Đề Cương ôn Tập Học Kì 1 Toán 8 | SGK Toán Lớp 8
Có thể bạn quan tâm
LT đại số
I. PHÉP NHÂN – PHÉP CHIA ĐA THỨC
1. Phép nhân:
a)Nhân đơn thức với đa thức:
A.(B + C) = A.B + A.C
b)Nhân đa thức với đa thức:
(A + B)(C + D) = A.B + A.C +B.C + B.D
2. Các hằng đẳng thức đáng nhớ:
1) (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
2) (A - B)2 = A2 - 2AB + B2
3) A2 – B2 = (A – B)(A + B)
4) (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
5) (A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
6) A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2)
7) A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
* Mở rộng:
(A + B – C)2 = A2 + B2 + C2 + 2AB – 2AC – 2BC
3. Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) Phân tích đa thức thành nhân tử là biến đổi đa thức đó thành tích của những đơn thức và đa thức.
b) Các phương pháp cơ bản :
- Phương pháp đặt nhân tử chung.
- Phương pháp dùng hằng đẳng thức.
- Phương pháp nhóm các hạng tử.
* Chú ý: Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta thường phối hợp cả 3 phương pháp
4. Phép chia:
a) Chia đơn thức cho đơn thức:
- Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi bíến của B đều là biến của A với số mũ bé hơn hoặc bằng số mũ của nó trong A.
- Qui tắc: Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B(trường hợp chia hết) :
+ Chia hệ số của A cho hệ số B.
+ Chia từng lũy thừa của biến trong A cho lũy thừa của biến đó trong B.
+ Nhân các kết quả với nhau.
b) Chia đa thức cho đơn thức:
- Điều kiện chia hết: Đa thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi hạng tử của A đều chia hết cho B.
- Qui tắc: Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết) ta chia mỗi hạng tử của A cho B , rồi cộng các kết quả với nhau :
(M + N) : B = M : B + N : B
c) Chia hai đa thức một biến đã sắp xếp :
- Với hai đa thức A và B (B ≠ 0), luôn tồn tại hai đa thức duy nhất Q và R sao cho :
A = B.Q + R ( trong đó R = 0), hoặc bậc của R bé hơn bậc của B khi R ≠ 0.
- Nếu R = 0 thì A chia chia hết cho B.
II. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
1. Định nghĩa: Phân thức đại số là biểu thức có dang \(\frac{{\rm{A}}}{{\rm{B}}}\)(A, B là những đa thức, B ≠ 0).
2. Phân thức bằng nhau:
\(\frac{A}{B} = \frac{C}{D}{\rm{ }}\)nếu A.D = B.C
3. Tính chất cơ bản:
- Nếu đa thức M ≠ 0 thì \(\frac{A}{B} = \frac{{A.M}}{{B.M}}\)
- Nếu đa thức N là nhân tử chung thì \(\frac{A}{B} = \frac{{A:N}}{{B:N}}\)
- Quy tắc đổi dấu : \(\frac{A}{B} = \frac{{ - A}}{{ - B}}\)
4. Rút gọn phân thức : Gồm các bước
+ Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu có thể) để tìm nhân tử chung.
+ Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung.
5. Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức:
+ Phân tích các mẫu thành nhân tử rồi tìm MTC.
+ Tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu thức.
+ Nhân tử và mẫu của mỗi phân thức với nhân tử phụ tương ứng.
6. Cộng các phân thức đại số :
a) Cộng các PTĐS cùng mẫu: Ta cộng tử thức với nhau, giữ nguyên mẫu thức rồi rút gọn PTĐS vừa tìm được.
b) Cộng các PTĐS không cùng mẫu: Ta qui đồng mẫu thức, rồi cộng các PTĐS cùng mẫu tìm được.
c) Phép cộng các PTĐS có các tính chất :
+ Giao hoán : \(\frac{A}{B} + \frac{C}{D} = \frac{C}{D} + \frac{A}{B}\)
+ Kết hợp : \((\frac{A}{B} + \frac{C}{D}) + \frac{E}{F} = \frac{A}{B} + (\frac{C}{D} + \frac{E}{F})\)
7. Trừ các phân thức đại số :
a) Hai phân thức gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0 (\(\frac{A}{B}{\rm{ \,\text{và}\, - }}\frac{A}{B}\) là hai phân thức đối nhau)
b) Qui tắc đổi dấu : \( - \frac{A}{B} = \frac{{ - A}}{B} = \frac{A}{{ - B}}\)
c) Phép trừ : \(\frac{A}{B} - \frac{C}{D} = \frac{A}{B} + ( - \frac{C}{D})\)
8. Nhân các phân thức đại số :
a) Nhân các PTĐS ta nhân các tử thức với nhau, nhân các mẫu thức với nhau , rồi rút gọn PTĐS tìm được :
\(\frac{A}{B}.\frac{C}{D} = \frac{{A.C}}{{B.D}}\)
b) Phép nhân các PTĐS có tính chất :
+ Giao hoán : \(\frac{A}{B}.\frac{C}{D} = \frac{C}{D}.\frac{A}{B}\)
+ Kết hợp : \((\frac{A}{B}.\frac{C}{D}).\frac{E}{F} = \frac{A}{B}.(\frac{C}{D}.\frac{E}{F})\)
+ Phân phối đối với phép cộng :
\(\frac{A}{B}.(\frac{C}{D} + \frac{E}{F}) = \frac{A}{B}.\frac{C}{D} + \frac{A}{B}.\frac{E}{F}\)
9. Chia các phân thức đại số :
a) Hai phân thức được gọi là nghịch đảo lẫn nhau nếu tích của chúng bằng 1.
\(\frac{A}{B}{\rm{ \,\text{và}\, }}\frac{B}{A}\) là hai phân thức nghịch đảo lẫn nhau (với \(\frac{A}{B} \ne 0\))
b) Chia hai phân thức :
\(\frac{A}{B}:\frac{C}{D} = \frac{A}{B}.\frac{D}{C} = \frac{{A.D}}{{B.C}}{\rm{ }}\) (Với \(\frac{C}{D} \ne 0\))
10. Biểu thức hữu tỉ :
- Biểu thức chỉ chứa phép toán cộng, trừ , nhân , chia và chứa biến ở mẫu gọi là biểu thức hữu tỉ
- Điều kiện xác định của biểu thức hữu tỉ chỉ được xác định với điều kiện giá trị của mẫu thức khác 0
- Giá trị một biểu thức phân chỉ được xác định khi giá trị của mẫu thức khác 0.
Từ khóa » Toán Tìm X Lớp 8 Học Kì 1
-
Các Dạng Bài Tập Toán Lớp 8
-
20 Đề ôn Tập Học Kì 1 Môn Toán Lớp 8 - Thư Viện Đề Thi
-
Toán Lớp 8 - Một Số Dạng Toán Tìm X - YouTube
-
Đề Cương ôn Tập Môn Toán Lớp 8 - Thư Viện Đề Thi - Tìm đáp án
-
[Toán 8] Tìm X. | Bài Tập Toán THCS
-
Đề Cương ôn Thi Học Kì 1 Môn Toán Lớp 8 Năm 2021 - 2022
-
60 Đề Thi Học Kì 1 Toán 8 (Có đáp án)
-
Các Dạng Bài ôn Tập Giữa HK1 Toán Lớp 8 - Abcdonline
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 8 Môn Toán Có đáp án LTN8009 - Luyện Thi Nhanh
-
Đề Thi Học Kì 1 Toán Lớp 8 Năm Học 2021 - 2022 Có đáp án (30 Đề)
-
[Sách Giải] ✓ Bộ Đề Thi Toán Lớp 8 Học Kì 1 Năm 2021 - 2022 (15 đề)
-
Toán Lớp 8 - Ôn Tập Học Kì 1 Đề 23A - Tìm X Biết Find X Given
-
Toán Lớp 8 - Ôn Tập Học Kì 1 Đề 33A - Tìm X Biết Find X Given
-
TopList #Tag: Toán Tìm X Lớp 8 Học Kì 1
-
Đề Cương ôn Tập Môn Toán Lớp 8 Học Kỳ 1 Rất Hay - Tài Liệu Text
-
Các Dạng Bài Tập Nhân Đa Thức Với Đa Thức Thường Gặp Trong ...
-
Dạng Toán Tìm X Lớp 3
-
Kiểm Tra Học Kì 1 Lớp 5 Môn Toán: Tìm X, Biết X Là Số Tự Nhiên Và X
-
Thi Kì 1 Môn Toán Lớp 8: Phân Tích Các đa Thức Sau Thành Nhân Tử?