Quyền Hiến Xác Của Cá Nhân Sau Khi Chết? Quyền Lợi Của Người ...

Hiến xác của cá nhân sau khi chết đó là một hành động hết sức cao đẹp vì mục đích cứu chữa cho những bênh nhân khác hay với các mục đích khác theo pháp luật quy định. Việc tiến hành các thủ tục hiến xác của cá nhân sau khi chết thì rất ít người biết đến, và để hiểu rõ hơn về việc hiến xác của cá nhân sau khi chết và trả lời các vấn đề về Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết? Quyền lợi của người hiến xác? Dưới đây chúng tôi xịn giới thiệu các thông tin chi tiết về vấn đề này

Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2015

Tư vấn pháp luật Dân sự miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Quyền lợi của người hiến xác?

Tại Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

Như vậy với các mục đích nhân đạo mà các cá nhân có quyền hiến xác của mình sau khi chết vì các mục đích cứu chữa cho các bệnh nhân khác hay nghiên cứu khoa học, vì trên thưc tế có rât nhiều người cần thay thế các bộ phận trên cơ thể nhưng rất hiếm để có các trường hợp hiến xác của cá nhân sau khi chết vì hiện tại, một phần do ảnh hưởng của văn hóa, phong tục tập quán nên việc hiến xác của cá nhân sau khi chết có nhiều hạn chế nhất định. Khi hiến xác của cá nhân sau khi chết cần thực hiện theo quy định của pháp luật về vấn đề này.

2. Đặc điểm của quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết 

2.1. Đặc điểm chung của quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết 

Thứ nhất, Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết mang đặc điểm chung của quyền nhân thân:

– Mang tính cá nhân tuyệt đối

– Quyền hiến xác là quyền nhân thân không được xác định bằng tiền và Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá.

– Quyền nhân thân được xác lập trực tiếp trên cơ sở của những quy định pháp luật.

– Quyền nhân thân là một quyền tuyệt đối. Mỗi chủ thể có một giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.

Xem thêm: Điều kiện và trình tự thực hiện quyền hiến xác

Thứ hai, Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết mang những điểm riêng

Đem lại lợi ích cho người khác, cho toàn xã hội, là niềm vui khi cứu sống được người khác đang mắc bệnh nguy kịch hiểm nghèo đang chờ sự giúp đỡ, đặc biệt là khi những người bệnh đó lại là người thân thích ruột thịt của mình, niềm vui khi thấy mình có thể cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Lợi ích của chủ thể thực hiện quyền này chủ yếu là về mặt tinh thần bởi họ sẽ cảm thấy khi mình sống hết cuộc đời rồi khi chết đi vẫn có thể làm được một việc có ích. Đó là những điểm riêng biệt của quyền hiến xác so với các quyền nhân thân khác.

2.2. Thực tiễn thi hành Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết 

Hiện nay, Đối với  việc thực hiện quyền hiến xác theo quy định của pháp luật, thì đối với bộ phận cơ thể sau khi chết của cá nhân vẫn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại cần khắc phục. Việc thực hiện quyền hiến xác còn khá hạn chế và Từ khi quyền hiến xác sau khi chết của cá nhân được ghi nhận nhưng số người hiến xác sau khi chết còn rất ít do các lý do khác nhau trong khi đó việc nghiên cứu học tập của y khoa và số bệnh nhân chờ được ghép các bộ phận cơ thể còn đang rất nhiều mà nguồn tạng, đối với mô, và các bộ phận cơ thể,…còn đang rất khan hiếm ở thực tế. Tại Việt Nam nhu cầu ghép tạng là rất lớn nhất là ghép thận và ghép gan, nhưng y học không đáp ứng được chủ yếu vì thiếu nguồn tạng. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của chúng ta là không có đủ người hiến tạng. Theo đó nên cần tăng cường khuyến khích mọi cá nhân tự nguyện đăng ký hiến xác sau khi chết hơn nữa. Có rất nhiều nguyên nhân khiến số lượng người hiến xác sau khi chết hạn chế:

+ Do phong tục tập quán của người Việt Nam từ xưa tới nay đó là chết phải toàn thây nên việc dụng chạm dao kéo vào người chết là một điều cấm kỵ và không được sự chấp thuận và bị coi là không tôn trọng người chết.

+ Theo đó, Do một số người còn chưa biết đến quyền hiến xác sau khi chết này và do ít tiếp cận đến các phương tiện thông tin đại chúng, hay biết nhưng chưa hiểu hết được những lợi ích mang lại cho người khác từ việc làm của mình hoặc là do người thân ngăn cản trong các trường hợp khác nhau

Xem thêm: Quy định xử phạt về hành vi mua bán tinh trùng mới nhất

2.3. Giải pháp pháp lý cho Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết

– Cần phải bổ sung về thủ tục và điều kiện thể hiện sự đồng ý của người quá cố về hiến xác của cá nhân sau khi chết

– Về năng lực chủ thể của người hiến xác sau khi chết được hiểu là Đối với năng lực chủ thể của người hiến là cần thiết trong trường hợp người đó muốn hiến xác của mình khi còn sống hoặc đăng ký hiến sau khi chết. Bên cạnh đó trong các trường hợp mà người chết không để lại di chúc mà gia đình họ làm đơn hiến xác của con mình nhằm mục đích cứu chữa người bệnh thì vấn đề năng lực nhận thức của người đó không nên đạt ra ơ đây, bởi vì  cho dù người đó có thể bị rơi vào trường hợp bị tâm thần hoặc mất năng lực hành vi theo quy định đi nữa thì cũng không có nghĩa là bộ phận cơ thể nào của họ cũng bị ảnh hưởng hoặc không sử dụng được để cứu chữa người bệnh. theo đó, chúng ta không nên đặt ra vấn đề khả năng nhận thức cũng như năng lực hành vi của người hiến trong những trường hợp như trên.

– Theo đó nên việc nghiên cứu quy định về điều kiện và trình tự và các thủ tục cho phép người bị tuyên tử hình có quyền hiến xác của mình sau khi chết, đói với Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết là một việc làm rất nhân văn và mang tính nhân đạo sâu sắc vì mục đích cứu người luôn được đưa lên hàng đầu. Từ đó Việc có quy định về điều kiện hiến xác đối với tử tù trong trường hợp họ muốn hiến, ngoài những điều kiện chung về độ tuổi, năng lực nhận thức, sức khỏe… thì cần phải có những quy định của pháp luật chi tiết và đầy đủ hơn nữa về vấn đề này để có thể điều chỉnh 

3. Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết?

Hiến xác là việc một người tự nguyện hiến xác của mình sau khi chết cho cơ quan có thẩm quyền sử dụng nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.

Tại Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

Xem thêm: Quyết định 07/2008/QĐ-BYT ngày 14 tháng 2 năm 2008

2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến xác của mình sau khi chết. Vì hiến xác là quyền của công dân nên nếu mong muốn và có nguyện vọng hiến xác sau khi chết, người muốn hiến xác phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng việc thực hiện thủ tục đăng ký hiến xác như sau:

– Người muốn hiến xác đến tới bất kì cơ sở y tế nào để trình bày về mong muốn, nguyện vọng của mình

– Cơ sở y tế sau khi tiếp nhận thông tin của người muốn hiến xác sẽ thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác

– Cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác trực tiếp gặp người muốn hiến xác để tư vấn về các thông tin liên quan đến hiến xác. Nếu sau khi tư vấn người được tư vấn vẫn giữ nguyện vọng hiến xác thì cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác hướng dẫn họ đăng ký hiến xác và cấp thẻ đăng ký hiến xác. Thẻ đăng ký hiến xác là cơ sở để sau khi người đăng ký hiến xác chết, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác lấy xác. 

Như đã trình bày ở trên, hiến xác là một quyền dân sự. Do đó, ngay cả khi đã đăng ký và được cấp thẻ đăng ký hiến xác, người muốn hiến xác vẫn có thể thay đổi và rút lại nguyện vọng của mình. Trường hợp đã được cấp thẻ đăng ký mà muốn rút lại việc đăng ký, người rút lại đơn đăng ký chỉ cần tới bất kì cơ sở y tế nào để thông báo về việc hủy bỏ hiến xác. Việc hủy bỏ hiến xác có hiệu lực ngay từ thời điểm người hủy bỏ thông báo cho sơ sở y tế.

Từ khóa » Những Quyền Lợi Của Người Hiến Tạng