Những điều Mà Người Muốn Hiến Tạng Nên Biết - PLO
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, Pháp Luật TP.HCM nhận được nhiều thắc mắc của bạn đọc liên quan đến điều kiện hiến tạng, muốn hiến tạng thì phải liên hệ ở đâu, quyền và nghĩa vụ của người hiến tạng ra sao…
Để giải đáp những thắc mắc trên, PV Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc phỏng vấn với TS-BS Dư Thị Ngọc Thu (ảnh), Trưởng Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, BV Chợ Rẫy.
Nghĩa cử đẹp từ tinh thần tự nguyện
. Phóng viên: Thưa bác sĩ, theo quy định thì những ai được đăng ký hiến tạng và khi hiến có cần thân nhân của họ đồng ý hay không?
+ TS-BS Dư Thị Ngọc Thu: Theo quy định hiện nay thì mọi người từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ quyền công dân, có tinh thần minh mẫn đều có thể đăng ký hiến tạng.
Quy định hiện hành không quy định bắt buộc người đăng ký hiến tạng phải có sự đồng ý của người thân như cha, mẹ trong đơn đăng ký hiến tạng.
Tuy nhiên, chúng tôi luôn khuyến khích có sự đồng ý của thân nhân người muốn hiến. Lý do là vì trong trường hợp nếu đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết hoặc chết não mà gia đình không biết sẽ khó bởi chính những người thân sẽ là người báo tin cho cơ sở y tế và cũng là để tránh sự phản đối về sau.
Chính vì thế, người muốn hiến tạng cần có sự bàn bạc, chia sẻ với gia đình mình để mọi người hiểu hơn về việc làm ý nghĩa của mình.
. Những người đã đăng ký hiến xác thì có được đăng ký hiến tạng không và quyền lợi của những người hiến tạng như thế nào?
+ Thông thường, những người đã đăng ký hiến xác thì hoàn toàn có thể đăng ký hiến tạng.
Về nguyên tắc, đối với những người hiến tạng còn sống thì sau khi hiến tạng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Người hiến tạng còn sống sẽ có ba quyền lợi sau:
Thứ nhất, sau khi hiến tạng, người hiến sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí; được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến tạng tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí.
Thứ hai, người hiến sẽ được ưu tiên ghép mô, tạng khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế.
Thứ ba, người hiến sẽ được tặng kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân.
Đối với người hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác thì sau khi chết cơ thể người hiến tạng sẽ được chăm sóc tùy thuộc vào di nguyện của người hiến tạng hay nguyện vọng của gia đình.
Theo quy định thì người hiến tạng chết sẽ được Nhà nước hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Tuy nhiên, đối với BV Chợ Rẫy thì thi thể người hiến tạng chết sẽ được nhân viên Phòng công tác xã hội bệnh viện hỗ trợ công tác mai táng phí. Thông thường, mỗi trường hợp có mức chi phí hỗ trợ khoảng 30 triệu đồng.
Người hiến tạng mất cũng sẽ được truy tặng kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp bệnh viện vẫn theo dõi cuộc sống của những người hiến tạng hoặc thân nhân người hiến tạng đã chết để hỗ trợ giúp họ ổn định cuộc sống.
BS Dư Thị Ngọc Thu tiếp nhận đăng ký hiến tạng từ người dân. Ảnh: NH
Tiếp nối sự sống cho nhiều người
. Quy trình tiếp nhận từ người hiến tạng sẽ được thực hiện như thế nào?
+ Khi người hiến tạng bệnh nặng hoặc bị tai nạn được các bác sĩ tiên liệu thông báo rất nặng hoặc tiên lượng không qua khỏi thì người nhà phải báo cho đơn vị điều phối qua số điện thoại 0913. 677. 016.
Khi nhận được thông tin từ gia đình, đơn vị điều phối sẽ có sự phối hợp đánh giá, tổ chức hỗ trợ điều trị bệnh nhân nếu người bệnh đang ở xa trung tâm và tình trạng bệnh còn có khả năng điều trị.
Trong trường hợp tình trạng bệnh không có khả năng điều trị thì cũng có đủ thời gian đánh giá nguyên nhân dẫn đến tử vong của người bệnh có chống chỉ định hiến tạng hay không. Tạng của người hiến có chọn được người phù hợp ghép hay không.
Nếu đáp ứng những điều kiện trên thì thời gian chuẩn bị nhận tạng kéo dài trong 12-48 giờ. Thông thường, những người hiến tạng khi chết não sẽ hiến được nhiều cơ quan hơn người hiến tạng khi ngưng tim, có thể cứu được 8-10 người bệnh.
Cần lưu ý rằng khi tiếp nhận thông tin từ những người hiến tạng đang bệnh nặng thì các y, bác sĩ trước tiên sẽ phối hợp điều trị đến hết khả năng thì thực hiện nhận tạng của người hiến.
. Thưa bác sĩ, theo quy định thì người hiến tạng và người nhận tạng có được quyền biết nhau (nếu không phải người thân) không? Nếu người nhận muốn tìm người hiến tạng đểcám ơn thì phải làm sao?
+ Theo nguyên tắc, các bác sĩ không được cung cấp thông tin, địa chỉ của người hiến và người nhận tạng để tránh những trường hợp không hay xảy ra.
Nếu người nhận muốn cám ơn, hỏi thăm thì sẽ thông qua bệnh viện. Chúng tôi rất trân trọng nghĩa cử cao đẹp của người hiến tạng, chúng tôi làm việc bằng tất cả y đức của người bác sĩ để nối tiếp sự sống cho nhiều người.
. Xin cám ơn bác sĩ.
Địa chỉ đăng ký hiến tạng Người có nhu cầu hiến tạng có thể đăng ký trực tiếp tại Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại BV Chợ Rẫy. Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM. Sau đó, nhân viên sẽ hướng dẫn đến phòng đăng ký hiến tạng. Nếu ở xa, có thể liên hệ qua số điện thoại (84-28) 38554137 - 1184 hoặc điện thoại 24/24 giờ qua số 0913.677.016 để được hướng dẫn gửi đơn đăng ký theo đường bưu điện. Ngoài ra, người muốn đăng ký hiến tạng có thể đăng ký qua email: dieuphoigheptangbvcr@gmail.com hoặc đăng ký qua fanpage: www.facebook.com/dieuphoigheptangbvcr. |
Từ khóa » Những Quyền Lợi Của Người Hiến Tạng
-
Người Hiến Tạng được Hưởng Những Quyền Lợi Gì?
-
Người Hiến Tạng Được Hưởng Những Quyền Lợi Gì ? TVPL
-
Người Hiến Tạng được Hưởng Những Quyền Lợi Gì?
-
Thân Nhân Của Người Hiến Tạng được Hưởng Những Chế độ Gì?
-
Bổ Sung Thêm Quy định Về Chế độ đối Với Người Hiến Mô, Tạng
-
Người Hiến Tạng được Hưởng Những Quyền Lợi Gì?
-
Khi Hiến Tạng Sẽ được Hưởng Những Quyền Lợi Gì?
-
Đề Xuất Chính Sách Cho Thân Nhân Người Hiến Tạng
-
Bổ Sung Các Quy định Về Chế độ Cho Người Hiến Mô, Tạng
-
Thân Nhân Của Người Hiến Xác Có được Hưởng Chế độ Gì Không?
-
Tôi Muốn đăng Ký Hiến Tạng Thì Phải đến đâu? Cần Những Thủ Tục Gì?
-
Quyền Hiến Xác Của Cá Nhân Sau Khi Chết? Quyền Lợi Của Người ...
-
Người Hiến Bộ Phận Cơ Thể Sau Khi Chết Có được Hưởng Chí Phí Hỗ ...
-
Những Quyền được Hưởng Của Người Hiến Tạng Và Thủ Tục Hiến Tạng ...