bền vững, ảnh hưởng tới hầu hết các nước Vùng Vịnh.

Cùng với âm nhạc thì nghệ thuật múa của Kuwait cũng thật sự ấn tượng. Tương tự như nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, vũ công Kuwait cũng được đào tạo chính quy tại nước ngoài. Khi về nước, họ lại tiếp tục hoàn thiện bởi nghệ thuật múa truyền thống Ba Tư, đặc biệt là nghệ thuật múa bụng.

Ngắm hoàng hôn trên vịnh Ba Tư

Hoàng hôn tịa vịnh Ba tư

Vịnh Ba Tư và vùng duyên hải là nguồn cung cấp dầu thô lớn nhất thế giới.

Cuối cùng, khi nói đến đất nước Kuwait thì không thể không nói đến thành phố Kuwait là thủ đô và cảng của Kuwait bên bờ Vịnh Kuwait (một phần của vịnh Ba Tư). Thành phố này còn được gọi là Al Kuwait. Đây là thành phố hiện đại bậc nhất Trung Đông và cũng là đô thị giàu có bậc nhất thế giới. Tại đây cùng với những tòa cao ốc nguy nga là hệ thống tòa tháp bê tông cốt thép, với tòa tháp chính cao 187 mét. Tòa tháp thứ hai cao 145,8 mét. Tòa tháp thứ ba nhà thiết bị để kiểm soát dòng điện và chiếu sáng hai tháp lớn hơn. Chúng được mở cửa cho công chúng tháng 3 năm 1979. Còn tòa tháp Al Hamra Firrdous được tạp chí Time bình chọn là thiết kế sáng tạo nhất (năm 2011), cao nhất ở Kuwait City, gồm 74 tầng với chiều cao 412m, có cấu trúc độc đáo như một tờ giấy cuộn tròn, được xây trên diện tích 10.000m2, với tổng diện tích 195.000m2.

Nguồn: baomoi.com

Từ khóa » Diện Tích Kuwait