Đề Thi HSG Trại Hè Hùng Vương Ngữ Văn 11 Năm 2019 Chuyên ...

  • Nhà
  • Học sinh giỏi
  • HSG 11
  • Đề thi HSG Trại hè Hùng Vương Ngữ văn 11 năm 2019 Chuyên Tuyên Quang
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG ————— Đề thi gồm: 01 trang ĐỀ THI ĐỀ XUẤT TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8,0 điểm)             Có một đoàn thuyền buôn ra biển lớn, họ đi đến nhiều nơi để trao đổi, mua bán hàng hóa. Một ngày kia gặp sóng to, gió lớn, các thuyền có nguy cơ bị nhấn chìm xuống biển. May mắn là sau đó trời yên gió lặng. Dù thuyền buồm rách nát tả tơi, đói khát nhưng họ vẫn cập bến an toàn. Sau khi cứu sống họ, nhà vua giúp họ một số vật dụng cần thiết. Tuy nhiên ngài ra điều kiện, các thuyền trưởng muốn bất cứ thứ gì cũng được nhưng chỉ được chọn một loại cho thuyền mình mà thôi. Đứng trước kho, các thuyền trưởng tha hồ lựa chọn. Có người chọn thực phẩm, có kẻ chọn vàng, chọn ngọc…rồi sai người khệ nệ vác xuống thuyền. Chỉ có thuyền trưởng nọ chọn một vật gọn trong tay rồi bỏ vào túi quần. Không ai biết ông ta đã chọn vật gì. Sau đó, các con thuyền căng buồm quay về cố hương. Nhưng rồi chẳng ai, thuyền nào về đến quê nhà, tất cả đã mất tích ngoài khơi. Chỉ duy nhất thuyền của thuyền trưởng nọ trở về quê hương được an toàn. Nhờ đâu thuyền của ông ta về được quê nhà? Ông bảo: -Trong kho của nhà vua, tôi chỉ chọn lấy chiếc la bàn nên không bị lạc hướng lần nữa. (Dẫn theo “Phép màu để trở thành chính mình”, Nhan Húc Quân, trang 204)   Từ câu chuyện trên. Em hãy viết một bài văn với nhan đề “Nếu chúng ta lựa chọn lạc hướng?”   Câu 2 (12,0 điểm)             Nhà văn Nguyên Ngọc viết “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt. Trên cơ thể con người cũng như trên cơ thể cuộc đời, có những huyệt điểm nào đó, có thể làm rung động tất cả. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu  trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày” Bằng hiểu biết về một số truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945 em hãy làm sáng tỏ nhận định trên./. Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh Hải  HƯỚNG DÃN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 A.YÊU CẦU CHUNG Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. – Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. – Điểm toàn bài thi cho lẻ đến 0,5 điểm.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
Câu 1 Nghị luận xã hội 8,0
  I. Yêu cầu về kĩ năng: – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của học sinh; đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kỹ năng tạo lập văn bản, khả năng bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình để làm bài. – Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:  
  1. Nêu khái quát nội dung ý nghĩa của câu chuyện. – Trong câu chuyện xuất hiện chi tiết tiêu biểu nhất đó là cách những thuyền trưởng chọn vật dụng cần thiết để trở về quê hương. + Người lựa chọn thực phẩm, có kẻ chọn vàng, chọn ngọc…đó là những vật dụng cần thiết, vật chất quý giá cho một chuyến đi xa, dài ngày. + Duy nhất thuyền trưởng nọ “chỉ chọn lấy chiếc la bàn” lên thuyến của mình và nhờ có chiếc la bàn ấy mà thủy thủ đoàn của ông đã trở về quê được an toàn. ð Câu chuyện trên, đã đem đến cho mỗi chúng ta một bài học về cách chọn hướng đi trong cuộc sống. Việc chọn hướng đi đúng hay sai sẽ quyết định đến cuộc đời của mỗi con người. 1,5
  2. Giải thích, bình luận. * Giải thích: – “Lạc hướng” ở đây không chỉ hiểu là chọn đường đi, hướng đi không đúng mà còn là những sự lựa chọn sai lầm của con người trên đường đời có thể đó là sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, chọn tình yêu, tình bạn…của mỗi người trong cuộc sống. Như vậy, việc lựa chọn đúng hướng hay sai hướng nó sẽ quyết định rất nhiều đến sự thành bại của mỗi cá nhân con người. * Bình luận: Vì sao lại nói như vậy? Cuộc đời có nhiều ngã rẽ và đứng trước những ngã rẽ đó con người sẽ phải chọn ngã rẽ nào cho phù hợp với năng lực, ước mơ, khát vọng và sở thích của bản thân mình. + Nếu chúng ta chọn sai hướng đi chỉ trông thấy cái lợi trước mắt, không nghĩ đến cái lợi lâu dài có nghĩa là ta đã đánh mất đi những cơ hội của chính mình. Cũng giống như những vị thuyền trưởng kia chỉ chọn những vật dụng cần thiết (vật chất: thực phẩm, vàng, ngọc…) cho mình mà không nghĩ đến vật dụng chỉ hướng trên biển khơi ngàn trùng nên họ đã đánh mất cơ hội trở về quê nhà. + Nếu chúng ta để cuộc đời của mình cho người khác lựa chọn, chỉ hướng hoặc theo xu thế của đám đông… thì chúng ta cũng đang đánh mất chính mình, tự từ bỏ những đam mê, khát vọng của bản thân mình (dẫn chứng – phân tích) + Lạc hướng trong suy nghĩ, hành động sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho mỗi bản thân con người như mất niềm tin vào cuộc sống, hủy hoại nhân cách của chính mình nguy hại hơn nó sẽ có những tác động tiêu cực tới đời sống xã hội, cộng đồng, đất nước (Dẫn chứng – phân tích). – Trong vô vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta chọn cho mình một hướng đi đúng cho dù có phải trải qua muôn vàn trông gai, thử thách sóng gió thì chúng ta vẫn đến được đích cuối cùng của nó giống như vị thuyền trưởng kia chọn cho mình chiếc la bàn nhỏ nhưng lại là công cụ hữu hiệu để giúp ông và thủy thủ đoàn vượt qua muôn trùng sóng gió biển khơi trở về quê nhà. 1,0           3,5
  3. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân – Câu chuyện trên đã đem đến cho mỗi chúng ta bài học sâu sắc về tầm quan trọng trong việc lựa chọn hướng đi của mỗi cá nhân trên đường đời. Đứng trước nhiều ngã rẽ của cuộc đời chúng ta cần phải có đủ tỉnh táo, bản lĩnh để đưa ra cách lựa chọn tốt nhất. Phải lắng nghe con tim mình để thấy được những ước mơ, khát khao, đam mê.. Tránh lựa chọn hướng đi theo xu thế của đám đông hay sự sắp đặt của người khác. Tuy nhiên, đôi khi cũng cần phải tiếp thu sự góp ý, định hướng của những người đi trước để sự lựa chọn hướng đi cho mình có hiệu quả hơn – Phê phán những người thiếu chủ động trong cuộc sống, luôn trông chờ, ỷ lại vào người khác mà không có chính kiến của bản thân trong cách chọn hướng đi cho tương lai. – Bạn sẽ chọn hướng đi cho mình như thế nào? 2,0
Câu 2 Nghị luận văn học 12,0
  I. Yêu cầu về kĩ năng – Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, trên cơ sở vận dụng được kiến thức lí luận, kiến thức đọc hiểu tác phẩm và những thao tác lập luận cần thiết. – Bố cục bài viết rõ ràng, khoa học, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.  Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, trình bày… II. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo nhiều hướng nhưng cần đảm bảo các ý  cơ bản sau:  
  1. Giải thích * Cắt nghĩa – Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ với một dung lượng hiện thực, số lượng nhân vật, sự kiện, thời gian, không gian…tương đối hạn chế nhưng lại gửi gắm được những thông điệp lớn lao về cuộc sống và con người. – Thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt: kĩ thuật viết, cách viết của tác giả nắm bắt trúng nhất được cái bản chất của đời sống. Trong đó tình huống truyện là huyệt điểm quan trọng nhất để nhà văn có thể phơi bày được muôn mặt hiện thực của cuộc sống, đem đến cho người đọc những cảm xúc, rung động sâu xa. => Nhận định trên của tác giả đã đề cập đến một trong những yếu tố quan trọng của thể loại truyện ngắn là cách lựa chọn và xây dựng tình huống truyện. * Lí giải vì sao? Đặc trưng của truyện ngắn thường chỉ phản ánh một khoảnh khắc, một mẩu nhỏ nào đó của cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải diễn ra trên một mặt phẳng, nên cái mẩu nhỏ đó vẫn là một khối – hơn nữa là “một khối chuyển động. Qua “một khúc’, một “mẩu nhỏ” đó, câu chuyện được tổ chức xoay quanh một tình huống đặc biệt. Chính ở đó, nhà văn làm nổi bật một vấn đề , một tính cách hay tâm trạng của nhân vật. – Nếu như đi khai thác một bài thơ chúng ta chú ý tới hình ảnh, cấu tứ, nhịp điệu…, thì khai thác một tác phẩm tự sự phải chú ý tới “tình thế đặc biệt” xảy ra đối với  nhân vật ở các góc cạnh. Và tình huống truyện càng hay, càng đặc sắc bao nhiêu thì đó chính là “thủ thuật điểm huyệt’ chủ yếu của tác giả. – Quá trình sáng tạo của nahf văn, mỗi người đều có một sở trưởng riêng, năng lực, cá tính riêng. Có người chú trọng đến kĩ thuật kể chuyện, xây dựng hình tượng nhân vật, có người lại chú trọng đến việc tạo dựng tình huống truyện…và ở mỗi sự lựa chọn ấy nhà văn đã “điểm huyệt” cho truyện ngắn của mình. Để có được “huyệt điểm rung động tất cả” không thể không kể đến tình huống và các loại tình huống thường xuất hiện trong truyện ngắn như: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức và ở mỗi kiểu tình huống như thế sẽ làm nên cái hồn cốt riêng của thể loại truyện ngắn. 1,5                   2,5
  2. Chứng minh Học sinh có thể lựa chọn những tác phẩm biểu thể hiện rõ tài năng của tác giả trong việc tạo dựng tình huống truyện (Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Chí Phèo của Nam Cao…) – Dù chọn những tác phẩm nào khi phân tích phải đặt trong mối quan hệ với kiến thức của lí luận đã được bàn luận. Cần đánh giá giá trị đặc sắc việc tạo dựng tình huống truyện. 6,0
  3. Đánh giá, mở rộng, nâng cao: – Ý kiến trên xuất phát từ những kinh nghiệm và tài năng sáng tạo của nhà văn Nguyên Ngọc. Là tiêu chí để có thể đánh giá giá trị của một tác phẩm truyện ngắn. Đề cao vai trò của tình huống truyện nhưng không có nghĩa là tuyệt đối hóa vai trò ấy. Bởi vì có những truyện ngắn hay nhưng tình huống truyện chưa hẳn đã là độc đáo, hấp dẫn. – Là cơ sở để người đọc đi sâu tìm hiểu một tác phẩm truyện ngắn. Muốn vậy bạn đọc phải nắm vững tác phẩm hiểu được diễn tiến của câu chuyện từ đó phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề. Để từ đó khám phá nhân vật, hiểu được bức thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. – Là bài học cho người sáng tác. Mỗi khi đặt bút viết, nhà văn cần phải phát hiện ra cái bản chất nhất của đời sống ngay trong cái tình thế nhỏ nhặt, hàng ngày. Biết tích lũy vốn sống, kinh nghiệm sống để có thể điểm huyệt cho truyện ngắn thông qua những tình huống nghệ thuật độc đáo. 2,0
TỔNG TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20

 

Bấm vào đây để xem tiếp nội dung

Bài viết liên quan

Đề HSG làm sáng tỏ cái giọng riêng biệt của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng

Tháng Năm 14, 2024

Văn học là sự một sự trút xả, như cây thông chảy nhựa nơi lở loét, như con trai cho ngọc ở nơi đau

Tháng Năm 14, 2024

Đề HSG Khám phá sức mạnh bản thân, Cái quý của nhà văn là sáng tạo cái mới chứ không phải viết được nhiều

Tháng Năm 14, 2024

Đề HSG lớp 11 sách mới Mùa Hạ Xuân Quỳnh, Truyện ngắn Ông ngoại Nguyễn Ngọc Tư

Tháng Năm 14, 2024

Đề thi HSG môn văn lớp 11 SGK mới Và anh tồn tại Lưu Quang Vũ

Tháng Năm 14, 2024

Văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản đối lập; thích phóng đại, khoa trương

Tháng Tư 18, 2024 Xem tất cả các bài viết của admin →

Điều hướng bài viết

Đề thi HSG Trại hè Hùng Vương Ngữ văn 11 năm 2019 Chuyên Nguyễn Tất ThànhĐề thi HSG Trại hè Hùng Vương Ngữ văn 11 năm 2019 Chuyên Thái Nguyên

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Tìm kiếm: Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Đề thi về truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư, Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi
  • Đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay, viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen làm việc riêng trong giờ học
  • Đề đọc hiểu, nghị luận về truyện Làm bạn với bầu trời – Nguyễn Nhật Ánh
  • Đề đọc hiểu Truyện ngắn Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu
  • Đọc hiểu truyện ngắn Nguồn suối Nguyễn Minh Châu

Danh mục

  • Dạy văn
  • Đề thi Khối 10
  • Đề thi Khối 11
  • Đề thi Khối 12
  • Đọc hiểu + NLXH
  • Giáo án
    • Giáo án Ngữ văn 10
    • Giáo án Ngữ văn 11
    • Giáo án Ngữ văn 12
  • Học sinh giỏi
    • HSG 10
    • HSG 11
    • HSG 12
  • Học văn
    • khối 10
    • khối 11
    • khối 12
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
    • Tài liệu Khối 10
    • Tài liệu Khối 11
    • Tài liệu Khối 12
  • TẢI MIỄN PHÍ TÀI LIỆU MÔN VĂN
  • Tổng hợp
  • Tuyển sinh vào 10
  • Uncategorized

Chuyên đề

Ai đã đặt tên cho dòng sông Bài tập tiếng việt Chiếc thuyền ngoài xa Chiều tối chuyên đề môn văn Chí Phèo Chữ người tử tù Câu cá mùa thu Cảnh ngày hè Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11 dạng đề so sánh văn học Hai đứa trẻ hạnh phúc của một tang gia Hồn trương ba da hàng thịt Lí luận văn học Nghị luận xã hội Nghị luận ý kiến bàn về văn học nguyễn du người lái đò sông Đà những đứa con trong gia đình rừng xà nu sáng kiến kinh nghiệm môn văn sóng xuân quỳnh thơ mới thơ đường luật thương vợ trao duyên truyện an dương vương và mị châu trọng thủy Tràng giang Tuyên ngôn độc lập tây tiến tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tỏ lòng từ ấy tố hữu tự tình việt bắc vội vàng vợ chồng a phủ vợ nhặt Đàn Ghi ta của Lor- ca Đây thôn vĩ dạ Đất nước nguyễn khoa điềm đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn đề đọc hiểu đề đọc hiểu tự luận khuyen mai sieu re

Từ khóa » Cuối Cùng Truyện Ngắn Cũng Như Tiểu Thuyết