Di Sản Giáo Dục Nho Học: Giữ Và Bỏ Những Gì?

Trong nhiều di sản của giáo dục Nho giáo, tinh thần tôn sư trọng đạo và hiếu học thường được nhắc đến như một thành tựu và một mơ ước xen lẫn tiếc nuối: Ngày nay không còn được như xưa. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư vừa được coi như một mẫu mực về đạo lý thầy trò, vừa bị xem như một gánh nặng quá khứ.

Cần giúp học sinh hiểu hơn lễ nghĩa

"Tôi quan niệm, khi trò mắc lỗi đuổi học thì rất dễ, giúp học trò thay đổi được nhận thức, những vấn đề tận sâu bên trong mới khó. Qua các giờ lên lớp, qua trao đổi với các em, tôi thấy học trò rất cô đơn. Các em luôn cần được chia sẻ cả với gia đình và thầy cô. Cả gia đình, nhà trường cần phối hợp nhuần nhuyễn hơn để các em được trang bị kỹ năng sống đầy đủ hơn, được dạy đạo đức nhiều hơn.

Hiện nay, ngay trong môi trường sư phạm cũng đang chú trọng dạy giáo viên tri thức nhiều hơn là dạy những kiến thức đào tạo về tâm lý, tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng cho học trò. Do đó, mỗi nhà trường phải chủ động nắm được tình hình, tâm sinh lý của học sinh mỗi năm, mỗi giai đoạn để có những phương pháp, biện pháp giúp học sinh hiểu hơn về lễ nghĩa. Chẳng hạn, cần tạo ra những hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, tươi mới, nhằm kéo học sinh tham gia các hoạt động này và tránh xa tệ nạn xã hội." - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa - Nguyễn Thị Nhiếp

Gia đình nhận thức đúng về dạy cho con cái

"Nói đến giáo dục là nói đến nhà trường trở thành thói quen của nhiều người. Ở các nhà trường chúng tôi cũng tự nhận thức vai trò của nhà mình trong giáo dục nhân cách cho trẻ. Nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng, nếu mỗi gia đình chỉ có 1 -2 con thì cũng cần phải nhận thức được sứ mệnh của mình.

Không phải là chỉ nuôi con lớn mà còn phải dạy con cả về nhân cách sống, giúp con phát triển các kỹ năng sống. Các gia đình chỉ lo con có bằng nọ, bằng kia mà chưa đo xem con mình đã lớn về mặt tinh thần, về mặt nhân cách hay chưa. Và thước đo đầu tiên trong nhân cách của trẻ đó là biết ứng xử lễ phép, tôn trọng thầy cô. Có lẽ, vấn đề này lại đang bị xem nhẹ." - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội TS Nguyễn Tùng Lâm

(Linh Anh ghi)

Từ khóa » Triết Lý Giáo Dục Của Nho Giáo