Thông Tin Cơ Bản Về Nhà Nước Kuwait
Có thể bạn quan tâm
Quốc kỳ Kuwait
Bản đồ Kuwait
Địa lý:
Kuwait có vị trí chiến lược, nằm ở khu vực Trung Đông, ngay trung tâm vịnh Persian, có đường biên giới chung với Iraq (240km) và Arab Saudi (222km).
Thủ đô: Kuwait (cùng tên)
Thủ đô Kuwait
Diện tích: 17.820 km2.
Tài nguyên: Dầu mỏ, khí thiên nhiên, cá, tôm.
Đất có thể canh tác được: 130km2 .
Các vấn đề về môi trường phải đối mặt: Nguồn nước tự nhiên hạn chế, phải sử dụng đến các phương tiện khử muối lớn nhất và phức tạp nhất của thế giới để cung cấp nước từ biển, không khí và chống sa mạc hóa.
Bờ biển Salrad
Khí hậu:Kuwait có khí hậu lục địa đa dạng. Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, nóng và khô, nhiệt độ lên tới 51 độ C. Mùa đông mát có mưa tuyết và nhiệt độ trung bình khoảng 13 độ C.
Dân số: 2.505.559 người (tháng 7/2006)
Tỷ lệ tăng dân số: 3,561%, điều này phản ánh sự quay lại của những người di cư sau cuộc khủng hoảng vùng Vịnh trước kia.
Các nhóm sắc tộc: Người Kuwait (45%), người Ả Rập (35%), người Nam Á(9%), người Iran (4%), những nhóm người khác (7%).
Tôn giáo: Đạo Hồi 85% (dòng Sunni chiếm 70%, dòng Shi’a chiếm 30%) là quốc đạo, còn lại là các tôn giáo khác (Công giáo, đạo Hindu, Bái hỏa giáo).
Thánh đường Hồi giáo Al-Hussein
Ngôn ngữ: Tiếng Ả Rập (chính thức), tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi.
Tỷ lệ biết chữ: 83,5%
Tên chính thức: Nhà nước Kuwait.
Quốc khánh: 25/2.
Lịch sử:
Theo một số nhà hàng hải châu Âu, Kuwait đã hình thành từ thế kỷ XVIII trước Công nguyên. Đất nước được hình thành bởi nhiều bộ tộc Trung Đông khác biệt đến sinh sống tại khu vực mà hiện nay người ta biết đến với tên gọi “Vịnh Kuwait”.
Từ “Kuwait” xuất phát từ tên của một loại gia súc nhỏ của Bin eree’er, hoàng tử của bộ tộc Bani Khaled. Bộ tộc này xuất thân từ khu vực Nejd và phía bắc Ả Rập. Ngày nay, Nejd là một phần của nước Arab Saudi, trong khi phía bắc Ả Rập bị tách thành các nước như Arab Saudi, Jordan, Syria, và Iraq.
Vùng đất Kuwait từ xa xưa đã được các bộ tộc dùng làm nơi trao đổi hương liệu và gia vị từ Ấn Độ chuyển sang. Vào thế kỷ XVIII, nhiều người dân địa phương tại đây kiếm sống bằng buôn ngọc trai. Nhưng khi ngành công nghiệp ngọc trai của Nhật Bản trỗi dậy vào những năm 1930, thị trưởng ngọc trai Kuwait dần biến mất.
Nhìn chung, trước đây, Kuwait là một vùng sa mạc nghèo, chủ yếu là dân du mục nên ít được chú ý. Đầu thế kỷ XVIII, dòng họ Al-Sabah thành lập thành phố Kuwait. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục Kuwait và đặt Kuwait dưới sự cai trị của một Thống đốc tại Basrah.
Đầu thế kỷ XX, Kuwait trở thành nhà nước tự trị và được Anh bảo hộ. Ngày 25/2/1961, Anh trao trả độc lập cho Kuwait. Kuwait lấy ngày này làm Quốc khánh.
Tài nguyên dầu mỏ đã biến Kuwait thành một trong những nước giàu có nhất trên bán đảo Ả Rập và năm 1953 nước này là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất vùng Vịnh Persian. Sự lớn mạnh vượt bậc này đã thu hút nhiều lao động nhập cư và người nước ngoài. Tích lũy từ nguồn của cải dồi dào này, Ku wait có cơ sở và đã trở thành nước Ả Rập vùng Vịnh Persian đầu tiên tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, Iraq có thái độ không đồng tình vì Iraq vẫn coi Kuwait là một phần của lãnh thổ của mình.
Giai đoạn quan trọng trong sự phát triển đất nước của Kuwait là sự sụp đổ thị trường chứng khoán Souk Al-Manakh năm 1982. Sự sụp đổ này có ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi hậu quả của nó kéo dài đến vài thập kỷ sau đó.
Sau khi liên minh với Iraq trong cuộc chiến Iran-Iraq (chấm dứt vào năm 1988), Kuwait bị Iraq thôn tính và sát nhập vào lãnh thổ Iraq với lý do trên thực tế lãnh thổ Kuwait chỉ là một tỉnh của Iraq.Tổng thống Iraq lúc bấy giờ là Saddam Hussein truất phế chế độ quân chủ của Kowait và lập ra chức Thống đốc Kuwait. Chức thống đốc này do người anh họ Ali Al-Majid của Saddam Hussein đảm đương, vẫn thường biết đến với biệt danh “Ali hóa học”.
Dưới danh nghĩa Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, liên minh do Mỹ dẫn đầu gồm 34 nước phát động và tham chiến vào cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Sau 6 tuần chiến tranh ác liệt, vào đầu năm 1991, quân liên minh đã buộc Iraq phải rút quân khỏi Kuwait ngày 26/2/1991. Trên đường rút quân, lực lượng vũ trang Iraq đốt các giếng dầu của Kuwait hoặc làm cho dầu tràn ra vịnh. Các trận cháy kéo dài mãi đến 9 tháng sau đó người ta mới dập tắt hoàn toàn và thiệt hại cho cơ sở vật chất của ngành dầu khí lên tới 5,12 tỷ USD.
Máy bay của Hoa Kỳ bay trên những giếng dầu cháy ở Kuwait
Chính trị:
Nhà nước Kuwait có thể chế chính trị quân chủ lập hiến.
Người đứng đầu đất nước Kuwait hiện nay là Quốc vương Sabah Al-Ahmed Al-Jaber Al-Sabah, thuộc gia đình Al-Sabah, kế tục từ thời Sabah I, được gọi bằng danh xưng là “Amir”. Trước khi Hiến pháp Kuwait được soạn thảo, gia đình Al-Sabah trị vì Kuwait theo kiểu cha truyền con nối. Vai trò của người đứng đầu bao gồm quản lý điều hành các công việc của Nhà nước, chính sách đối ngoại và thuế.
Trước cửa hoàng cung
Kuwait là nước Ả Rập vùng Vịnh Persian có Quốc hội bầu trực tiếp lâu đời nhất. Người đứng đầu nhà nước bổ nhiệm Thủ tướng với vai trò là người đứng đầu chính phủ. Hội đồng Bộ trưởng giúp việc cho Thủ tướng. Số Bộ trưởng không vượt quá 1/3 số lượng đại biểu Quốc hội.
Quốc hội có quyền bãi nhiệm Thủ tướng hoặc bất kỳ thành viên nào của Nội các thông qua trình tự được Hiến pháp qui định. Theo như Hiến pháp, việc chỉ định người đứng đầu nhà nước của gia đình đang trị vì phải được Quốc hội thông qua. Nếu không được đa số Quốc hội tán thành, Hoàng gia phải đề cử 3 người trước Quốc hội và Quốc hội phải chọn lựa 1 trong 3 người này. Quốc hội còn được gọi là Majlis Al-Umma, gồm 50 đại biểu được bầu thông qua cuộc bầu cử tiến hành mỗi 4 năm. Các bộ trưởng chính phủ, theo như Hiến pháp, đương nhiên sẽ trở thành đại biểu của Quốc hội và số lượng này có thể lên đến 15 người.
Tòa nhà Quốc hội Kuwait
Theo số liệu năm 2005, chỉ có 15% dân số Kuwait được phép bầu cử. Tất cả các phụ nữ, công dân có ít hơn 30 năm quốc tịch và thành viên của lực lượng vũ trang không được phép bầu cử. Quyền bầu cử chỉ dành cho nam giới từ 21 tuổi trở lên.
Ngày 16/5/2006, Quốc hội Kuwait đã cho phép phụ nữ đi bầu cử và cựu Thủ tướng Sheikh Sabah Al-Ahmad A-Jaber Al-Sabah (nay là quốc vương trị vì) đã quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ Massouma Mubarak là Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Bộ trưởng phụ trách các vấn đề phát triển hành chính. Việc bổ nhiệm một phụ nữ là thành viên Nội các là bước tiến vượt bậc của hệ thống chính trị Kuwait, và nước này là nước Ả Rập thứ ba có phụ nữ tham gia vào Nội các.
Kinh tế:
GDP:52,17 tỷ USD (2006), bình quân thu nhập đầu người là 22.800 USD. Nông nghiệp chiếm 0,4%, công nghiệp chiếm 48,3% và dịch vụ chiếm 51,3% GDP (năm 2006).
Các ngành công nghiệp chính là dầu mỏ, hóa dầu, xi măng, đóng và sửa chữa tàu biển, khử muối cho nước, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng.
Chi phí cho cuộc chiến tranh với Iraq và chi phí tái thiết sau chiến tranh đã đặt gánh nặng lên nền kinh tế, nhưng đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, Kuwait đã lấy lại được sự thịnh vượng từ trước chiến tranh.
Ngân hàng Trung ương Kuwait đặt tại thủ đô là nơi phát hành đồng dinar Kuwait (KDW). Hiện nay 0,35 KWD đổi được 1 Euro và 0,29 KWD đổi được 1 USD khiến đồng dinar trở thành đơn vị tiền tệ đắt nhất thế giới.
Trước chiến tranh vùng Vịnh, ở Kuwait có khoảng 731.000 công nhân nước ngoài, chiếm 86% lực lượng lao động. Khi xảy ra chiến tranh, nhiều người rời bỏ Kuwait đi nước khác, do đó hiện nay Kuwait có nhu cầu lớn về lao động.
Công nghiệp dầu khí:
Kuwait nổi tiếng giàu có với nền kinh tế mở và lượng dầu mỏ dồi dào, dự trữ lên đến 96 tỷ thùng, chiếm khoảng 10% trữ lượng của thế giới. Dầu khí đóng góp vào một nửa GDP của cả nước, chiếm 95% tổng sản phẩm xuất khẩu, và 80% thu nhập của chính phủ.
Nhà máy lọc dầu
Giá dầu tăng cao đem lại thặng dư cho nền kinh tế, phục vụ cho xây dựng công cộng và tăng lương cho người lao động. Kuwait tiếp tục đàm phán với các công ty dầu khí nước ngoài để phát triển các mỏ dầu phía bắc. Năm 1990, nước này thu nhập từ đầu tư nước ngoài lớn hơn từ xuất khẩu dầu.
Xuất khẩu dầu của Kuwait thay đổi dựa trên nhu cầu trong nước-do hầu hết các nguồn năng lượng ở Kuwait đều từ dầu- và nhu cầu quốc tế, giá cả và sản lượng được Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC qui định, tổ chức mà Kuwait là thành viên. Tuy nhiên, hạn mức do OPEC đưa ra rất khó thực hiện, Kuwait và các nước khác thường bị buộc tội vi phạm những quy định này.
Các công ty dầu mỏ chính của Kuwait: Kuwait Petroleum Corporation (KPC), Kuwait Oil Company (KOC), Kuwait National Petroleum Company (KNPC)…
Sản xuất dầu: 2,418 triệu thùng/ngày(2995).
Tiêu thụ dầu: 335.000 thùng/ngày (2004).
Xuất khẩu dầu: 1,97 triệu thùng/ngày (2003).
Sản xuất khí thiên nhiên: 9,7 tỷ mét khối (2004).
Trữ lượng: 1.572 tỷ mét khối (1/2005).
Nông nghiệp:
Phát triển nông nghiệp bị hạn chế do khí hậu khắc nghiệt. Vì vậy, trừ thủy sản-đặc biệt là cá, nước này phải dựa vào nguồn thức ăn chính nhập khẩu. Khoảng 75% nước uống phải được lọc hoặc nhập khẩu. Tuy nhiên, Kuwait cũng được thế giới biết đến nhiều nhờ sản phẩm chà là và việc chăn nuôi lạc đà.
Quả chà là
Lạc đà trên sa mạc
Xuất nhập khẩu:
Các mặt hàng xuất khẩu: Dầu khí và các sản phẩm lọc dầu, phân bón. Đối tác chính là Nhật Bản (19,7%), Hàn Quốc (15,4%), Hoa Kỳ (11,9%), Đài Loan, Singapore, Hà Lan…
Các mặt hàng nhập khẩu: Thực phẩm, vật liệu xây dựng, phương tiện vận chuyển và phụ tùng, quần áo… Đối tác chính là Hoa Kỳ (14,1%), Đức (10,8%), Nhật Bản, Ả Rập Saudi, Anh, Pháp, Trung Quốc…
Chính sách đối ngoại:
Kuwait là thành viên Liên hiệp quốc, Phong trào Không liên kết, Liên đoàn Arab, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Kuwait coi trọng quan hệ với các nước láng giềng vùng Vịnh.
Sau chiến tranh vùng Vịnh, Kuwait đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ, các nước Tây Âu và Nhật Bản vì mang ơn những nước này trực tiếp tham gia giúp Kuwait trong cuộc chiến tranh năm 1991. Kuwait đã ký với Hoa Kỳ hiệp định phòng thủ chung và ủng hộ̣ Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Iraq (2003).
Tranh chấp quốc tế: Kuwait và Arab Saudi tiếp tục thương lượng về tình hình biên giới trên biển chung với Iran.
(T.Tiên, Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, ngày 23-5-2007)
Từ khóa » Diện Tích Kuwait
-
Kuwait – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thành Phố Kuwait – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dân Số Kuwait Mới Nhất (2022) - Cập Nhật Hằng Ngày - DanSo.Org
-
Kuwait - Wikivoyage
-
Cô-oét (Kuwait) | Hồ Sơ - Sự Kiện - Nhân Chứng
-
Kuwait - Các Nước Tây Á
-
Diện Tích Kuwait (Cô Oét) Mới Nhất Là Bao Nhiêu? - Lịch Âm Hôm Nay
-
Thông Tin đất Nước, Con Người, Kinh Tế,chính Trị, Thời Tiết Kuwait
-
Kuwait Và Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết | Báo Dân Trí
-
Diện Tích Kuwait (Cô Oét) Mới Nhất Là Bao Nhiêu?
-
Diện Tích Kuwait (Cô Oét) Là Bao Nhiêu?
-
Kuwait - Wiki Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
Đất Nước Giàu Dầu Mỏ Kuwait
-
Thành Phố Toàn Cầu Kuwait - Nhịp Sống Hà Nội