Đề Xuất Chính Sách Cho Thân Nhân Người Hiến Tạng
Có thể bạn quan tâm
Hội thảo định hướng xây dựng dự án Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác do Bộ Y tế tổ chức ngày 22-3 - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Xác định lại độ tuổi hiến tạng nhằm tăng nguồn tạng
Hiện nay, theo quy định tại điều 5 của Luật hiến, lấy, ghép mô, tạng và hiến, lấy xác, chỉ người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.
Theo các chuyên gia, như vậy, nếu một người chưa đủ 18 tuổi thì không có quyền đăng ký hiến tặng mô, tạng khi còn sống hay hiến tặng sau khi chết não...
Theo bà Hà Phan Hải An (Đại học Y Hà Nội), quy định này đang gây lãng phí nguồn tạng hiến tặng cũng như không đáp ứng được tâm nguyện của gia đình người chết não. Cần thiết phải có quy định điều chỉnh phù hợp trong việc tiếp nhận nguồn mô, tạng của người hiến tặng chết não, cho dù là người đó dưới 18 tuổi.
"Nên mở rộng độ tuổi đối với người hiến tặng mô, tạng chết não. Nghĩa là bất kỳ người nào nếu chết não (dù dưới 18 tuổi, là trẻ em) được gia đình xác định là khi còn sống, người đó có nguyện vọng hiến tặng mô, tạng nếu chẳng may qua đời đều được hiến tạng", bà Hải An kiến nghị.
Phải có chính sách cho thân nhân người hiến tạng
Phát biểu ý kiến tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Phúc - phó giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia - cho biết theo quy định hiện nay, đối với người hiến khi còn sống, chưa có chế độ hỗ trợ đối với người chăm sóc. Trong khi đó, với mỗi người hiến khi còn sống, khi kiểm tra sức khỏe và phục hồi sau khi hiến luôn cần người nhà chăm sóc.
Đồng quan điểm với ông Phúc, bà Hải An chỉ rõ người hiến sống sẽ có những ảnh hưởng đến vấn đề tài chính, học vấn và nghề nghiệp.
"Người hiến sống cần được chăm sóc sức khỏe dài hạn, trong quá trình hiến tạng, kéo theo nhiều chi phí phát sinh như di chuyển, mất ngày công, bữa ăn... nhưng hiện nay chưa có đầy đủ quy định dành cho người hiến sống để đảm bảo tài chính cho họ. Cần có quy định rõ ràng về tài chính cho người hiến sống để tăng nguồn tạng hiến", bà Hải An nói.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay đối với người hiến tạng chết não, người hiến tạng và thân nhân người hiến tạng sẽ được hưởng chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài.
Ông Phúc kiến nghị: "Cần đưa người thân của người hiến tạng chết não được ưu tiên nhận tạng ghép nếu suy tạng. Người thân được tặng thẻ bảo hiểm y tế miễn phí suốt đời, được ưu tiên khám chữa bệnh và ưu tiên học phí ở hệ thống trường đào tạo công lập cho bố/mẹ hoặc con".
Người cha hiến tạng của con gái 9 tuổi vì muốn 'trái tim con luôn đập'TTO - Một người cha ở Trung Quốc đã quyết định hiến tặng 7 bộ phận trên cơ thể cô con gái 9 tuổi của ông không may qua đời sau một tai nạn ở trường, với hy vọng cô bé sẽ ở lại thế giới theo cách có thể cứu được ai đó.
Từ khóa » Những Quyền Lợi Của Người Hiến Tạng
-
Người Hiến Tạng được Hưởng Những Quyền Lợi Gì?
-
Những điều Mà Người Muốn Hiến Tạng Nên Biết - PLO
-
Người Hiến Tạng Được Hưởng Những Quyền Lợi Gì ? TVPL
-
Người Hiến Tạng được Hưởng Những Quyền Lợi Gì?
-
Thân Nhân Của Người Hiến Tạng được Hưởng Những Chế độ Gì?
-
Bổ Sung Thêm Quy định Về Chế độ đối Với Người Hiến Mô, Tạng
-
Người Hiến Tạng được Hưởng Những Quyền Lợi Gì?
-
Khi Hiến Tạng Sẽ được Hưởng Những Quyền Lợi Gì?
-
Bổ Sung Các Quy định Về Chế độ Cho Người Hiến Mô, Tạng
-
Thân Nhân Của Người Hiến Xác Có được Hưởng Chế độ Gì Không?
-
Tôi Muốn đăng Ký Hiến Tạng Thì Phải đến đâu? Cần Những Thủ Tục Gì?
-
Quyền Hiến Xác Của Cá Nhân Sau Khi Chết? Quyền Lợi Của Người ...
-
Người Hiến Bộ Phận Cơ Thể Sau Khi Chết Có được Hưởng Chí Phí Hỗ ...
-
Những Quyền được Hưởng Của Người Hiến Tạng Và Thủ Tục Hiến Tạng ...