DE ON HS Giỏi Ngữ Văn 11 - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Ngữ văn
DE ON HS giỏi ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.7 KB, 15 trang )

Đề 5:Câu 1 (8 điểm): Im lặng hay lên tiếng?Câu 2 (12 điểm):Trong bài viết đôi điều về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: "Cuối cùng truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, điều chính yếu là qua nhân vật mà ngườiviết đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con người sống giữa xã hội và cuộcđời".( Bùi Việt Thắng - Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại)Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số truyện ngắn trong chương trìnhNgữ văn lớp 11 hãy bình luận và làm sáng tỏ.Đề 6:Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)Nhà văn V.Huygô từng nói “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thánphục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.Suy nghĩ của anh / chị về câu nói trên.Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)Leptônxtôi từng nói: “Khi đọc xong tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu là tínhcách tác giả được thể hiện trong đó ”.Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên.Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua bài thơ Vộivàng của nhà thơ Xuân Diệu.Đề 7:Câu 1 (8,0 điểm) Anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về ý kiến sau:Mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ. (Ngạn ngữ Pháp)Câu 2 (12,0 điểm)Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lênvai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí honmang nhiệm vụ khổng lồ”.Anh chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua một vài truyện ngắn Việt Namgiai đoạn 1930-1945.Đề 5:Câu 1 (8 điểm):Im lặng hay lên tiếng?Câu 2 (12 điểm):Trong bài viết đôi điều về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: "Cuối cùng truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, điều chính yếu là qua nhân vật mà ngườiviết đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con người sống giữa xã hội và cuộcđời".( Bùi Việt Thắng - Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại)Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số truyện ngắn trong chương trìnhNgữ văn lớp 11 hãy bình luận và làm sáng tỏ.ĐA.Câu 1 (8 điểm): Im lặng hay lên tiếng?1. Giải thích (1,5 điểm):- Im lặng: là khả năng suy nghĩ, lắng nghe, không tự bộc lộ mình trong giao tiếp hoặc can thiệpvào công việc của người khác.- Lên tiếng: là nói lên tiếng nói của mình, những quan điểm, quyết định của mình trongnhững tình huống cụ thể.=> Câu hỏi đề cập đến mối quan hệ giữa lời nói và sự im lặng trong giao tiếp, ứng xửtrong cuộc sống.2. Bàn luận (5,0 điểm):- Trong cuộc sống, đôi khi con người nên im lặng, lúc đó im lặng có giá trị hơn nhiều lờinói:+ Khi bày tỏ sự thông cảm, thấu hiểu đối với người khác+ Khi suy tư, lao động trí óc+ Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu+ Khi bất đồng quan điểm, tức giận=> Im lặng là biểu hiện của sự khôn ngoan. Khi người ta biết im lặng là lúc người ấy họcđược cách nói chuyện, cư xử đúng nhất.- Không phải lúc nào con người cũng nên im lặng, có những lúc phải lên tiếng:+ Lên tiếng để khẳng định mình, bảo vệ quyền lợi của mình+ Lên tiếng để bảo vệ lẽ phải, trước những vấn đề bất bình trong cuộc sống=> Trước hai cách cư xử, ứng xử khác nhau trong cuộc sống, trong những tình huống cụthể, con người không được do dự, chần chừ mà cần im lặng đúng lúc và lên tiếng khi thựcsự cần thiết.3. Bài học nhận thức và hành động (1,5 điểm):- Những người cả đời chỉ biết im lặng trước mọi việc, trông chờ sự phản kháng của người khácthì mãi mãi không có được sự tin tưởng.- Những người luôn lên tiếng, sẵn sàng phản pháo lại bất cứ ai thì dễ trở thành con người nóngnảy, không giữ được bình tĩnh và chỉ nhận được sự thất vọng của mọi người.- Im lặng khác với hèn nhát, lên tiếng khác với nóng nảy, hiếu thắng.- Dù chọn im lặng hay lên tiếng đều cần tới một suy nghĩ chín chắn, một cái đầu tỉnh táo để bảnthân không bị rơi vào cách cư xử sai lầm.Câu 2 (12 điểm):1. Giải thích (1.5 điểm):- Truyện ngắn: là thể loại tự sự cỡ nhỏ nhưng cũng giống như tiểu thuyết ( thể loạitự sự cỡ lớn), truyện ngắn có khả năng đề cập và khái quát những vấn đề lớn của xã hội vànhân sinh. Rõ ràng thể loại truyện ngắn có dung lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn.- Nhân vật: là hình tượng nghệ thuật được nhà văn xây dựng để phản ánh hiện thựcvà bộc lộ tư tưởng.- Người viết đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con người sống giữa xãhội và cuộc đời: qua hình tượng nghệ thuật, nhà văn thể hiện cái nhìn, thái độ, gửi gắm tưtưởng, quan niệm, triết lí về con người và xã hội.=> Nguyễn Minh Châu khẳng định nhân vật có vai trò quan trọng bậc nhất trongviệc thể hiện nội dung, tư tưởng, quan điểm và tiếng nói đối thoại của nhà văn, đặc biệt làở thể loại truyện ngắn.2. Bình luận (1.5 điểm )- Xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn có dung lượng câuchữ giới hạn vì vậy đòi hỏi những yếu tố trong tác phẩm đầu phải có giá trị, có sức kháiquát và khả năng biểu hiện cao.- Nhân vật là cốt tử của truyện ngắn. Nhân vật bao giờ cũng tập trung thể hiện cáinhìn, tư tưởng, quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Với truyện ngắn, xây dựng nhân vậtđặc sắc chính là điều thiết yếu đối với người nghệ sĩ. Nhân vật là đối tượng để nhà vănphát biểu những suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng của mình về các vấn đề trong xã hội, đặcbiệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến con người. Nhân vật cũng đồng thời thể hiệntiếng nói đối thoại của nhà văn, nhà văn muốn trao đổi với người đọc về quan điểm, tưtưởng của mình chính là qua nhân vật.- Xuất phát từ đặc trưng của văn học, đối tượng phản ánh của văn học là cuộc sốngvà con người.3. Chứng minh (7.0 điểm):- Học sinh có thể chọn lựa, phân tích một số nhân vật trong truyện ngắn đã học trongchương trình Ngữ văn 11 để làm sáng tỏ vấn đề: Liên và An ( Hai đứa trẻ - Thạch Lam), ChíPhèo ( Chí Phèo - Nam Cao), Hộ ( Đời thừa - Nam Cao),...- Học sinh có thể triển khai theo nhiều hướng nhưng không phân tích chung chung màphải có định hướng bám sát các vấn đề được bàn luận.- Sự cảm thụ, phân tích, bình luận của học sinh phải tinh tế, sâu sắc, thuyết phục.4. Đánh giá, mở rộng vấn đề (2.0 điểm):- Là một nhà văn tài năng, có sở trường về truyện ngắn, từ thực tế lao động sáng tạocủa mình Nguyễn Minh Châu đã rút ra những kinh nghiệm sáng tác quý báu: xây dựngnhân vật để gửi gắm tư tưởng của nhà văn. Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã khái quátđược đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn.- Từ đó đưa ra yêu cầu với người nghệ sĩ và người đọc. Người nghệ sĩ phải thể hiệncái nhìn, thái độ, tư tưởng của mình về cuộc sống và con người thông qua nhân vật trongtác phẩm. Người đọc cũng cần đọc tác phẩm một cách nghiêm túc, khám phá, suy ngẫmnhững vấn đề xã hội có ý nghĩa mà người nghệ sĩ gửi gắm qua nhân vật. Tuy nhiên, mọi tưtưởng, nội dung của tác phẩm không chỉ được gửi gắm qua nhân vật mà còn qua các yếutố khác trong truyện ngắn như tình huống, chi tiết, sự kiện,... Vì vậy, đọc truyện ngắn cũngcần phải chú ý toàn diện các yếu tố hình thức để nắm bắt nội dung tác phẩm.Đề 6:Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)Nhà văn V.Huygô từng nói “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thánphục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.Suy nghĩ của anh / chị về câu nói trên.Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)Leptônxtôi từng nói: “Khi đọc xong tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu là tínhcách tác giả được thể hiện trong đó ”.Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên.Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua bài thơ Vộivàng của nhà thơ Xuân Diệu.Đề 6:Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)1. Giải thích ý nghĩa câu nói:- Tài năng: Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc.- Lòng tốt: Tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu:Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâmhồn của con người.- Cúi đầu thán phục và quỳ gối tôn trọng là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giácao nhất đối với những phẩm chất qúy giá của cong người đồng thời cũng bộc lộ một quanđiểm về cách đánh giá con người: Chỉ đề cao, coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ, có giátrị trong trí tuệ và phẩm cách của con người, coi đó là cái duy nhất đáng coi trọng, ngưỡngmộ.2. Phân tích, chứng minh:- Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất củakhả năng trí tuệ của con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị củabản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Đối diện với tài năng, takhông chỉ được chiêm ngưỡng, thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng caonhận thức để tự hoàn thiện bản thân (Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh).- Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt: Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hi sinh,dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo. Để tốt với người, với đời,mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bảnthân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗlực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh (Lấy ví dụ cụ thể).3. Bàn luận, mở rộng vấn đề:- Vị thế của chủ thể câu nói: Một nhà văn lớn (hội tụ cả hai yếu tố là tài năng và tấmlòng), người hơn ai hết hiểu sâu sắc ý nghĩa, giá trị của tài năng, tấm lòng trong vănchương cũng như cuộc sống. Ở vị thế ấy, thái độ đề cao là một tất yếu.- Mặt tích cực: Đề xuất một cách đánh giá và một thái độ đúng đối với những giá trị tốtđẹp của con người. Tài năng bao giờ cũng cần được đề cao và lòng tốt bao giờ cũng cầnđược coi trọng. Mọi biểu hiện miệt thị lòng tốt và phủ nhận tài năng đều cần phải lên án,phê phán.- Mở rộng, nâng cao:+ Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong conngười vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng.+ Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt (liên hệ với quan điểm của Hồ ChíMinh: Có tài mà không có đức là vô dụng. Có đức mà không có tài không làm được việcgì).4. Liên hệ với bản thânCâu nói gợi cho ta con đường để mình vươn tới. Cách tốt nhất là làm tốt công việc củamình, sống hướng thiện, có trách nhiệm và đừng bao giờ vô cảm.Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)1. Giải thích ý kiến-Tính cách là những nét riêng nổi bật vốn có ở mỗi con người- Tính cách của tác giả: Là nét riêng nổi bật trong sáng tạo nghệ thuật tạo nên phongcách riêng. Dấu ấn cá nhân được thể hiện ở nhiều phương diện, nó có thể để người đọcnhận thấy ở cả nội dung và hình thức trong cách cảm, cách nghĩ…- Đọc xong tác phẩm, ấn tượng để lại trong lòng người đọc chính là nét riêng của tácgiả. Người đọc luôn tìm ở đó những quan điểm riêng trước cuộc sống, tìm ở họ cách nóimới mẻ, sáng tạo.2. Làm sáng tỏ vấn đề qua tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu- Trong phong trào thơ mới 30-45 nói riêng và thơ văn Việt Nam nói chung, phongcách thơ của Xuân Diệu không thể lẫn lộn với ai được. Thơ ông có phong cách nghệ thuậthiện đại, trong sáng tác tác phẩm luôn có sự kế thừa và cách tân.- Dấu ấn riêng về nội dung, tư tưởng: Có tư tưởng nhân sinh mới mẻ với cái tôi trànđầy cảm xúc:+ Thơ Xuân Diệu luôn yêu đời, yêu cuộc sống nồng nhiệt, luôn khát khao giao cảm vớiđời -> hấp dẫn bạn đọc ở những khát vọng táo bạo, mãnh liệt. Còn thiên nhiên thì đi vàolòng người vì nhuốm màu tình tứ, tràn ngập hương sắc và xuân tình. Đặc biệt nhà thơ luônlấy con người làm thước đo chuẩn mực cho cái đẹp.+ Ýthức về sự hữu hạn của kiếp người, sự ngắn ngủi của tuổi trẻ và sự trôi chảy củathời gian -> Cảm nhận về thiên nhiên là tuyến tính một đi không trở lại. Nhìn thấy sự vậttàn phai ngay khi sự vật mới bắt đầu khởi sự.+ Quan niệm về cuộc sống trần thế là phải vội vàng, cuống quýt để tận hưởng nhữnghạnh phúc mà cuộc sống trần thế đang có sẵn trước mắt -> đây là quan niệm nhân sinhmới mẻ.- Dấu ấn riêng về nghệ thuật:+ Sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và luận lí.+ Huy động các giác quan để khám phá và miêu tả sự vật.+ Ngôn ngữ, giọng điệu thơ, thủ pháp nghệ thuật cách tân táo bạo.3. Đánh giá vấn đề- Thông qua bài Vội vàng ta nhận ra chân dung của Xuân Diệu tâm hồn đa cảm, yêuthương cùng với sự gắn bó thiết tha với đời. Xuân Diệu có đóng góp to lớn cho nền thơ cadân tộc. Ông xứng đáng là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.- Nhận định của Leptônxtôi hoàn toàn đúng bởi quy luật và bản chất của lao động nghệthuật là sự sáng tạo, và nó trở nên bất tử cho tác phẩm.Đề 7:Câu 1 (8,0 điểm) Anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về ý kiến sau:Mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ. (Ngạn ngữ Pháp)Câu 2 (12,0 điểm)Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lênvai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí honmang nhiệm vụ khổng lồ”.Anh chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua một vài truyện ngắn Việt Namgiai đoạn 1930-1945.Câu 1 (8 điểm)1. Giải thích- Theo nghĩa thông thường, sách là nơi lưu giữ những tri thức của nhân loại, nơi kết tinhtâm hồn, trí tuệ của con người. Mỗi cuốn sách có thể đem đến cho người đọc những hiểubiết bổ ích, nâng cao nhận thức, bồi đắp tâm hồn, định hướng cách đối nhân xử thế…“Một pho sách” bao gồm nhiều cuốn sách, đó là cả một kho tri thức phong phú được đúckết trong những trang giấy.- Qua cách so sánh, ví von độc đáo, câu ngạn ngữ gián tiếp khẳng định: Mỗi người xungquanh chúng ta là cả một kho tri thức mà chúng ta có thể học hỏi, với điều kiện chúng taphải biết quan sát, nhìn nhận, trao đổi, giao lưu, phải hiểu được ưu điểm, nhược điểm, tìmra những điều đáng học hỏi ở họ. Tác giả câu ngạn ngữ cũng ngầm gửi gắm lời khuyên:mỗi người cần chịu khó lắng nghe, tích cực học hỏi những người xung quanh mình đểhoàn thiện bản thân.2. Bình luận- Đây là một ý kiến xác đáng:+ Mỗi người chúng ta đều có vốn hiểu biết hữu hạn. Có không ít điều người khác biết màchúng ta không biết. Ai cũng có điều đáng cho ta học hỏi ở phương diện này hoặc phươngdiện khác. Họ là những “pho sách” bằng xương, bằng thịt. Ta có thể tiếp thu tri thức củahọ để lấp đi những khoảng trống trong vốn hiểu biết của ta. Cái hay của người thì ta học,cái dở của người thì ta tránh.+ Tuy nhiên, chúng ta phải biết quan sát, tìm hiểu, đánh giá, lắng nghe (nghĩa là phải biết“đọc” họ) thì mới thu nhận được những điều bổ ích. Tri thức không phải là thứ được mangbên ngoài như trang phục mà nó ẩn chứa trong tâm hồn, trí tuệ của con người. Nếu khôngbiết cách, không chịu khó tìm tòi, quan sát, tìm hiểu người khác thì sẽ chẳng thể thu nhậnđược tri thức từ họ.3. Chứng minh Thí sinh lấy được dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề đang bànluận.4. Mở rộng : Phê phán những kẻ lười biếng, không chịu giao lưu, học hỏi để mở mang trithức hoặc kiêu căng, tự phụ, không chịu học tập những điều tốt đẹp của người khác.5. Bài học- Mỗi người cần có thái độ khiêm nhường, tự nhận thấy điểm hạn chế trong vốn hiểu biếtcủa mình để tìm cách bổ khuyết những hạn chế ấy qua việc học hỏi người khác.- Cần chân thành, khéo léo, tế nhị khi “đọc” người khác để có thể tạo dựng mối quan hệtốt đẹp và nhận được những điều hữu ích cho bản thân.Câu 2: (12 điểm)1.Giải thích.- Chi tiết nghệ thuật: “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tưtưởng” (Theo Từ điển thuật ngữ văn học).- Truyện ngắn: Thể loại tự sự cỡ nhỏ, “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng,phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người”(Từ điển thuật ngữ văn học). Truyện ngắn được coi như “lát cắt của đời sống”.- Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn: Qua việc tái hiện những khoảnh khắc đời sống, nhữnghiện tượng nhân sinh, những cảnh huống trong quan hệ giữa người với người, truyện ngắnkhái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; qua một lát cắt đờisống mà người đọc thấy cả cái cây đời, qua cái khoảnh khắc mà nói được cái muôn thuởcủa cõi người.- Những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ: Chi tiết nghệ thuật là đơn vị nhỏ nhất cấuthành tác phẩm nhưng nó mang trọng trách lớn lao: làm nổi bật tính cách, phẩm chất củanhân vật; chủ đề của tác phẩm; quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệthuật của nhà văn; tạo nên chiều sâu và sức hấp dẫn cho tác phẩm…Ý kiến trên đã khẳng định vai trò then chốt, tầm quan trọng không thể thiếu của chi tiếtnghệ thuật trong truyện ngắn.2. Bình luận: Đây là ý kiến đúng đắn, “bắt mạch” được một phương diện cơ bản trong đặctrưng của truyện ngắn. Sở dĩ chi tiết nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyệnngắn là vì:+ Truyện ngắn có dung lượng nhỏ; số lượng nhân vật, sự kiện không nhiều; cốt truyệndiễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống cótính chất chủ đạo. Nhưng điều quan trọng là những gì phản ánh phải có sức khái quát, cóchiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của câu chữ. Truyện ngắn là “tác phẩm có bề sâunhưng lại không được dài”.+ Để giải quyết mâu thuẫn trên, cần phải có những chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tácphẩm. Đó là những điểm sáng hội tụ chiều sâu nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của tácphẩm, cô đúc những điều nhà văn muốn nói trong một dung lượng câu chữ khiêm tốn, tạonên những trang văn hàm súc, nói ít gợi nhiều. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn phảigánh vác nhiệm vụ nặng nề, có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện sứ mệnh của thểloại. Dù chỉ là tiểu tiết của tác phẩm nhưng những gì nó làm được thì thật lớn lao.3. Chứng minh:- Thí sinh chọn và phân tích một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn ViệtNam giai đoạn 1930-1945 để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.4. Mở rộng:- Đề cao vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn nhưng không có nghĩa là đẩy vaitrò ấy lên địa vị độc tôn. Bên cạnh chi tiết nghệ thuật, những yếu tố khác cũng có ý nghĩakhông nhỏ trong truyện ngắn: tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…- Chi tiết nghệ thuật không chỉ quan trọng đối với thể loại truyện ngắn mà đối với tất cảcác thể loại văn học, sức nặng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tăng lên rất nhiều khi chủ thểsáng tạo sản sinh được những chi tiết “có tầm”.5. Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.- Những người đã gắn đời văn của mình với nghiệp viết truyện ngắn cần nhận thức đượcsâu sắc vai trò của các chi tiết nghệ thuật ở thể loại này, không ngừng khổ luyện để nângcao nội lực, mài sắc tài năng, từ đó cho ra đời những chi tiết đặc sắc, độc đáo, có khả năng“đóng đinh” vào lòng người đọc.- Người đọc khi đến với truyện ngắn cần phải sống hết mình với tác phẩm, cần sự cảm thụtinh tế để có thể phát hiện, giải mã các chi tiết đặc sắc – những “huyệt đạo” làm bừng sángnội dung và nghệ thuật của tác phẩm.TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIIĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂNTRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH CAO BẰNGLỚP: 11ĐỀ THI ĐỀ XUẤTThời gian 180 phút (không kể thời giangiao đề)(Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)Câu 1 (8,0 điểm)Hãy viết bài luận ngắn với chủ đề: Những đèn đỏ trên đường đời.Câu 2 (12,0 diểm)Nhà thơ Lê Đạt quan niệm:Mỗi công dân đều có một dạng vân tayMỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữKhông trộn lẫn.(Vân chữ)Anh (chị) hãy đi tìm "vân chữ" của nhà thơ Xuân Diệu qua một số bài thơ đã học vàđã đọc.----------------------- Hết ----------------------SỞ GD & ĐT CAO BẰNGHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊTRƯỜNG THPT CHUYÊNOLYMPIC HÙNG VƯƠNG NĂM 2016MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11(HDC gồm 05 trang)I. Hướng dẫn chung- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quátbài làm của thí sinh.- Khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có sáng tạo.- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch so vớitổng điểm của mỗi câu và được thống nhất tại Hội đồng chấm thi.II. Đáp án và thang điểmCÂUÝNỘI DUNGHãy viết bài luận ngắn với chủ đề: Những đèn đỏ trênđường đời.CâuĐIỂM8,0điểmYêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài NLXH, diễn đạtmạch lạc, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng tiêubiểu.1Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cáchnhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:1Nêu được vấn đề nghị luận: Cuộc sống như một dòng chảy bấttận, trên những "đại lộ" của cuộc đời luôn có những "đèn đỏ"con người cần nhận biết kịp thời và phải biết dừng lại đúng lúc.1,02Giải thích luận đề:1,0- "Đèn đỏ": là tín hiệu điều hành trên những nút giao thôngquan trọng yêu cầu người đi đường dừng lại. Đèn đỏ trên đườnggiao thông tạo qui tác, nền nếp và nét đẹp văn hóa của nhữngnguời tham gia giao thông, nhằm đảm bảo sự an toàn cho tất cả.- "Đèn đỏ trên đường đời" là cách nói hình ảnh nhắc nhở conngười trên hành trình cuộc đời cần có sự tự nhận thức và tự điềuchỉnh hành vi kịp thời để dừng lại trước những giới hạn mangtính qui tắc, chuẩn mực của bản thân và cộng đồng để kiến tạocuộc sống tốt đẹp.3Bàn luận về Những đèn đỏ trên đường đời- Trên đường giao thông hiện đại, nếu người tham gia giaothông không chấp hành luật lệ, không dừng lại khi có tín hiệuđèn đỏ sẽ gây rối loạn, ùn tắc giao thông, thậm chí xảy ra nhữngtai nạn đáng tiếc.0,5- Trên đường đời với muôn ngả rẽ của mỗi người, đôi khi cũngxuất hiện những "đèn đỏ" yêu cầu phải nhận biết nhanh nhạy vàdừng lại đúng lúc để tránh những hậu quả, rủi ro không đáng0,5có.- Các loại đèn đỏ có thể gặp trên đường đời:+ Có những đèn đỏ do nhà nước đặt ra gắn liền với luật, yêucầu mọi công dân phải chấp hành nghiêm, nếu vi phạm sẽ bị xửlí theo pháp luật. Những đèn đỏ này khuôn con người vào kỉcương, phép nước, sống có đạo đức, đảm bảo trật tự an ninh xãhội và quyền lợi của mỗi cá nhân. (Nêu dẫn chứng cụ thể minhhọa)+ Có những đèn đỏ do cá nhân tự đặt ra gắn liền với lươngtâm, đạo đức và mục tiêu phấn đấu để tự nhận thức những việcnên làm và những việc không nên làm, biết dừng lại đúng lúctrước những cạm bẫy của cuộc sống. (Nêu dẫn chứng cụ thểminh họa)41,0Bác bỏ:- Trái với những người tuân thủ những qui tắc, luật lệ củanhững đèn đỏ trên đường đời là những người sống buông thả,vô tổ chức, gây tác hại nghiêm trọng, cần phê phán. (Nêu dẫnchứng cụ thể minh họa)- Đôi khi đứng trước những đèn đỏ không mang tính vi phạmpháp luật, không trái với lương tâm, đạo đức mà chỉ là nhữngkhó khăn thách thức, những giới hạn thì hãy vượt qua để thửsức, kiểm nghiệm và tự khẳng định giá trị của bản thân. (Nêudẫn chứng cụ thể minh họa)51,0Bình luận, đánh giá:- Biết dừng lại trước những đèn đỏ của đường đời là ngườithông minh, sáng suốt, có kỹ năng sống linh hoạt, bảo toàn nhâncách, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống văn minh chomình và cho mọi nguời trong xã hội hiện đại.- Không tự nhận biết hoặc cố tình không dừng lại trước nhữngđèn đỏ của đường đời là kẻ liều lĩnh, ngu muội, gây tai họa khó0,50,51,0sửa chữa cho mình và cho mọi người.6Rút ra bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân hợplíNhà thơ Lê Đạt quan niệm:Mỗi công dân đều có một dạng vân tay1,012,0điểmMỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữKhông trộn lẫn.(Vân chữ)Anh (chị) hãy đi tìm "vân chữ" của nhà thơ XuânDiệu qua một số bài thơ đã học và đã đọc.Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biêt cách làm bài nghị luận vềmột ý kiến bàn về văn học. Bài viết có bố cục hợp lí, hình thứctrình bày cẩn thận, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, có suy nghĩriêng; phân lượng thời gian và kiến thức hợp lí, kết hợp nhuầnnhuyễn các thao tác nghị luận.Câu2Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiềucách nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu của đề, làm nổi bậttrọng tâm.1Giới thiệu đúng vấn đề nghị luận:1,0- Sự sáng tạo và dấu ấn PCNT của người nghệ sĩ qua "vân chữ"của văn bản ngôn từ.- Xuân Diệu là một người nghệ sĩ với dấu ấn "vân chữ" đặc biệtsáng tạo.2Giải thích các khái niệm then chốt trong ý thơ của Lê Đạt- "Vân tay": dấu hiệu để nhận dạng, phân biệt mỗi công dân,không thể nhầm lẫn.- "Vân chữ": dấu ấn ngôn ngữ riêng của mỗi nhà thơ. Hiểu rộngra, "vân chữ" là dấu ấn PCNT độc đáo, riêng biệt, không thể2,0trộn lẫn, là những sáng tạo của mỗi nhà thơ, nhà văn.- PCNT cũng là phẩm chất, là tiêu chí để đánh giá, nhận diệnmột nghệ sĩ chân chính, có tài năng thực sự (nhà thơ "thứ thiệt")hay chỉ là thợ sao chép, bắt chước. "Vân chữ" cũng quan trọngnhư "vân tay", là tấm "giấy thông hành" để người nghệ sĩ tự tinbước vào địa hạt văn chương và tự khẳng định vị trí, tài năngcủa mình.- PCNT của người nghệ sĩ thể hiện qua nhiều yếu tố: nhãn quan,tư tưởng nghệ thuật, đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngônngữ, bút pháp thể hiện ...v.v..3Phân tích và chứng minh "vân chữ" của Xuân Diệu qua mộtsố bài thơ đã học và đã đọc:a. "Vân chữ" của nhà thơ Xuân Diệu bộc lộ tinh tế và độc đáotrên nhiều bình diện, phát lộ những cái "mới nhất trong các nhàthơ mới":- Ngôn ngữ thơ bộc lộ cái nhìn và sự cảm nhận thế giới bằngđôi mắt trẻ trung, xanh non, biếc rờn và ngơ ngác như lần đầuvừa phát hiện, đầy vui sướng và háo hức đón nhận.- Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu là cuộc đời trần thếđáng yêu và đáng sống. Qua đó tác giả phát ngôn cho quanniệm sống tích cực, gắn bó với cuộc đời trần thế bằng tình yêumãnh liệt và sự khao khát tận hưởng vô biên.- Thơ Xuân Diệu phát ngôn cho một quan niệm thẩm mĩ nghệthuật mới mẻ chưa từng có trong thơ ca Việt Nam: coi chuẩnmực cái đẹp là con người đang trong độ tuổi thanh xuân, kháchẳn thơ ca trung đại lấy thước đo chuẩn mực cái đẹp là thiênnhiên.- Thơ Xuân Diệu sáng tác theo cảm hứng và bút pháp lãng mạn,ảnh hưởng của thi pháp thơ ca lãng mạn phương Tây hiện đại từlối thơ tự do, cách cấu trúc câu thơ mới lạ, vắt dòng, vắt ý thơliên tục cho đến cách sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh và sử4,0dụng các biện pháp tu từ ...(HS có thể chứng minh các biểu hiện trên bằng bài thơ "Vộivàng" ...)b) Dù tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực của thơ ca lãngmạn phương Tây hiện đại khá đậm nét nhưng Xuân Diệu vẫnkế thừa và phát huy những nét đẹp truyền thống của thơ cadân tộc từ đề tài, thể thơ đến sắc điệu thẩm mĩ, nhạc điệu tâmhồn.3,0(HS có thể chứng minh các biểu hiện trên bằng bài thơ "Đâymùa thu tới" hoặc "Thơ duyên"...)4Đánh giá1,0- Tất cả đã chứng tỏ một phong cách thơ Xuân Diệu giữa thờiđại thơ mới: vừa tài hoa uyên bác vừa mới mẻ hiện đại, giàu cátính sáng tạo để lưu lại "vân chữ" của một "nhà thơ thứ thiệt".- Xuân Diệu với những bài thơ độc đáo đã chứng minh quanniệm đúng đắn của nhà thơ Lê Đạt về dấu ấn PCNT độc đáo củamỗi nghệ sĩ.5Kết luận bài văn hợp lí.----------------------------HẾT---------------------------1,0

Tài liệu liên quan

  • đề thi chọn HS giỏi Ngữ văn 9 trường chuyên Lê Quý Đôn đề thi chọn HS giỏi Ngữ văn 9 trường chuyên Lê Quý Đôn
    • 7
    • 4
    • 56
  • De KT hs gioi Ngu van 7 De KT hs gioi Ngu van 7
    • 1
    • 524
    • 2
  • Đề Học sinh giỏi Ngữ văn 7 Đề Học sinh giỏi Ngữ văn 7
    • 2
    • 792
    • 15
  • đề thi HS giỏi anh văn đề thi HS giỏi anh văn
    • 5
    • 814
    • 3
  • Chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi Ngữ Văn Chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi Ngữ Văn
    • 9
    • 1
    • 6
  • ĐỀ THI CHỌN HSG NGỮ VAN 11 - TỈNH BĐ ĐỀ THI CHỌN HSG NGỮ VAN 11 - TỈNH BĐ
    • 1
    • 597
    • 1
  • Gián án de thi HS gioi TV 10-11 Gián án de thi HS gioi TV 10-11
    • 2
    • 284
    • 0
  • đề cương ôn tập môn ngữ văn 11 đề cương ôn tập môn ngữ văn 11
    • 33
    • 3
    • 13
  • đề kiểm tra hs giỏi ngữ văn 7 đề kiểm tra hs giỏi ngữ văn 7
    • 2
    • 701
    • 0
  • đề thi HS giỏi ngư văn 9 đề thi HS giỏi ngư văn 9
    • 5
    • 3
    • 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(115 KB - 15 trang) - DE ON HS giỏi ngữ văn 11 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cuối Cùng Truyện Ngắn Cũng Như Tiểu Thuyết